Một sự nghiệp cao cả, sáng ngời chính nghĩa
Ngày 17-4-1975, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ của Xăm-đéc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc sau biết bao hy sinh, gian khổ.
Nhân dân Cam-pu-chia chưa kịp mừng chiến thắng thì lập tức bè lũ Pôn Pốt đã ra lệnh đuổi tất cả người dân ra khỏi thành phố, làng mạc quê hương. Pôn Pốt – I-êng Xa-ri – Khiêu Xam-phon lên cầm quyền đã thi hành một đường lối, chính sách cực kỳ phản động. Về đối ngoại, chúng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Về đối nội, chúng thi hành chính sách diệt chủng trên quy mô lớn với những người Cam-pu-chia mà chúng cho là không thể cai trị, thực hiện chủ trương xây dựng đất nước Cam-pu-chia thành một xã hội không tưởng: Không tiền, không chợ, không trường học, không tôn giáo. Mọi người dân đều ở chung, ăn chung, làm việc tập thể trong các trại tập trung. Chúng đã biến xã hội Cam-pu-chia từ một “ốc đảo hòa bình” trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước thành trại khổ sai khổng lồ đầy những hố chôn người. Người dân không được đi chùa, đi nhà thờ, không có sự giao lưu với bên ngoài, không được nói chính kiến của mình, không được vui, buồn, khóc; chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống trong căm hận và hồi hộp chờ nghe bọn Pôn Pốt gọi đến tên mình đưa đi hành quyết. Nền văn hóa lâu đời của đất nước Cam-pu-chia bị bè lũ Pôn Pốt hủy hoại hoàn toàn.
Trong nước Cam-pu-chia, theo thống kê của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại hơn 2.700.000 người, trong đó có gần 200 nhà văn, nhà báo, 600 bác sĩ, dược sĩ, 18.000 thầy giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1000 văn nghệ sĩ. Hơn 1000 trí thức ở nước ngoài về chỉ còn sót lại vài chục người. Gần 6000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên chúa, đạo Hồi bị phá hủy, biến thành nhà kho, thành trại giam. Người Cam-pu-chia bị tàn sát hết sức dã man, những người còn sống sót chúng dồn vào các trại tập trung dưới cái tên “công xã”. Tuyệt đại đa số những cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia (thành lập từ năm 1951) đã bị tiêu diệt. Sự khủng bố và kìm kẹp dã man của Pôn Pốt đã làm bùng lên hàng loạt cuộc nổi dậy chống chế độ diệt chủng ở khắp nơi. Hàng vạn người dân Cam-pu-chia đã chạy thoát sang Việt Nam. Các ông Hêng Xom-rin, Chia Xim, Bu Thoong, Xại Phu-thoong, Hun Xen…, sớm nhận rõ bản chất phản động của Pôn Pốt, đã tập hợp những người yêu nước Cam-pu-chia, xây dựng, huấn luyện những đơn vị vũ trang, lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống Pôn Pốt ở các nơi, xây dựng lực lượng cứu nguy dân tộc.
Mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ tháng 5-1975 đến 23-12-1978, bè lũ Pôn Pốt đã giết hại hơn 5000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Hàng trăm trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền ở vùng giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia bị đốt phá. Hàng nghìn con trâu bò bị cướp, giết, hàng nghìn héc-ta lúa, màu bị phá hoại, hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam bị bỏ hoang. Nửa triệu người dân Việt Nam sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng để chạy về phía đông.
Trước tình hình bọn Pôn Pốt gây hấn ở biên giới Tây Nam đất nước, vì lợi ích dân tộc và tình hữu nghị chiến đấu lâu năm, Đảng và Nhà nước ta đã tự kiềm chế, kiên trì thuyết phục, thương lượng giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc. Nhưng mọi sự cố gắng của chúng ta đều không có kết quả, bọn Pôn Pốt vẫn ngoan cố thực hiện chính sách xâm lược và diệt chủng. Khi những người cách mạng chân chính Cam-pu-chia đề nghị ủng hộ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu và coi đó cũng chính là sách lược để bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam triển khai giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, đào tạo cán bộ, thành lập các ban vận động cách mạng ở từng địa phương, từng địa bàn, tiến tới thống nhất dưới sự chỉ đạo của một ban vận động cách mạng chung, thực hiện chi viện vật chất, bảo đảm việc quản lý, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị và giúp bạn hoạt động.
Ngày 2-12-1978, tại Snun, tỉnh Kra-chê, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, do ông Hêng Xom-rin làm Chủ tịch và ông Rua Xa-may làm Tổng thư ký, ra mắt nhân dân Cam-pu-chia với một cương lĩnh thể hiện sự quyết tâm đoàn kết với nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng lại đất nước Cam-pu-chia hòa bình và phồn vinh. Ngay sau khi ra mắt, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia đề nghị với Việt Nam: “Hãy cứu giúp chúng tôi, không phải chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu giúp cả một dân tộc”.
(còn nữa)
Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen: Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với hồi sinh và phát triển  (07/01/2012)
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Một thực tế lịch sử không thể phủ nhận  (07/01/2012)
Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách Hướng Đông  (07/01/2012)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Quân khu V  (06/01/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay