Việt Nam-Myanmar củng cố quan hệ truyền thống
Myanmar là nước có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Chính phủ và nhân dân Myanmar luôn luôn dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ trong hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Sau khi Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hai nước đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (28-5-1975). Năm 2010, hai bên cũng đã trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28-5-1975 - 28-5-2010).
Trong những năm qua, hai nước đã tích cực củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Nhiều chuyến thăm cấp cao lẫn nhau đã được tiến hành, đặc biệt, chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (4-2010) đã đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Quan hệ kinh tế-thương mại có những bước phát triển tích cực.
Trong năm 2010, quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư hai nước có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 152 triệu USD tăng 54% so với năm 2009; tổng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký tính đến hết năm 2010 đã đạt 500 triệu USD. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 ước đạt 180 triệu USD (tăng 18,4% so với 2010, trong đó Việt Nam nhập khẩu 90 triệu USD hàng hóa từ Myanmar). Riêng 10 tháng của năm nay, kim ngạch hai chiều đạt khoảng 140 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2010, Việt Nam nhập khoảng 70 triệu USD hàng hóa của Myanmar).
Hai bên đã thiết lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học-kỹ thuật (1994) và Tham khảo Chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao (2005). Tại kỳ họp gần đây nhất (tháng 11-2010), hai bên đã bàn nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về nông-lâm nghiệp, thủy sản, giao thông-vận tải, năng lượng, thông tin, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch và khoa học công nghệ.
Tham khảo Chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao đã tiến hành được 6 kỳ. Tại các kỳ họp, hai bên thường thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước; trao đổi ý kiến về những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao. Hai bên cũng đã tổ chức hội chợ thương mại hàng năm để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Ngoài các quan hệ hợp tác song phương, hai nước còn hợp tác tốt trong khuôn khổ ASEAN, một số tổ chức khu vực và quốc tế như hợp tác Tiểu vùng Mekong (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3 dòng sông (ACMECS); Hợp tác Việt Nam-Campuchia-Lào-Myanmar (CLMV)... Hai nước có quan điểm gần gũi, thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế đã ký kết như Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng (8-1977), Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương giữa hai nước (5-1994), Hiệp định thương mại (5-1994), Hiệp định Hợp tác Du lịch (5-1994), Hiệp định Vận chuyển hàng không (10-1995), Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar (12-2009), Tuyên bố chung về hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư) (4-2010).
Trước đó, ngày 19-12-2011 cũng tại thủ đô Naypyidaw sẽ diễn ra cuộc họp Nhóm công tác lần cuối cùng chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-4). Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 20-12-2011 có chủ đề “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược Tiểu vùng Mekong mở rộng" với sự tham dự của lãnh đạo 6 nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Các nhà Lãnh đạo GMS sẽ nghe báo cáo kết quả Hội nghị đầu tư và kinh doanh GMS, chứng kiến Lễ bàn giao chức Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp GMS, tham dự phiên họp kín, chứng kiến Lễ ký kết các Biên bản ghi nhớ và Tuyên bố chung của Hội nghị. Kết thúc Hội nghị, nước chủ nhà Myanmar sẽ tổ chức họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh GMS-4.
Hợp tác kinh tế GMS có mục tiêu thúc đẩy hội nhập, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới, phát triển thương mại năng lượng... Việt Nam là một thành viên tích cực của Hợp tác kinh tế GMS và cũng đã được thụ hưởng nhiều từ sáng kiến hợp tác này. Việt Nam luôn coi trọng và tích cực tham gia cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) thông qua các sáng kiến, đóng góp cụ thể trong tất cả các Chương trình hợp tác GMS, từ giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch cho tới phát triển nguồn nhân lực.
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; thúc đẩy triển khai các thỏa thuận đã đạt được giữa Lãnh đạo Cấp cao hai nước; giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp hai nước khi tiếp cận thị trường của nhau...
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ trao đổi những biện pháp tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế./.
Ngành xây dựng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước  (18/12/2011)
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong thời gian tới*  (18/12/2011)
Liên hợp quốc tăng cường hiện diện ở Nam và Tây Nam Á  (17/12/2011)
Trung Mỹ đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực  (17/12/2011)
Châu Âu phóng tên lửa Soyuz mang vệ tinh quân sự  (17/12/2011)
Tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt  (17/12/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay