Ngân hàng trung ương châu Âu cho vay lượng tiền kỷ lục
19:57, ngày 23-12-2011
TCCSĐT - Tuần qua, Ngân hàng trung ương châu Âu đã quyết định sẽ “bơm” 489 tỉ euro (tương đương 643 tỉ USD) cho các ngân hàng thuộc Eurozone vay với thời hạn 3 năm và lãi suất hiện hành thấp (khoảng 1%) nhằm giữ ổn định tín dụng cho nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương châu Âu hy vọng các ngân hàng sẽ dùng số tiền mới vay để mua lại các khoản nợ công
|
Ngay khi có thông báo trên, hơn 500 ngân hàng châu Âu đã ra sức chạy đua để có thể vay được số tiền vượt xa cả sự trông đợi này. Đồng euro đã tăng mạnh nhưng sau đó lại giảm về tỉ giá cũ.
Đây là khoản tiền cho vay trong thời hạn 3 năm đầu tiên và cũng là lượng tiền lớn kỷ lục được Ngân hàng trung ương châu Âu “bơm” vào hệ thống tài chính của khu vực châu Âu. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, Ngân hàng trung ương châu Âu cũng chỉ cung cấp khoản vay 450 tỉ euro với thời hạn 1 năm.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của số tiền kỷ lục này đến thị trường Eurozone vẫn còn rất mập mờ. Ông James Nixon, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Societe Generale (Pháp) cho rằng, đây là một con số tích cực nhưng vẫn không thể cải thiện được nhiều tình hình tài chính của tất cả các ngân hàng trong năm 2012.
Ngay khi Ngân hàng trung ương châu Âu đưa ra thông báo cho vay, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy gợi ý rằng, các ngân hàng nên dùng số tiền này để mua lại những khoản nợ công của các Chính phủ trong Eurozone. Tuy nhiên, các nhà phân tích lại không mấy tin tưởng vào gợi ý đó.
Theo giới phân tích, các ngân hàng chỉ nên dùng khoản vay đó để nâng bảng cân đối thu chi lên, bởi Ngân hàng trung ương châu Âu đã giảm bớt các yêu cầu về thế chấp tài sản để tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ cũng có thể tiếp cận khoản vay vốn mới này.
Trước đó, các ngân hàng trong Eurozone đã vay các khoản tiền lớn từ Chính phủ bằng cách mua lại trái phiếu quốc gia. Phương án đầu tư này vốn vẫn được xem là tương đối an toàn song lãi suất từ những trái phiếu này, còn được gọi là lợi tức, đang tăng lên trong vài tháng qua. Điều đó cho thấy, nguy cơ một số quốc gia có thể lâm vào cảnh vỡ nợ. Italy là một ví dụ, lợi tức của nước này đã đạt con số kỷ lục 7% vào tháng trước.
Tình hình này khiến các ngân hàng lại phải cho vay ít hơn, chỉ có thể cung cấp các khoản tiền nhỏ giọt cho người tiêu dùng và một số công ty nhỏ. Vì thế, khoản vay mới của Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cũng như cá nhân có thể dễ dàng hơn trong việc vay vốn để đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, khoản tiền vay kỷ lục từ Ngân hàng trung ương châu Âu còn cung cấp một khoản lãi hời cho các ngân hàng đồng thời gia tăng nhu cầu mua nợ công, từ đó có thể hỗ trợ các nước đang khốn đốn về tài chính như Italy và Tây Ban Nha./.
Thủ tướng: Năm 2012, duy trì tăng trưởng ở mức 6%  (23/12/2011)
Liên hợp quốc kêu gọi đẩy mạnh các sáng kiến bảo vệ rừng  (22/12/2011)
Phó Chủ tịch nước thăm bà con Công giáo Thái Bình  (22/12/2011)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Thái Lan  (22/12/2011)
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6%  (22/12/2011)
Thủ tướng đánh giá cao hợp tác an ninh Việt-Lào  (22/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên