Ấn tượng Quảng trường Đỏ
22:27, ngày 06-11-2011
Ngày 7-11-1941, tại Quảng trường Đỏ đã diễn ra một cuộc duyệt binh lịch sử. Quân đội Liên Xô đã đi thẳng từ đây ra mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Và những hình ảnh của Quảng trường Đỏ 70 năm sau…
Quảng trường Đỏ (hay Hồng trường) là địa danh nổi tiếng nhất ở thủ đô Moscow. Nếu thủ đô Moscow là trái tim của nước Nga xinh đẹp thì Quảng trường Đỏ là trung tâm của Moscow cũng như của toàn nước Nga. Bởi từ khu vực này, các đường phố chính của Moscow tỏa ra theo các hướng để trở thành các quốc lộ lớn bên ngoài thủ đô.
Theo các tư liệu còn lại, khu vực Quảng trường Đỏ hiện nay trước là các ngôi nhà bằng gỗ. Để tránh hỏa hoạn, Vua Ivan III đã ra lệnh phá bỏ để xây dựng một ngôi chợ vào cuối thế kỷ 15. Vì thế, tên gọi đầu tiên của quảng trường này là “Quảng trường Thương Mại”. Đến thế kỷ 16, được đổi tên thành “Quảng trường Troitskaya” (Chúa Ba Ngôi của đạo Cơ Đốc). “Quảng trường Đỏ” là tên gọi chính thức được sử dụng từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay.
Tại sao có tên gọi là Quảng trường Đỏ cũng có nhiều cách giải thích. Có ý kiến cho rằng, nó xuất phát từ sắc đỏ của những viên gạch bao quanh. Tuy nhiên, đa số cho rằng, bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga “krasnaya” có nghĩa là đỏ, nhưng theo tiếng Slava cổ còn có nghĩa là đẹp. Quả thật, Quảng trường Đỏ đúng là một kiệt tác về kiến trúc.
Quảng trường Đỏ còn là nơi diễn ra các lễ duyệt binh trong các ngày hội. Một trong hai lễ duyệt binh duyệt binh lớn nhất và đặc biệt nhất trong lịch sử thế giới diễn ra tại đây vào năm 1941, khi thành phố Moscow bị quân đội Đức bao vây. Quân đội Liên Xô và các binh lính tình nguyện của các nước đang sống ở Nga đã đi thẳng từ Quảng trường Đỏ ra mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Nga. Cuộc Chiến tranh đã kéo dài suốt 1.418 ngày đêm với hàng trăm, hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ, vô cùng khốc liệt…. Lễ duyệt binh thứ hai vào năm 1945 kỷ niệm chiến thắng phát xít.
Quảng trường Đỏ đã được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 1991.
Mỗi một công trình tại quảng trường Đỏ đều là những huyền thoại gắn liền với lịch sử nước Nga và uy nghi, với kiến trúc độc đáo, tạo cho khu vực này sự hài hòa.
Nổi bật nhất là Điện Kremli với kiến trúc nguy nga, hoành tráng, được xây dựng từ thế kỷ XIV - XVII. Trong điện Kremli có gác chuông cao 81m, ở phía ngoài có một quả chuông đồng cao 6,14m, nặng hơn 200 tấn hay còn gọi là "chuông vua". Bên cạnh là một khẩu pháo đường kính 890m, nặng 40 tấn, được gọi là "pháo vua". Xưa kia cung điện này từng là hoàng cung của Nga hoàng. Tại đây Nga hoàng tổ chức nghi lễ truyền ngôi trước kia và nay là nơi tổ chức những sự kiện trọng đại của đất nước. Hiện nay là nơi sống và làm việc chính thức của Tổng thống Nga.
Lăng V.I Lênin - công trình này thu hút sự chú ý của khách du lịch. Trong lăng đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lênin, người sáng lập ra Liên Xô trước đây.
Phía Nam Quảng trường Đỏ, nổi bật một khối kiến trúc nhiều màu rực rỡ với những ngôi tháp chóp hình củ hành, trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ. Đó là nhà thờ thánh Basil. Để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ năm 1522, "Ivan bạo chúa" - sa hoàng đầu tiên của nước Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ hoành tráng trên nền nhà thờ Trinity cũ. Khởi công vào năm 1555, công trình phải mất 11 năm mới hoàn thành. Ban đầu Nhà thờ thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở rìa phía Đông với mục đích làm nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil. Cũng từ đó nhà thờ được gọi thông thường là Nhà thờ thánh Basil.
Cách Quảng trường Đỏ không xa là các công trình khác cũng thu hút khách du lịch: Cửa hàng Bách hóa GUM, Bảo tàng lịch sử, Tượng Nguyên soái Giukov cưỡi ngựa…
Theo các tư liệu còn lại, khu vực Quảng trường Đỏ hiện nay trước là các ngôi nhà bằng gỗ. Để tránh hỏa hoạn, Vua Ivan III đã ra lệnh phá bỏ để xây dựng một ngôi chợ vào cuối thế kỷ 15. Vì thế, tên gọi đầu tiên của quảng trường này là “Quảng trường Thương Mại”. Đến thế kỷ 16, được đổi tên thành “Quảng trường Troitskaya” (Chúa Ba Ngôi của đạo Cơ Đốc). “Quảng trường Đỏ” là tên gọi chính thức được sử dụng từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay.
Tại sao có tên gọi là Quảng trường Đỏ cũng có nhiều cách giải thích. Có ý kiến cho rằng, nó xuất phát từ sắc đỏ của những viên gạch bao quanh. Tuy nhiên, đa số cho rằng, bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga “krasnaya” có nghĩa là đỏ, nhưng theo tiếng Slava cổ còn có nghĩa là đẹp. Quả thật, Quảng trường Đỏ đúng là một kiệt tác về kiến trúc.
Quảng trường Đỏ còn là nơi diễn ra các lễ duyệt binh trong các ngày hội. Một trong hai lễ duyệt binh duyệt binh lớn nhất và đặc biệt nhất trong lịch sử thế giới diễn ra tại đây vào năm 1941, khi thành phố Moscow bị quân đội Đức bao vây. Quân đội Liên Xô và các binh lính tình nguyện của các nước đang sống ở Nga đã đi thẳng từ Quảng trường Đỏ ra mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Nga. Cuộc Chiến tranh đã kéo dài suốt 1.418 ngày đêm với hàng trăm, hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ, vô cùng khốc liệt…. Lễ duyệt binh thứ hai vào năm 1945 kỷ niệm chiến thắng phát xít.
Quảng trường Đỏ đã được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 1991.
Mỗi một công trình tại quảng trường Đỏ đều là những huyền thoại gắn liền với lịch sử nước Nga và uy nghi, với kiến trúc độc đáo, tạo cho khu vực này sự hài hòa.
Nổi bật nhất là Điện Kremli với kiến trúc nguy nga, hoành tráng, được xây dựng từ thế kỷ XIV - XVII. Trong điện Kremli có gác chuông cao 81m, ở phía ngoài có một quả chuông đồng cao 6,14m, nặng hơn 200 tấn hay còn gọi là "chuông vua". Bên cạnh là một khẩu pháo đường kính 890m, nặng 40 tấn, được gọi là "pháo vua". Xưa kia cung điện này từng là hoàng cung của Nga hoàng. Tại đây Nga hoàng tổ chức nghi lễ truyền ngôi trước kia và nay là nơi tổ chức những sự kiện trọng đại của đất nước. Hiện nay là nơi sống và làm việc chính thức của Tổng thống Nga.
Lăng V.I Lênin - công trình này thu hút sự chú ý của khách du lịch. Trong lăng đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lênin, người sáng lập ra Liên Xô trước đây.
Phía Nam Quảng trường Đỏ, nổi bật một khối kiến trúc nhiều màu rực rỡ với những ngôi tháp chóp hình củ hành, trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ. Đó là nhà thờ thánh Basil. Để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ năm 1522, "Ivan bạo chúa" - sa hoàng đầu tiên của nước Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ hoành tráng trên nền nhà thờ Trinity cũ. Khởi công vào năm 1555, công trình phải mất 11 năm mới hoàn thành. Ban đầu Nhà thờ thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở rìa phía Đông với mục đích làm nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil. Cũng từ đó nhà thờ được gọi thông thường là Nhà thờ thánh Basil.
Cách Quảng trường Đỏ không xa là các công trình khác cũng thu hút khách du lịch: Cửa hàng Bách hóa GUM, Bảo tàng lịch sử, Tượng Nguyên soái Giukov cưỡi ngựa…
Báo cáo phát triển con người 2011 của Liên hợp quốc  (06/11/2011)
Đồng hành cùng dân tộc với tinh thần ích nước, lợi dân  (06/11/2011)
Ổn định Biển Đông: Cần sự hợp tác giữa các bên  (06/11/2011)
Tăng cường và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc  (06/11/2011)
Pakistan dành cho Ấn Độ quy chế thương mại tối huệ quốc  (06/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay