Mục lục chuyên đề cơ sở số 51 (3-2010)
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đào Văn Trường - Quyết tâm mới ở đồn Biên phòng Tân Thanh
Đồn Biên phòng Tân Thanh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia dài 14,65 km, thuộc địa bàn 2 xã Tân Thanh và Tân Mỹ, (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn); có 2 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam) nằm trong khu kinh tế mở theo Quyết định số 748/1997/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ.”
TIÊU ĐIỂM: KINH TẾ TRANG TRẠI - “CÚ HUÝCH” VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC NHÀ
Tăng Minh Lộc - Thực tiễn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói, giảm nghèo. Trong những năm qua, kinh tế trang trại có bước phát triển mạnh mẽ, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên, về cơ chế, chính sách cho phát triển trang trại cũng còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục kịp thời.
Đinh Phi Hổ - Kinh tế trang trại - lực lượng đột phá thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững
Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại (KTTT). Nhưng trên thực tế vẫn còn đó những bất cập về cơ chế quản lý, môi trường pháp lý, chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống cở sở hạ tầng... Song, cản trở lớn nhất cho phát triển KTTT hiện nay lại là sự nhận thức còn khác nhau về vai trò của phát triển trang trại đối với phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Chu Tiến Quang - Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
Ngày 02-02-2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NĐ-CP về kinh tế trang trại. Sau hơn 10 năm thực hiện, đến nay là lúc cần nhìn nhận lại từng nhóm chính sách đã được Nghị quyết đề cập nhằm tiếp tục hoàn thiện để kinh tế trang trại phát triển trong những năm tới.
DIỄN ĐÀN CƠ SỞ
Mỹ Hà - Phát triển kinh tế trang trại quy mô hộ gia đình: Cần nhất vẫn là nguồn lực tài chính
Từ năm 1986 đến nay, theo đà tăng trưởng chung của đất nước, mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất cả các vùng, miền. Bên cạnh những kết quả đạt được, một thực tế cho thấy nhiều trang trại hiện đang gặp những vấn đề vướng mắc, phức tạp để có thể tập trung được các nguồn lực; trong đó, quan trọng nhất là tài chính.
Ngọc Thanh - Tìm một lối ra cho các trang trại rau quả
Để các trang trại có thể phát triển bền vững thì thị trường cho các sản phẩm “đầu ra” là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để thực sự có thị trường ổn định cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết rất nhiều vấn đề.
Trần Hữu Hiệp - Kinh tế trang trại và xu hướng hình thành các tổ hợp trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
Sự phát triển của kinh tế trang trại (KTTT) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những năm gần đây, mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng đã tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế của toàn vùng. KTTT không chỉ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hạ Long - Liên kết trang trại: "Chập chững" tìm bước đi đúng
Mối liên kết 4 nhà: "nông - khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước" nhằm mục đích hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tới sự chuyên nghiệp, hiệu quả, vẫn thường được nói tới nhiều. Nhưng mối liên kết của chính những nhà nông (ở đây muốn nói tới các chủ trang trại) với nhau, vốn rất quan trọng, là tiền đề của các mối liên kết còn lại, đôi khi lại ít được đề cập và thực hiện trong thực tiễn.
ĐỐI THOẠI Ở CƠ SỞ
*** Kinh tế trang trại - bước phát triển mới và xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết.
GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nguyễn Thanh Tùng - Đổi mới hoạt động của Tổng Công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam
Năm 2010, Tổng Công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (VICEM) đã chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thành công và tiếp tục khẳng định thương hiệu số một trong ngành công nghiệp sản xuất xi-măng của cả nước.
KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ
Nguyễn Văn Phóng - Những vướng mắc và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Hưng Yên
Phát huy thế mạnh của địa phương, đột phá từ nhận thức, kinh tế trang trại ở Hưng Yên đang vươn mình, vượt qua những rào cản, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, vốn, sức lao động,... góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Duy Anh - Phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Nam
Quảng Nam là một trong những tỉnh duyên hải miền Trung phát triển có hiệu quả kinh tế trang trại, bước đầu hình thành hướng sản xuất mới trong sản xuất nông nghiệp, đã và đang xây dựng một nền nông nghiệp thực phẩm và nguyên liệu trên địa bàn, có phân công lao động, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm...
Giang Hoàng Giang - Câu lạc bộ Trang trại: Từ mô hình tới nhân rộng
Trung tuần tháng 9-2010, tại Thanh Hóa - cái nôi của phong trào phát triển kinh tế trang trại (KTTT) và hình thức sinh hoạt câu lạc bộ trang trại (CLBTT), Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam cùng Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa mở hội nghị đánh giá: "Kết quả 2 năm hoạt động của Câu lạc bộ Chủ trang trại Thanh Hóa" với sự tham gia của lãnh đạo Hội Làm vườn các tỉnh và các chủ trang trại tiêu biểu của 7 tỉnh từ Ninh Bình tới Thừa Thiên - Huế.
Lư Dũng - Phát triển kinh tế trang trại ở Bạc Liêu: Tiềm năng và thách thức
Bạc Liêu hiện nay có số lượng trang trại lớn nhất cả nước, với hơn 13.430 trang trại. Tuy nhiên, điều ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bạc Liêu quan tâm hiện nay, lại không phải là số lượng, mà là chất lượng của các trang trại.
Lê Thị Kim Loan - Để cán bộ nữ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng tỉnh Đồng Tháp giàu mạnh
Từ thực tiễn của tỉnh Đồng Tháp cho thấy, so với tiềm năng, sự đóng góp của cán bộ nữ, còn nhiều hạn chế. Việc tìm ra những giải pháp tạo điều kiện cho cán bộ nữ được cống hiến là trách nhiệm, trước hết thuộc về công tác cán bộ.
Ninh Tuân - Người biến đất hoang thành vàng
Từ những mảnh ruộng lầy thụt ở vùng chiêm trũng đã được bàn tay con người cải tạo, chinh phục và biến thành khu đất quý giá. Người làm được điều kỳ diệu ấy là chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc và chồng là Trần Văn Tín, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Minh Tín, chuyên sản xuất, kinh doanh thủy sản, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.
Nguyễn Văn Thông - Làm lại cuộc đời từ... làm trang trại
Nhiều cán bộ kiểm lâm ở huyện Văn Chấn nói với tôi rằng, ở nơi núi đồi xa xôi thuộc các xã Suối Giàng, Suối Quyền có một thanh niên ôm giấc mộng biến những quả đồi lau lách thành những cánh rừng xanh và anh đã trở thành "ông vua rừng". Câu nói đó đã thôi thúc tôi tìm gặp người thanh niên ấy.
NHÌN RA THẾ GIỚI
Quỳnh An - Kinh tế trang trại Mỹ - một mô hình đáng quan tâm
Là một đất nước có nền kinh tế tài chính, thương mại phát triển, Mỹ chỉ có 3% số dân làm nông nghiệp nhưng mức thu nhập của nông dân Mỹ không kém người lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhờ vào sự phát triển đúng hướng của mô hình kinh tế trang trại.
NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
*** Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Ngày 12-4-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề Cơ sở kỳ này xin trao đổi chung quanh vấn đề trên.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 822 (4-2011)  (17/05/2011)
Hội nghị Cộng tác viên khu vực phía Bắc năm 2011  (17/05/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Mê-ra Ku-ma  (17/05/2011)
Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (17/05/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên