Đằng sau việc Israel dọa tấn công quân sự Iran
TCCSĐT - Ngày 8-11-2011, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ công bố báo cáo mới nhất về chương trình hạt nhân của Iran. Trước đó, một số báo chí phương Tây đã trích dẫn nguồn tin từ các cơ quan tình báo nước ngoài được sử dụng làm cơ sở đánh giá trong báo cáo cho rằng, Iran không chỉ vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, mà đã tiến xa tới mức không cần thêm nhiều thời gian nữa để có được vũ khí hạt nhân.
Bằng cách viện dẫn những thông tin ấy trong bối cảnh này, Israel từ nhiều ngày nay đã công khai đề cập đến khả năng sử dụng biện pháp quân sự nhằm vào các cở sở hạt nhân ở Iran.
Thông tin trái chiều
Báo cáo của IAEA chưa được công bố và mọi thông tin liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran đều chưa được kiểm chứng thật sự khách quan. Những gì được Israel và Iran tuyên bố cho tới nay luôn rất trái chiều nhau.
Israel dựa trên những thông tin được Hãng thông tấn Reuters và tờ "Guardian" của Anh cho biết, nguồn tin của họ đều từ Chính phủ Anh. Theo đó thì cho tới nay, Iran không chỉ tiếp tục chương trình làm giàu chất liệu phóng xạ uranium mà còn đang thử nghiệm chất nổ kích hoạt phản ứng của vũ khí hạt nhân cũng như xây dựng thành phố hạt nhân Ghom an toàn đến mức không có thứ vũ khí nào mà phương Tây và Israel hiện có có thể há huỷ nổi.
Tại Israel, cả Chính phủ lẫn chính giới và dư luận đã công khai bàn luận về khả năng Israel tấn công quân sự vào những cở sở hạt nhân ở Iran. Trên truyền hình, Tổng thống Israel Shimon Peres đã tuyên bố, việc đó gần như không thể tránh khỏi. Tờ Guardian cũng đã đưa tin là Chính phủ và giới quân sự Anh đã chuẩn bị sẵn sàng cùng Mỹ và Israel tấn công quân sự Iran.
Pháp lại cảnh báo việc tấn công quân sự Iran. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppe cho rằng, tấn công quân sự Iran sẽ làm cả khu vực hoàn toàn mất ổn định và hậu quả khôn lường. Vì thế, Pháp chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Iran chứ không sử dụng biện pháp quân sự.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Akbar Salehi bác bỏ mọi nghi vấn về chương trình hạt nhân của Iran có thể ẩn hiện trong báo cáo của IAEA. Ông Salehi kêu gọi IAEA phải làm việc chuyên nghiệp hơn nữa và những gì hiện được coi là bằng chứng bất lợi cho Iran đều hoàn toàn không có cở sở. Iran cho rằng, IAEA không khách quan mà thiên vị rõ ràng. Trong tài liệu dày 117 trang, Iran đã trả lời tất cả những câu hỏi và hoài nghi của IAEA, khẳng định chương trình hạt nhân của Iran chỉ nhằm mục tiêu dân sự chứ không theo đuổi mục đích quân sự. Iran cũng còn tuyên bố sẽ trả đũa thích đáng nếu bị tấn công quân sự.
Dọa gây chiến để không gây chiến
Kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 đến nay, mối quan hệ giữa Israel và Iran luôn căng thẳng, đối đầu và thù địch. Cả việc Iran theo đuổi chương trình hạt nhân riêng lẫn việc Israel coi chương trình ấy là một trong những nguy cơ an ninh chính đều chẳng mới. Mỹ, NATO và Israel cũng đã không ít lần đề cập tới khả năng dùng quân sự để xóa sổ chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, hiện tại thì vụ việc đã diễn biến quyết liệt hơn, gay cấn hơn và cũng đi xa hơn trước.
Cả Iran lẫn Israel hiện đều nằm trong một cuộc chơi đầy rủi ro bởi nếu không kiểm soát được diễn biến tiếp theo và để xảy ra đụng độ quân sự thì hậu quả thực sự không thể lường được hết. Israel không dễ dàng phá huỷ các cơ sở hạt nhân của Iran như đã làm năm 1981 ở Iraq và năm 2007 ở Siria. Đụng độ quân sự giữa Israel và Iran sẽ kéo cả khu vực này vào cuộc chiến. Cũng có những nước trong thế giới Arập và Hồi giáo ủng hộ Israel tấn công quân sự Iran, nhưng đa số các nước sẽ ủng hộ Iran chứ không hậu thuẫn Israel. Khi đó, Israel sẽ phải đồng thời đối phó về quân sự và an ninh ở nhiều hướng với nhiều đối thủ. Cho nên Israel lần này mới làm to chuyện.
Việc Israel cảnh báo và răn đe theo cách “đao to búa lớn” như vậy là để các đồng minh và đối tác của cả Israel lẫn Iran phải cấp thiết hành động sao cho Iran không tiến triển thêm với chương trình hạt nhân, đồng thời cảnh báo Iran về quyết tâm hành động quân sự của Israel. Israel đã đưa ra kịch bản tồi tệ nhất để kịch bản đó không xảy ra vì nó đúng là tồi tệ nhất thật, nhưng không chỉ riêng Iran mà với cả Israel./.
Việt Nam - Estonia: Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (07/11/2011)
Đại Công tước Luxembourg thăm chính thức Việt Nam  (07/11/2011)
Con đường Cách mạng Tháng Mười Nga theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (07/11/2011)
Đại lễ mít tinh kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai  (07/11/2011)
Sức sống vĩ đại của Cách mạng tháng Mười  (07/11/2011)
Đại Công tước Luxembourg thăm chính thức Việt Nam  (07/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay