Chăm sóc lưng đúng cách để phòng, chống đau lưng
TCCSĐT - Đau lưng là một tình trạng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ nghề nghiệp nào và bất cứ thời điểm nào trong năm. Một số tác nhân chính gây ra tình trạng đau lưng là: tuổi tác, ngồi sai tư thế, chấn thương, khuân vác nặng hoặc cơ thể đang mắc bệnh gì đó…
Ba dạng đau lưng chính:
1. Khoảng 95% các trường hợp đau lưng là đau không rõ nguyên nhân hoặc chỉ đau nhẹ. Người bệnh cần hết sức cảnh giác với kiểu đau này bởi nó có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, rất có thể, những hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.
2. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra gần 5% các trường hợp đau lưng. Các triệu chứng của kiểu đau lưng này là: đau lưng, thay đổi trong việc tiểu tiện hoặc đại tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm cần được thăm khám và điều trị kiên trì theo chỉ định của bác sĩ.
3. Đau lưng nghiêm trọng và đã biết rõ nguyên nhân. Kiểu đau này chiếm gần 1% các trường hợp đau lưng. Nếu đã biết rõ nguyên nhân nhưng bản thân không thể làm thuyên giảm được tình trạng đau cấp tính này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị.
Đau lưng là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp ở người trưởng thành. Ảnh: Đình Hùng
Nhìn chung, đau lưng là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp ở người trưởng thành, căn bệnh này ban đầu cảm giác không nguy hiểm vì chỉ nhức mỏi qua loa nhưng nếu điều trị không triệt để, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:
- Do thương tích hoặc bong gân: Những vết thương cũ hay bong gân cũng được cho là nguyên nhân phổ biến của bệnh đau lưng.
- Bị thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm lưng là khi đĩa đệm do tác động trong quá trình vận động hoặc tác động từ bên ngoài bị di chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống lưng từ đó dẫn đến bị đau lưng.
- Gãy xương: Một thời gian sau khi bị gãy xương, mặc dù đã phục hồi nhưng rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng đau lưng do di chứng.
- Viêm xương khớp: Bệnh có đến hàng chục loại, nhưng chủ yếu là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm. Tình trạng này xảy ra do thoái hóa khớp, dịch khớp đông lại nhất là vào mùa lạnh làm chứng đau khớp, viêm khớp tăng lên.
- Mang thai: Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ khi cái thai ngày càng lớn và càng nặng, rất nhiều người sẽ bị đau lưng do cột sống chịu thêm một lượng áp lực lớn.
- Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể tăng mất kiểm soát có thể gây nên áp lực quá lớn cho xương sống dẫn tới tính trạng đau lưng, thậm chí biến chứng nặng hơn.
- Ngủ, ngồi không đúng tư thế: Thói quen ngồi nhiều hoặc ngủ sai tư thế trong một thời gian dài là nguyên nhân gây đau lưng phổ biến với dân văn phòng hiện nay
Làm gì khi đau lưng không rõ nguyên nhân hoặc chỉ đau nhẹ?
- Thông thường, tuổi tác và sự thay đổi thời tiết khi chuyển mùa thường dẫn tới tình trạng đau lưng. Ngồi làm việc hoặc ngồi tàu xe trong quãng thời gian dài cũng gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không vì những lý do đó mà tự nhiên bạn bị đau lưng thì cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Nếu để tình trạng đau lưng không rõ nguyên nhân kéo dài thì rất có thể sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
- Tìm hiểu những biện pháp xoa bóp, bấm huyệt,chườm nóng, chườm lạnh… để xoa dịu cơn đau. Cũng có thể uống những loại thuốc giảm đau phù hợp.
- Nếu cơn đau không có nguyên nhân nghiêm trọng thì không cần phải phẫu thuật
- Nếu chỉ đau nhẹ thì nên hoạt động nhẹ nhàng, không nên chỉ nằm nghỉ trên giường.
Thế nào là đau lưng nghiêm trọng, cần đến bệnh viện ngay?
- Cơn đau nặng và kéo dài không dứt, không đỡ
- Đau lan xuống một chân hoặc cả hai chân, đặc biệt là đau ở hai đầu gối
- Cơ thể suy nhược, cảm giác tê hoặc ngứa ở một chân hoặc cả hai chân
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Người bị đau lưng có tiền sử ung thư, loãng xương, sử dụng thuốc chống viêm steroid, lạm dụng ma túy hoặc rượu.
- Người bị đau lưng đã trên 50 tuổi và đây là lần đầu tiên gặp cơn đau lưng như vậy
Một số bệnh cần nghĩ tới khi bị đau lưng bất thường
- Sỏi thận: Bệnh sỏi thận thường có những biểu hiện đau nhức vùng thắt lưng, nhức mỏi cơ, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt….
Khi bị đau lưng bất thường cần đến bệnh viện ngay. Ảnh: Đình Hùng
-Ung thư: Một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng hay u cột sống cũng khiến người bệnh bị đau thắt lưng.
- Đau dây thần kinh tọa: Đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức dọc cơ thể. Dấu hiệu của bệnh này là các cơn đau thắt lưng với thời gian kéo dài và có thể đau dữ dội bất thường.
- Viêm cột sống cứng khớp: Bệnh này gây ra những cơn đau từ vùng hông và thắt lưng, lan tỏa dần lên phía trên, dần dần khiến người bệnh bị biến dạng cột sống, teo cơ ở phần eo, phần lưng cạnh cột sống…
- Loãng xương: Loãng xương có thể làm cho xương khớp bị biến dạng, thậm chí gãy xương, khiến người bệnh trở nên tàn phế.
- Đau xơ cơ: Đau xơ cơ có nguyên nhân là hệ thống chống đau của cơ thể bị rối loạn, gây ra các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng hoặc trên toàn bộ cơ thể.
Những cách đơn giản để phòng bệnh đau lưng
- Không nên nằm một tư thế quá lâu.
- Tránh khuân vác đồ nặng
- Hạn chế ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Tập thể dục bằng các bài tập co giãn cơ thể.
- Có chế độ ăn uống nhiều canxi và vitamin D.
- Sử dụng các loại thuốc bổ tốt cho xương.
Chăm sóc lưng hàng ngày
Khi đi bộ: Chọn những loại giày có gót phù hợp. Giày cao gót dễ gây chấn thương cho lưng. Giày bệt (gót giày bằng phẳng) cũng dễ làm lún cột sống. Phù hợp nhất cho lưng là loại giày có phần gót cao khoảng 2-3 cm.
Khi ngồi: Ngồi lâu khiến cơ bị căng và cột sống vùng thắt lưng phải chịu lực nhiều hơn, do đó, vùng thắt lưng thường bị đau. Hãy cho cột sống được “giải lao” bằng cách thỉnh thoảng lại đứng lên, đi đi lại lại, vận động nhẹ nhàng.
Khi ngồi làm việc ở văn phòng, công sở: Ngồi thẳng lưng, nhưng không để lưng ở tư thế cứng quá mà phải tạo độ thoải mái, mềm dẻo nhất định. Hai bàn chân đặt trên mặt phẳng, sao cho cột sống thắt lưng, hông và đầu bạn tạo thành một đường thẳng. Nên đặt trên ghế ngồi một cái gối để đỡ lưng. Thỉnh thoảng cần vươn vai, xoay người hoặc đứng lên đi lại.
Khi ngồi tàu xe: Thỉnh thoảng cần vươn vai, xoay người, thay đổi tư thế. Tới các điểm nghỉ, điểm dừng, rất nên xuống xe, xuống tàu để đi đi lại lại, tập vài động tác thể dục, vận động nhẹ nhàng.
Khi lái xe ô tô: Không nên ngồi ở tư thế dính chặt vào vô-lăng. Hãy ngồi sao cho tay mềm mại, lưng thẳng và cố gắng đừng đưa người về phía trước quá nhiều. Nên đặt chiếc gối nhỏ dưới mông để trợ giúp cho phần thắt lưng. Cố gắng tạo khoảng thời gian nghỉ giải lao, tránh lái xe liên tục quá lâu.
Khi nâng vật nặng: Không nên cúi gập người xuống rồi dùng hai tay để nâng vật lên. Như vậy, rất hại cho cột sống. Nhiều trường hợp chỉ vì nâng vật nặng theo cách đó mà cột sống bị tổn thương nặng nề. Khi nâng một vật nặng, phải ngồi xổm xuống, gập đùi lại, nửa người trên để thẳng, đối diện với vật cần nâng, dùng hai tay giữ vật cần nâng, rồi từ từ đứng lên.
Khi xách nặng: Cần phân đồ vật cần xách thành 2 phần, chia đều cho hai tay. Việc xách lệch về một bên tay sẽ khiến lưng phải gắng sức để tạo sự cân bằng cho cơ thể, do đó, rất dễ bị đau.
Khi đeo túi trên vai: Nếu túi nặng thì nên đeo chéo qua ngực, không nên đeo một bên vai. Nếu chỉ đeo một bên vai, lưng sẽ rất “khổ sở” do phải “đảm nhận trách nhiệm” giữ thăng bằng cho cơ thể.
Giường ngủ: Không nên dùng đệm quá mềm hoặc quá cứng. Đệm quá mềm khiến cột sống bị cong, cơ thể khó xoay khó cựa. Đệm quá cứng lại dễ gây đau mỏi cho lưng vì thiếu độ êm ái. Cũng không nên dùng gối quá cao hoặc quá dài rộng, vì như vậy, cổ sẽ không được ở trạng thái thoải mái, dễ bị đau, gây ảnh hưởng đến lưng.
Năm cách chữa đau lưng hiệu quả
- Massage các vùng bị đau mỏi
Đối tượng phù hợp: những người bị đau mỏi nhẹ do ngồi sai tư thế hoặc tì đè lâu.
Cách làm: Mỗi ngày dành 15 - 30 phút nhờ bạn bè, người thân day, bóp, ấn hoặc đấm nhẹ phần lưng, vai… sẽ giúp kích thích sự lưu thông khí huyết của bạn, giảm bớt lực chèn ép ở cột sống. Từ đó bạn sẽ giảm viêm nhiễm xương khớp. Mặc dù đơn giản nhưng cách này thực sự hiệu quả với những vừa chớm có triệu chứng, chỉ cần kiên trì chắc chắn cơn đau sẽ biến mất.
- Dùng lá ngải cứu
Đối tượng: Những người bị đau mỏi nhẹ do ngồi sai tư thế hoặc tì đè lâu
Cách làm: Rửa sạch lá ngải cứu, để cho ráo nước hẳn. Sau đó bạn dùng chảo nóng, cho lá ngải và muối vào đảo thật đều. Sau khi đảo khoảng 3 – 5 phút, bạn bọc muối và ngải cứu đã làm nóng vào bên trong một cái khăn thật sạch.
Dùng lá ngải cứu, gừng tươi là cách chữa đau lưng hiệu quả. Ảnh: Tiến Ngõa
Người bệnh dùng khăn đấy chườm lên vùng lưng bị đau mỏi tới lúc muối nguội thì bỏ ra. Phương pháp trị đau lưng này sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt khi bạn chườm đều đặn 2 lần/ngày.
Lưu ý gì khi thực hiện: Không nên chườm muối ngải cứu quá nóng để tránh làm bỏng da.
- Chữa đau lưng bằng gừng
Đối tượng: Đau lưng do thần kinh và thoái hóa khớp (chủ yếu gặp ở người cao tuổi)
Cách làm: Chuẩn bị 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ và một miếng vải sạch sẽ.
Với cách chữa đau lưng bằng gừng, bạn hãy giã nát gừng và hành sau đó trộn đều cùng 30g bột mì. Cho hỗn hợp lên bếp đảo đều tay, đến bao giờ nóng già thì hãy đắp lên vùng lưng bị đau, dùng vải cố định phần đắp đấy. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau khá nhanh nhưng muốn chữa được thực sự cần có sự tư vấn thêm của bác sĩ
- Chữa đau lưng bằng rượu
Nhắc đến những bài thuốc chữa đau lưng chắc chắn không thể thiếu 1 đặc sản của người dân Việt Nam đó là rượu thuốc.
Cách làm 1: 1 lít rượu, 1 cây đinh lăng từ 0,5kg - 1kg. Người bệnh rửa sạch đinh lăng, băm nhỏ sau đó cho vào ngâm với rượu khoảng từ 15 - 20 ngày là có thể đem ra uống được.
Cách làm 2: Chuốt hột 1 nải, rượu nấu 1 lít. Chuối hột gọt vỏ, thái lát mỏng sau đó cho vào ngâm với rượu khoảng 7 - 10 ngày. Đặc điêm là chuối hột đã được thái lát mỏng nên thành phần được ngấm vào trong rượu sẽ nhanh hơn.
Chữa đau lưng bằng biện pháp đông y
Đối tượng: Áp dụng cho mọi đối tượng và mọi loại đau lưng
Với phương pháp bấm huyệt cột sống dựa theo các nguyên tắc định lực, định hướng, định lượng để tìm chính xác đến từng điểm đau và vị trí đau trên lưng của người bệnh, bảo đảm kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bấm huyệt cột sống liệu pháp điểm làm tan các bó cơ cột sống, tác dụng vào từng tiết đoạn thần kinh của cột sống mà không ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng./.
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng dân số  (20/10/2018)
Các hoạt động của Thủ tướng tại Đan Mạch  (20/10/2018)
Thủ tướng đến Copenhagen, bắt đầu tham dự P4G và thăm Đan Mạch  (20/10/2018)
Thủ tướng kết thúc dự Hội nghị ASEM 12, thăm làm việc tại EU và Bỉ  (20/10/2018)
Những nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV  (20/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên