TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG

Nguyễn Tấn Dũng - Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta

Quan niệm phát triển bền vững xuất hiện từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX, được phổ biến rộng rãi vào năm 1987, với hàm ý tổng quát là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đây là quá trình phải bảo đảm có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Nguyễn Văn Giàu - Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Là một nước có độ mở nền kinh tế khá cao, lại trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, nên điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện như vậy là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Phạm Khôi Nguyên - Thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển "năng lượng sạch", "sản xuất sạch" và "tiêu dùng sạch". Đặc biệt chú trọng, phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược... Trong bối cảnh hiện nay, tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là những nhiệm vụ trọng yếu mà ngành tài nguyên và môi trường phải tập trung nỗ lực thực hiện quyết liệt trong những tháng còn lại của năm 2010 và trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.

Đặng Ngọc Tùng - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện đường lối Đại hội X, hướng tới thành công Đại hội lần thứ XI của Đảng

Nghị quyết Đại hội X của Đảng nêu rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế... Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú". Đây không chỉ là nhiệm vụ của một nhiệm kỳ Đại hội, mà là của cả thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

NHÂN KỶ NIỆM 65 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9

Nguyễn Mạnh Hà - Bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với công cuộc đổi mới

Cách đây 65 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, quyết đoán và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước và giành được thắng lợi một cách nhanh chóng, triệt để. Có được thành quả lớn lao đó chính là do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức và kết hợp đúng đắn giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa sự chuẩn bị lâu dài về lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ địa với xây dựng lực lượng quân sự, mau lẹ chớp thời cơ phát động quần chúng cả nước đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền.

Nguyễn Trọng Phúc - Thời cơ và quyết sách của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám và công cuộc đổi mới

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thành quả của khoa học, nghệ thuật cách mạng và khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Một trong những điểm đặc sắc nhất trong khoa học, nghệ thuật ấy là chớp thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, giành thắng lợi nhanh và trọn vẹn - những điều vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận cũng như thực tiễn đã và đang được Đảng ta vận dụng có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Cương - Triết lý “Lấy sức dân, của dân, tài dân, làm lợi cho dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

Trong lần về thăm Thanh Hóa năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn cán bộ, đảng viên:"Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân"(1). Đây là một triết lý vô cùng độc đáo và hết sức sâu sắc, đồng thời có ý nghĩa lớn với việc xây dựng chính quyền nhân dân theo tư tưởng của Người.

Phan Doãn Nam - Ngoại giao Việt Nam trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010)

Cách đây 65 năm, ngày 28-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 15 bộ, trong đó có Bộ Ngoại giao do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Bộ trưởng. Từ đó, ngày 28-8 trở thành ngày truyền thống hằng năm của ngành ngoại giao. Trong 65 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã khai sinh ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, ngoại giao Việt Nam, đồng hành cùng với dân tộc, trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, góp phần vào công cuộc đổi mới và chấn hưng đất nước.

Mai Ngọc Cường - Lựa chọn chiến lược khai thác tài nguyên để phát triển bền vững ở nước ta

Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Bài viết trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc lựa chọn chiến lược khai thác tài nguyên đối với một đất nước nông nghiệp như nước ta dưới góc độ phát triển bền vững, phát triển vì con người, khuyến nghị ưu tiên cho việc khai thác tài nguyên có thể tái tạo được và kiểm soát chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn nữa đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo được.

Bùi Chí Bửu - Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nền kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong quá trình thực hiện, cần phải có quỹ đất nhất định của nông nghiệp chuyển sang phục vụ công nghiệp, kèm theo là những vấn đề "hậu chuyển dịch". Làm thế nào để vừa thực hiện thành công công nghiệp hóa, vừa phát triển tốt nông nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước hiện là vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đang quan tâm.

Đỗ Mai Thành - Mấy suy nghĩ về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này như thế nào cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại là một bài toán không đơn giản.

Trần Ngọc Hiên - Kinh tế tri thức và thực hiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta

Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức là xu thế khách quan của kinh tế thị trường. Nhưng nhận thức chủ quan khác nhau thì sẽ có thái độ khác nhau đối với kinh tế tri thức, nên kinh tế tri thức có thể trở thành cơ hội phát triển chưa từng có đối với nước này, cũng có thể là thách thức sống còn với nước khác. Tất cả tùy thuộc vào thái độ của bộ máy cầm quyền. Hiện nay đã có 38 nước với GDP/người đạt mức 20.000 USD chủ yếu là vận dụng kinh tế tri thức. Còn những nước dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ để phát triển thì đang đi vào bế tắc. Tình hình đó cho thấy, nhận thức đúng về kinh tế tri thức là một tiêu chí của những người lãnh đạo hiện nay.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Đào Xuân Cần - Đảng bộ Bắc Giang chăm lo công tác xây dựng Đảng, tạo đòn bẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát kinh tế thấp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, tỷ lệ dân số nông thôn cao, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhưng trong giai đoạn từ 2005 đến nay, Bắc Giang đã có bước chuyển mình đáng kể. Mấu chốt thành công là Đảng bộ tỉnh đã chăm lo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, lấy đó làm cơ sở nền tảng cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững.

Hồ Xuân Mãn - Thừa Thiên Huế phấn đấu phát triển nhanh và bền vững để sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc, Thừa Thiên Huế luôn được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó trọng trách hiểm khó và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bước vào công cuộc đổi mới, tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống "tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường”, phấn đấu xây dựng địa phương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, giàu về kinh tế, phát triển về văn hóa, khoa học - công nghệ và vững mạnh về quốc phòng, an ninh.

Huỳnh Phong Tranh - Lâm Đồng chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đội ngũ đảng viên

Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy Lâm Đồng và các cấp ủy trực thuộc đã luôn quan tâm củng cố, xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Nguyễn Sáng Vang - Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức ở Tuyên Quang

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ, Người khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc... Muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém... Thấm nhuần lời dạy của Người, những năm qua, Tuyên Quang đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đó là một trong những bước đột phá để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm giữ gìn an ninh trên địa bàn toàn tỉnh.

Đào Văn Hưng - Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Hạt nhân lãnh đạo thực hiện “Điện đi trước một bước”

Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập ngày 08-10-2007, trên cơ sở sáp nhập tổ chức đảng của Cơ quan Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Bám sát các mục tiêu được cụ thể hóa từ các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đối với ngành điện, trong giai đoạn 2006 - 2010, Đảng ủy Tập đoàn đã tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ các biện pháp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Vũ Dương Ninh - Việt Nam - ASEAN: chặng đường đã qua và tương lai phía trước

Ngày 28-7-1995, tại thủ đô Vương quốc Hồi giáo Bru-nây Đa-rut-sa-lam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã chính thức kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN. Vừa tròn 15 năm Việt Nam cùng ASEAN vượt qua một chặng đường đầy thử thách và gặt hái nhiều thành công, đến nay cùng sát cánh hướng tới một Cộng đồng ASEAN bền vững và phát triển.

Tuấn Anh - Triển vọng sáng cho châu Phi

Với quyết tâm tiến hành cải cách của từng nước, bằng những nỗ lực của chính con người châu Phi, bước sang năm 2010, châu Phi đã vượt qua được thời kỳ suy thoái, trì trệ, tạo được sự ổn định để phát triển kinh tế và đã đạt được những thành công bước đầu trong nỗ lực phát triển.

Quốc Trung - Sự nổi lên của Ấn Độ

Ấn Độ có trở thành một cường quốc thực sự hay không? Điều này vẫn đang gây tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn là vai trò của đất nước có hơn một tỉ dân này đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, đặc biệt trong thảo luận về các vấn đề toàn cầu nổi cộm, từ khủng hoảng kinh tế - tài chính đến an ninh quốc tế. Khảo sát về những gì Ấn Độ đã và đang làm sẽ giúp đánh giá đúng về triển vọng của quốc gia này.

Hoa Nguyễn - Đảng Cộng sản Nhật Bản qua những chặng đường phát triển

Qua gần 90 năm phát triển, Đảng Cộng sản Nhật Bản hiện có hơn 400.000 đảng viên, là một trong những đảng cộng sản không cầm quyền lớn nhất thế giới. Kể từ khi thành lập năm 1922, qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử “đất nước mặt trời mọc”, Đảng Cộng sản Nhật Bản vẫn giữ vững cương lĩnh của Đảng và đang hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản trong thế kỷ XXI.

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

*** Kinh tế học xanh