Hội nghị toàn quốc về việc làm và xuất khẩu lao động
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Tăng cường năng lực dự báo, hoạch định chiến lược để làm tốt hơn công tác giải quyết việc làm cho người lao động
Sáng 15-12, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị Toàn quốc về việc làm và xuất khẩu lao động. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng dự và chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày tại Hội nghị cho biết, năm 2008 tuy nền kinh tế bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tạo việc làm từ khu vực phi chính thức tăng nên ước tính cả năm tạo việc làm vẫn tăng. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội tạo thêm chỗ làm mới cho 1,28 triệu lao động. Quỹ Quốc gia về việc làm cũng góp phần tạo việc làm cho 1,53 triệu lao động.
Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng 83.000 lao động ra nước ngoài làm việc, chiếm khoảng 5% số lao động được giải quyết việc làm. Mỗi năm ước tính người đi xuất khẩu lao động gửi về nước khoảng từ 1,2 đến 2 tỉ USD.
Trong giai đoạn 2009-2010, ngành lao động, thương binh và xã hội đặt ra mục tiêu là giải quyết việc làm trong nước cho 3 đến 3,2 triệu lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 5%, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp xuống dưới 50%. Đến năm 2010, bình quân mỗi năm đưa được 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 60% lao động qua đào tạo nghề, có 5-10% là lao động ở các huyện nghèo.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đưa ra 6 giải pháp để làm tốt hơn công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ liên quan cần tập trung nghiên cứu, hoạch định chính sách chiến lược; tăng cường năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch dài hạn, có chính sách tốt mang tầm chiến lược về giải quyết việc làm cho người lao động.
Đối với công tác xuất khẩu lao động, các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước cần đi trước một bước, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động để hỗ trợ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong nước. Công tác đào tạo nghề là hoạt động trọng tâm, có tính quyết tử cho việc làm và xuất khẩu lao động. Phải làm sao để đào tạo trong nước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mọi chính sách liên quan đến việc làm phải gắn với công tác giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng người yếm thế trong xã hội, để đảm bảo an sinh xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước./.
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 1-12-2008 đến ngày 14-12-2008  (15/12/2008)
Hội nghị toàn quốc về việc làm và xuất khẩu lao động  (15/12/2008)
Hỗ trợ các hộ nghèo trên toàn quốc có nhà ở ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững  (15/12/2008)
Hướng phát triển bền vững cho cây chè Thái Nguyên  (15/12/2008)
Việt Nam thành công trong việc giảm nghèo  (15/12/2008)
Biến đổi khí hậu: Từ nhận thức đến hành động  (15/12/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên