Cam kết ODA cho Việt Nam đạt kỷ lục hơn 8 tỉ USD
Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam đã bế mạc chiều 4 - 12 với mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam cao nhất từ trước đến nay, hơn 8 tỉ USD, vượt xa kỷ lục 5,4 tỉ USD trước đó tại Hội nghị CG 2007.
Trong đó, mức cam kết của các nhà tài trợ đa phương là hơn 4,51 tỉ USD, của các nhà tài trợ song phương đạt hơn 3,29 tỉ USD, các tổ chức phi chính phủ cam kết tài trợ cho Việt Nam 250 triệu USD. Đặc biệt, Ngân hàng Thế giới là nhà tài trợ cao nhất, với mức gần 2,5 tỉ USD.
Nhiều đại biểu dự Hội nghị cho rằng, đây là mức cam kết khá ấn tượng trong bối cảnh việc tiếp cận các nguồn vốn vay bị hạn chế do kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn.
Năm ngoái, do Nhật Bản không có trong danh sách các nước cam kết ODA cho Việt Nam nên số vốn cam kết chỉ là 5,015 tỉ USD.
Tại hội nghị lần này, Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo cho biết, Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam hơn 1,6 tỉ USD. Ngoài ra, nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 55 tỉ yên, tương đương với 626 triệu USD.
Trong năm nay, Nhật Bản cũng đã ký kết tổng cộng hơn 2,11 tỉ USD vốn ODA cho Việt Nam, thay vì cam kết 0,9 tỉ USD mà Chính phủ nước này công bố sau khi nối lại ODA vào tháng 2-2009.
Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Mức cam kết ODA dành cho Việt Nam năm 2010 (triệu USD)
| |
Song phương |
3.295,33 |
Ô-xtrây-li-a |
98,58 |
Ca-na-đa/CIDA |
26,46 |
Nhật Bản |
1.640 |
Hàn Quốc |
270 |
Niu Di-lân |
8,1 |
Na Uy |
10 |
Thụy Sỹ |
21,43 |
Thái Lan |
0,28 |
Mỹ |
138,18 |
EU |
1.082,31 |
Áo |
123,51 |
Bỉ |
26,37 |
Séc |
2 |
Đan Mạch |
67,9 |
Phần Lan |
49,58 |
Pháp |
378,26 |
Đức |
137,89 |
Hung-ga-ri |
30,37 |
Ai-dơ-len |
19,59 |
I-ta-li-a |
17,33 |
Lúc-xem-bua |
12,96 |
Hà Lan |
31,65 |
Tây Ban Nha |
81,38 |
Thụy Điển |
20,62 |
Anh |
82,85 |
Đa phương |
4.518,52 |
ADB |
1.479 |
Liên minh châu Âu |
331,92 |
Các tổ chức Liên hợp quốc |
209,6 |
Ngân hàng Thế giới |
2.498 |
Các tổ chức phi chính phủ |
250 |
TỔNG CỘNG |
8.063,85 |
** Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại hội nghị các nhà tài trợ lần này, tổng giá trị vốn ODA giải ngân tính đến ngày 20-11 ước đạt 1,99 tỉ USD, vượt khoảng 5% so với kế hoạch dự kiến cả năm 2009. Tính đến ngày 17-11, tổng vốn ODA đã ký kết đạt hơn 5,4 tỉ USD, cao hơn 36,6% so với kết quả đạt được vào cùng kỳ năm ngoái./.
Nhiều tổ chức tài chính cam kết giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu  (05/12/2009)
FED thừa nhận đã mắc sai lầm dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu  (05/12/2009)
Giao ban Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực trung du, miền núi phía Bắc  (04/12/2009)
WTO đặt mục tiêu kết thúc vòng đàm phán Đô-ha năm 2010  (04/12/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay