Hội thảo và sự kiện truyền thông Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020
TCCSĐT - Thực hiện Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg, ngày 09-4-2009, của Thủ tướng Chính phủ, trong hai ngày 28 và 29-11-2009, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo và sự kiện truyền thông nhằm đánh giá tiến độ triển khai thực hiện và tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020 (gọi tắt là Đề án 52).
Tới dự và chỉ đạo sự kiện có Tiến sĩ Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế và Tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cùng sự tham gia của đại diện 28 tỉnh, thành phố với 153 quận, huyện, thành phố, thị xã có bờ biển và hải đảo trong diện triển khai của Đề án.
Ba nội dung chính được triển khai là: Hội thảo đánh giá tình hình và chia sẻ kinh nghiệm bước đầu trong việc thực hiện Đề án 52 năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010; Truyền hình trực tiếp Chương trình Ca nhạc - Hài kịch với chủ đề “Mẹ và những người con của biển”; Tọa đàm về công tác kiểm soát dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở những vùng biển, đảo và ven biển, hướng tới mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh đến năm 2020.
Trong phần trao đổi, các đại biểu đều nhất trí và đưa ra thực trạng chung: Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các huyện đảo và ven biển cao hơn các huyện khác trong cùng tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả nước. Nhu cầu sinh con, nhất là con trai của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, còn nhiều bức xúc. Chất lượng dân số thấp, số trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn đáng lo ngại. Người dân vùng biển, đảo và ven biển chưa có nhiều cơ hội và điều kiện được tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Chia sẻ kinh nghiệm, nhiều đại biểu ở các địa phương đã đưa ra được một số mô hình hay, hiệu quả, có thể áp dụng trên phạm vi rộng như: việc phối hợp thực hiện Đề án giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Y tế tỉnh Nam Định; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh linh hoạt triển khai nhiệm vụ để nhanh chóng đưa các hoạt động kiểm soát dân số vào đời sống; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các huyện ven biển của tỉnh có đồng bào Công giáo, xây dựng mô hình tăng cường công tác tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trong nhân dân thông qua các chánh xứ, chánh trương, trùm trưởng,...
Tuy nhiên, Đề án mới được triển khai thực hiện ở giai đoạn đầu và còn gặp nhiều khó khăn như: hầu hết các xã ven biển, kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn; đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn yếu về năng lực quản lý cũng như chuyên môn, nghiệp vụ, và nhận mức phụ cấp quá thấp, chưa tương xứng (50 nghìn đồng/cộng tác viên/tháng); cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản tại địa bàn các xã thuộc vùng biển, ven biển, đầm phá, vạn chài còn thiếu và bị xuống cấp; hoạt động truyền thông, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa sát với những đối tượng được ưu tiên; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa được thường xuyên, sâu sát, thiếu đồng bộ,...
Để tăng cường hiệu quả triển khai Đề án trong năm 2010, lãnh đạo Bộ Y tế đưa ra định hướng và các giải pháp thực hiện:
Một là, tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Đề án từ Trung ương tới địa phương. Làm cho các cấp ủy và chính quyền địa phương vùng thực hiện Đề án thật sự chuyển biến về nhận thức và sâu sát hơn trong chỉ đạo thực hiện.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn về môi trường chính sách, đầu tư nguồn lực và tạo dư luận xã hội tốt cho việc tổ chức thực hiện Đề án. Chú trọng kênh truyền thông trực tiếp, lấy đội ngũ cộng tác viên và tuyên truyền viên dân số - kế hoạch hóa gia đình, y tế cơ sở làm lực lượng chủ đạo.
Ba là, mở rộng các mô hình can thiệp có hiệu quả, phù hợp trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, ưu tiên tổ chức đội lưu động y tế - kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện.
Bốn là, củng cố hệ thống thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức triển khai hoạt động.
Năm là, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ và các hoạt động của Đề án./.
Cả nước xuất khẩu hơn 5,6 triệu tấn gạo  (30/11/2009)
Hơn 300 công trình hạ tầng được xây dựng  (30/11/2009)
Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Nhà máy Z76  (30/11/2009)
“Sức dẻo dai, ứng biến linh hoạt của doanh nhân Việt Nam trong “cơn bão” khủng hoảng kinh tế”  (30/11/2009)
Mộ Đức củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng  (30/11/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên