Cố vấn quân sự của Mỹ hiện diện ở Trung Phi
TCCSĐT - Trong bức thư gửi Quốc hội Mỹ ngày 14-10 vừa qua, Tổng thống Mỹ B.Obama đã thông báo quyết định sẽ đưa 100 cố vấn và chuyên gia quân sự sang bốn nước ở Trung Phi là Uganda, Nam Sudan, Cộng hoà Trung Phi và Cộng hoà Dân chủ Congo.
Trong bức thư nói trên, ông B.Obama nêu rõ, việc đưa nhân viên quân sự Mỹ sang khu vực này được thực hiện theo đề nghị của chính phủ bốn nước đó nhằm giúp họ đối phó với lực lượng phiến quân Lord's Resistance Army - một tổ chức vũ trang ở Uganda nhưng hoạt động trên lãnh thổ cả bốn quốc gia này.
Lực lượng LRA bị Mỹ coi là khủng bố và hoạt động chống lại chính phủ các nước trong khu vực từ nhiều năm nay. Mục tiêu của Mỹ là hậu thuẫn bằng tư vấn chiến lược cũng như sách lược và huấn luyện quân đội bốn nước này đối phó với LRA và tiêu diệt thủ lĩnh của LRA là Joseph Kony.
Theo Tổng thống B.Obama, những nhân viên quân sự này của Mỹ tuy được trang bị vũ khí, nhưng chỉ để tự vệ và không trực tiếp tham gia vào giao tranh quân sự giữa quân đội của chính phủ các nước nói trên và lực lượng LRA.
Mặc dù số lượng nhân viên quân sự được đưa đến Trung Phi không nhiều và phạm vi hoạt động được giới hạn, nhưng việc Tổng thống Mỹ quyết định đưa nhân viên quân sự đến bốn nước ở Trung Phi vẫn là bằng chứng thể hiện ý định tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này nói riêng và ở châu Phi nói chung.
Từ năm 2003, Mỹ đã có căn cứ quân sự lớn ở Djibout thuộc nước Cộng hoà Djibout và triển khai ở đó 2.500 binh lính và nhân viên kỹ thuật. Ngoài ra, Mỹ cũng còn có nhân viên quân sự ở 34 quốc gia thuộc khu vực Tiểu vùng Xa-ha-ra. Người tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Mỹ, cựu Tổng thống G.Bush, đã từng đưa 17 chuyên gia chống khủng bố sang giúp chính phủ Uganda đối phó với LRA và những lực lượng chống đối khác.
Quyết định nói trên của Tổng thống B.Obama nhận được sự tán đồng trên nguyên tắc của các nhà lập pháp Mỹ. Sự tán đồng ấy dựa trên lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực mà Mỹ đã rất tích cực thực hiện dưới chiêu bài chống khủng bố. Sau Afghanistan, một số quốc gia ở châu Phi bị Mỹ coi là thánh địa cho khủng bố nhằm vào Mỹ. Châu Phi, vô hình trung đã trở thành chiến địa chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên, cả Tổng thống B.Obama, hoặc bất cứ ai kế nhiệm đều phải hết sức tránh để châu Phi không trở thành Iraq hay Afghanistan mới đối với Mỹ. Vì thế, giúp chính phủ các quốc gia trong khu vực đối phó với đối thủ và địch thủ của Mỹ sẽ hạn chế nhiều rủi ro về chính trị, quân sự và an ninh đối với Mỹ, đồng thời, vẫn bảo đảm cho Mỹ theo đuổi nhiều lợi ích trong khu vực. Tuy nhiên, nguy cơ đã đâm lao phải theo lao đến mức sa lầy về mọi phương diện ở Trung Phi không phải không có.
Bên cạnh sự ủng hộ nêu trên, cũng có những ý kiến bày tỏ sự không đồng tình, hoặc cho rằng, ông B.Obama nên tham vấn Quốc hội trước khi đi tới quyết định như vậy. Thượng nghị sỹ John McCain, trong một cuộc trả lời phỏng vấn được phát trên kênh truyền hình CNN ngày 16-10, đã nói rằng, quyết định đó có thể sẽ kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến mới, khiến nước Mỹ bị sa xuống vũng lầy tương tự như ở Iraq và Afghanistan. Ông John McCain cũng nhắc đến việc Mỹ đã phải rút quân khỏi Xomalia và Lebanon vào các năm 1994 và 1984 sau khi cố gắng can thiệp quân sự./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải quân và tuyến vận tải chiến lược đường biển  (18/10/2011)
Nhóm G20 cam kết cùng nhau đối phó khủng hoảng tài chính  (17/10/2011)
Quan hệ đối tác, chiến lược Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp  (17/10/2011)
Cải thiện chất lượng nhân lực để đẩy mạnh phát triển vùng Tây Nguyên  (17/10/2011)
Phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội  (17/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển