Tình hình tài chính, huy động và sử dụng vốn qua đánh giá của các tổ chức và chuyên gia quốc tế
TCCSĐT - Trong khuôn khổ hợp tác song phương, ngày 31-5-2009, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Tình hình tài chính, huy động và sử dụng vốn qua đánh giá của các tổ chức và chuyên gia quốc tế”.
Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nêu rõ, việc phân tích, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam dựa trên “Báo cáo giữa kỳ về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của Ngân hàng thế giới với các nhà tài trợ có giá trị tham khảo cao trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính ở nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
Dòng vận động của vốn, kết quả của sự huy động và sử dụng vốn cho phát triển trong chính sách của chính phủ ở một số nước thường mang tính bất ổn bởi các quyết định đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu dựa trên niềm tin, sự kỳ vọng và mang đậm tính giải pháp tức thời. Đây chính là điểm yếu của các hoạt động điều hành nền tài chính, huy động và sử dụng vốn. Phạm vi lôi cuốn dòng vận động của vốn càng rộng, tính bất ổn càng cao. Chính vì thế, nguy cơ sụp đổ thể chế tài chính rình rập ngay cả trong điều kiện các chính phủ luôn có những chính sách phù hợp. Do vậy, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự điều tiết kịp thời và mạnh tay của Chính phủ luôn là những bài thuốc cần thiết nhằm ngăn ngừa và cứu chữa dòng vốn tài chính khi nó lâm bệnh.
Ông Mác-tin Ra-ma (Martin Rama) Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã trình bày báo cáo “Việt Nam: cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô”, tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 6-2009 tại Buôn Mê Thuật.
Phân tích nhận định bối cảnh quốc tế, tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, tác động xã hội của suy giảm kinh tế, cán cân thanh toán, lĩnh vực tài chính ngân hàng, gói kích cầu của Chính phủ, ông Mác-tin Ra-ma với tư cách là Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã nêu một số khuyến nghị thực tiễn đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay:
- Tách biệt từng giai đoạn hỗ trợ lãi suất. Công khai rõ ràng các thu xếp tài chính trong lần hỗ trợ lãi suất lần 1 (cho các khoản vốn lưu động dưới 9 tháng).
- Chuyển dịch từ chính sách tiền tệ sang chính sách tài khóa, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả, lạm phát.
- Cụ thể hơn các khoản chi tiêu của gói kích cầu lần hai, làm rõ việc tăng đầu tư vào các dự án cấp bách và các nguồn tài chính cho các dự án đó.
- Cải thiện chất lượng các báo cáo về dự báo, kế hoạch và thực hiện ngân sách nhằm tránh tạo ra các thông tin không rõ ràng trên thị trường.
- Tăng cường quy trình và thực hiện đầu tư công. Giải quyết các khiếm khuyết của đầu tư công đã xảy ra trong giai đoạn kinh tế phát triển quá nóng.
- Đẩy nhanh việc giải ngân các nguồn vốn ODA, vừa có tác dụng hỗ trợ gói kích cầu, vừa cải thiện cán cân thanh toán.
- Tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo dõi các luồng chu chuyển vốn quốc tế.
- Tiếp tục cải cách khu vực công, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Nâng cao công tác giám sát các tác động xã hội thông qua các điều tra, khảo sát định kỳ.
- Chấn chỉnh việc xác định “danh sách các hộ nghèo”, đảm bảo đầy đủ các nguồn vốn cho các chương trình hỗ trợ người nghèo.
Những đánh giá nhận xét và ý kiến trao đổi của các chuyên gia, các đại biểu tham dự hội thảo là những thông tin tham khảo quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra ở nước ta hiện nay./.
Chính sách thuế trong chủ trương kích cầu  (31/05/2009)
Chính sách thuế trong chủ trương kích cầu  (31/05/2009)
Giải pháp nào ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân?  (31/05/2009)
Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng nông sản  (31/05/2009)
Giới thiệu chính sách mới số 178  (31/05/2009)
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Trà Vinh năm 2009  (31/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay