Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 19 đến ngày 25-6-2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Nội vụ
Ngày 22-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập đã dẫn đầu đoàn khảo sát làm việc với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ và các bộ, ban, ngành cần cập nhật, hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Trong đó tập trung vào các văn bản đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề - lĩnh vực chiếm số lượng lớn đơn vị và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân.
Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước nhấn mạnh, quan điểm trong đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập phải theo nguyên tắc thị trường, có vai trò dẫn dắt của Nhà nước nhưng Nhà nước không bao cấp xin-cho, xóa bỏ tâm lý ỷ lại vào ngân sách nhà nước, phân định rõ “công”-“tư”, không để “công”-“tư” lẫn lộn; tăng cường phân công, phân cấp quyền hạn, lợi ích giữa các cấp để bảo đảm tính tự chủ, năng động, sáng tạo của đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường khả năng giám sát, tự giám sát, kiểm soát hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình phù hợp gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, tạo nguồn cho thực hiện cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, viên chức, người lao động. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý xác định rõ các dịch vụ công cơ bản thì Nhà nước phải bảo đảm cho xã hội như y tế, giáo dục ở vùng khó khăn hay lĩnh vực khoa học cơ bản.
Về đổi mới cơ chế quản lý, Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ bất cập hiện tại để có hướng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị nội bộ, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với kiểm soát và giám sát của xã hội, không tập trung quyền hạn vào người đứng đầu đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập phải trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đơn vị sự nghiệp công lập để rà soát, sắp xếp lại theo hướng tránh phân tán, dàn trải, chồng chéo nhằm giảm mạnh đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập kéo theo giảm được biên chế lao động trong đơn vị; gắn quyền được tuyển dụng với sử dụng lao động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, báo cáo của 28 bộ, ngành và 57 địa phương (không bao gồm Bộ Công an và Quốc phòng, chưa có báo cáo của Hải Phòng, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, Đồng Nai, Phú Yên) cho thấy, năm 2011 cả nước có 54.448 đơn vị sự nghiệp công lập, đến năm 2016 giảm 534 đơn vị, còn 53.914 đơn vị. Tuy nhiên, trong khi số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của các địa phương giảm (635 đơn vị) thì ở khối bộ, ngành lại tăng lên 101 đơn vị.
Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2011 là 1.812.259 người, năm 2016 là 1.978.086 người, tăng 165.827 người. Trong số này, khối bộ, ngành tăng 9.035 người, địa phương tăng 156.792 người.
Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn
Chương trình hành động cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công đề ra nhiệm vụ kiện toàn bộ máy nhà nước và nhân sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công.
Cụ thể, đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với cải cách chế độ công vụ, công chức. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; triển khai chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII; thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị.
Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả theo định hướng tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo hướng tinh gọn, gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công; bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý, phân bổ, cân đối ngân sách nhà nước, quản lý nợ.
Hình thành các đơn vị cung cấp dịch vụ công lớn phục vụ xã hội
Chiều 21-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã khảo sát về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống này tại Bộ Tài chính.
Buổi làm việc nhằm tập trung đánh giá, làm rõ các cơ chế tài chính của hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cơ chế quản lý, tài chính, quá trình sắp xếp lại của đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài chính nói riêng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh ý nghĩa của việc sắp xếp lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập - là một trong 5 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII. Nghị quyết số 11 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII vừa được ban hành về hoàn thiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập. Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường”.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính và các cơ quan cần làm rõ việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo tiêu chí tự chủ, tự chịu trách nhiệm (coi trọng tiêu chí tự chủ tài chính) theo định hướng mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn, để đơn vị tự chủ càng cao thì thẩm quyền càng lớn theo mức độ tự chủ. Về việc xây dựng danh mục đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ tính pháp lý và tính hiệu quả trong thực hiện, đồng thời nêu rõ các bất cập trong triển khai để kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi; làm rõ phương thức đầu tư và cấp phát của ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, các cơ quan làm rõ đề xuất ưu đãi thuế đối với lĩnh vực sự nghiệp công để tạo điều kiện cho các đơn vị đẩy nhanh quá trình tự chủ; rà soát lại các loại phí đã chuyển sang cơ chế giá, theo đúng bản chất của giá cả dịch vụ công,…
Chính phủ đề nghị nghiên cứu cơ chế thành lập doanh nghiệp trong các cơ sở nghiên cứu, nhất là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học; đề xuất bỏ “cơ chủ quản” của các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao tính năng động, tự chủ của đơn vị.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, năm 2016, cả nước có 41.508 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó hơn 32.900 đơn vị tự chủ chiếm 79%. Hơn 1.316 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được thu chi, chiếm 4%; 11.588 đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm 35,2% và có 20.038 đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, chiếm 60,08%.
Kiên Giang: Tinh giản biên chế gắn với nâng cao năng lực cán bộ
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy một cách hiệu lực và hiệu quả, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh cho biết, tỉnh tiếp tục triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và những văn bản có liên quan về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Số lượng biên chế công chức được xác định lại phù hợp trong từng cơ quan, đơn vị hành chính, xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị; rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế.
Theo đó, tỉnh rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc theo nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan thực hiện; chuyển một số nhiệm vụ mà cơ quan Nhà nước không cần thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận; xây dựng đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Đẩy mạnh xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải...
Trên cơ sở số lượng biên chế đã được xác định, các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 và của từng năm, xác định rõ số lượng, tỷ lệ tinh giản; thực hiện tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định, những người dôi dư do xác định vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức; tuyển dụng mới không quá 50% số công chức, viên chức đã tinh giản biên chế, nghỉ hưu, thôi việc.
Theo Phó Chủ tịch Mai Văn Huỳnh, hiện cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Số lượng tổ chức bên trong các sở, ban, ngành cấp tỉnh còn nhiều và có xu hướng tăng lên. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ làm việc ở một số đơn vị sự nghiệp công còn thiếu hiệu quả...
Long An: Nhiều hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần cho biết, thời gian qua công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, tài chính công... Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách hành chính vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác phối hợp chưa thông suốt, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hạn còn cao. 15/15 UBND cấp huyện đều có hồ sơ trễ hạn, nhất là các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Điển hình huyện Thủ Thừa trễ 43,44%; huyện Đức Hòa trễ 36,84%; huyện Bến Lức trễ 23,41%... 12/15 UBND cấp huyện chưa ban hành văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức khi có hồ sơ trễ hạn. Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông chưa đảm bảo theo đúng quy định, còn tình trạng nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhưng yêu cầu bổ sung hồ sơ, nhận hồ sơ giải quyết lại tại các phòng, ban chuyên môn.
Ngoài ra, tình trạng các phòng, ban chuyên môn chưa sử dụng hồ sơ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính, chờ hồ sơ giấy làm kéo dài thời gian giải quyết, dẫn đến tình trạng hồ sơ giải quyết trễ hạ. các phòng, ban chưa thực hiện luân chuyển hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử, gây khó khăn trong công tác theo dõi, tổng hợp và ảnh hưởng đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được công bố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Chính phủ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính chưa kịp thời; chưa có biện pháp xử lý sau thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính. Các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện chưa kiểm tra thường xuyên, báo cáo còn chung chung, chưa kịp thời phát hiện chủ động chấn chỉnh. Công tác tuyên truyền cải cách hành chính còn mang tính hình thức, chưa thật sự hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị chưa nhịp nhàng, đồng bộ; chưa nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn. Cán bộ, công chức của một số cơ quan, đơn vị chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, chưa tác nghiệp trên phần mềm, thời giờ làm việc, thái độ giao tiếp có lúc không đảm bảo, không tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan, đơn vị.
Trong thời gian tới, Long An tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, trách nhiệm trong quá trình xây dựng, thẩm định và tham mưu ban hành văn bản qui phạm pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật, thường xuyên rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính; công khai thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.../.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Belarus  (26/06/2017)
Giao lưu thanh niên, sinh viên tiêu biểu của 3 nước Việt-Lào-Campuchia  (25/06/2017)
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri  (25/06/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp khách quốc tế  (25/06/2017)
Đại sứ Thạch Dư: Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Campuchia  (25/06/2017)
Doanh nghiệp Nga cần thêm nhiều thông tin về thị trường Việt Nam  (25/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên