"Nông nghiệp là tiên phong trong giảm nhập siêu"
Phó Thủ tướng lưu ý trong năm 2012, Bộ Nông nghiệp cần xác định các sản phẩm chủ lực, rà soát quy hoạch sản xuất để tập trung đầu tư cho hiệu quả. Bộ cần quan tâm hơn nữa tới hiệu quả của việc đưa khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp.
Hiện kinh phí dành cho khoa học hàng năm ở các địa phương mới chỉ sử dụng hết khoảng 30% do còn nhiều mặt hạn chế.
Theo Phó Thủ tướng, cần xác định đối tượng, đề tài khoa học thực sự thiết thực để đầu tư cho hiệu quả. Đối với lĩnh vực dạy nghề cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn những việc cụ thể, dễ hiểu gắn với thực tế của nông dân. Việc đào tạo cũng chỉ nên trong thời gian ngắn (từ 3 tháng trở xuống).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần tiếp tục chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng; giải quyết khâu giết mổ tập trung với lộ trình cụ thể cho các địa phương, 5 thành phố lớn nên thực hiện trước, tiếp đến là các tỉnh lân cận.
Theo báo cáo của Bộ, năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,2% so với năm ngoái, trong đó, nông nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%; thủy sản tăng 6,39%. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3%.
Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, phòng chống dịch hại kịp thời nên tổng sản lượng lúa cả năm 2011 ước đạt 42,3 triệu tấn, tăng trên 2,3 triệu tấn so với năm trước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu đạt gần 7,2 triệu tấn gạo.
Đặc biệt, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt thành công vượt xa mong đợi. Ước cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29% (trên 5 tỷ USD) so với năm 2010. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.
Đề cập đến các nhiệm vụ trọng tâm ngành tập trung thực hiện trong năm 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nêu rõ đó là tái cơ cấu các ngành sản xuất, lựa chọn phát triển các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế của các vùng, miền, trong đó chú trọng phát triển thủy sản, chăn nuôi, đẩy mạnh công nghiệp bảo quản, chế biến gắn với các hoạt động thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng.
Chương trình nông thôn mới cũng tiếp tục triển khai mạnh mẽ nhằm đạt mục tiêu hơn 90% số xã có quy hoạch chung được phê duyệt. Chương trình này sẽ ưu tiên các hoạt động phát triển sản xuất tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tập trung phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất và phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch năm 2012 tập trung vào 3 nhóm: chuyển đổi cơ cấu đầu tư; đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế và tiếp tục đổi mới về thể chế chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông thôn./.
IMF giữ mức lãi suất siêu thấp đối với nước nghèo  (25/12/2011)
Chủ tịch Raul: Kinh tế Cuba đang đi đúng hướng  (25/12/2011)
Thăm Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam dịp Noel  (24/12/2011)
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ đặc biệt Nhật-Việt Ryotaro  (24/12/2011)
Chủ tịch Thượng viện Thái Lan kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (24/12/2011)
Hợp tác Việt-Thái ngày càng sâu rộng và hiệu quả  (23/12/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay