Quyết liệt trong kê khai tài sản, thu nhập
00:07, ngày 13-03-2014
TCCSĐT - Vừa qua, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03-01-2014, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Đây là một động thái tích cực thể hiện quyết tâm đấu tranh với tham nhũng, lãng phí của Đảng ta, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền minh bạch, trong sạch; hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân đã được Đảng, Nhà nước triển khai từ nhiều năm, thông qua nhiều văn bản khác nhau. Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17-7-2013, về minh bạch tài sản, thu nhập; quy định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương và Trung ương trong thực hiện, với 9 đối tượng phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Tiếp đó, Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. Các văn bản này đều được thông báo, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi cán bộ, đảng viên, người ngoài đảng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương đều được quán triệt. Hằng năm, các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập đều nhận được văn bản, cũng như được cơ quan chức năng hướng dẫn kê khai chu đáo, tỉ mỉ. Đây là việc làm thiết thực nhằm phòng ngừa tham nhũng từ xa và tin tưởng, chờ đợi hiệu quả, tác dụng của việc làm này đối với việc rèn luyện đạo đức cán bộ, hướng cán bộ làm việc trên tinh thần thật sự “dĩ công vi thượng”.
Tuy nhiên, cũng có dư luận cho rằng, thực hiện kê khai, niêm yết, xác minh nguồn tài sản, thu nhập và công khai các kết luận của cơ quan chức năng về việc này ở nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức… tiến hành chưa tới nơi, chưa triệt để; còn hiện tượng thực hiện chiếu lệ, hình thức, cốt cho xong. Các bản kê khai tài sản, thu nhập được lưu và chỉ có tác dụng làm dày thêm hồ sơ quản lý của cơ quan chức năng. Cho nên, hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập chưa đạt được như mong muốn. Dư luận phân tích, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân là “việc tế nhị”, khó làm, dễ đụng chạm đến lợi ích kinh tế, chính trị của cá nhân. Nhiều cán bộ chưa thật trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập đúng theo văn bản đã hướng dẫn. Đặc biệt, việc tìm cách che giấu tài sản từ những nguồn thu nhập không minh bạch bằng nhiều cách khác nhau không phải là ít. Phổ biến nhất là chuyển tài sản từ nguồn không minh bạch sang tài sản thừa kế; nhờ người thân trong gia đình, họ hàng và bạn bè đứng tên tài sản có giá trị cao; hoặc rửa tiền bằng kinh doanh, buôn bán bất động sản…
Thực tế, nhiều cán bộ sai phạm trong quản lý kinh tế, làm thất thoạt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước, khi cơ quan điều tra vào cuộc mới phát hiện ra có khối tài sản khổng lồ và nguồn thu nhập “khủng”, hoặc có nhiều tiền, tài sản gửi người khác đứng tên. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập không hiệu quả là do thói quen sử dụng đồng tiền trong lưu thông, trao đổi, kinh doanh ở xã hội ta. Việc này khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát được tài sản của người chủ sở hữu thuộc diện kê khai có nguồn từ đâu, minh bạch hay không minh bạch. Điều này là nguyên nhân làm cho việc kê khai tài sản, thu nhập chưa đạt được mục đích như đã kỳ vọng.
Để Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc này thực hiện có hiệu quả, ngoài việc quán triệt nội dung đến các đối tượng như quy định, các cấp ủy, chi bộ, tổ chức đảng các cấp, nhất là cán bộ chủ trì phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, quyết liệt thực hiện triệt để, chặt chẽ ở tất cả các khâu, các bước trong quy trình; kịp thời phát hiện, kiên quyết nhắc nhở, đôn đốc, xử lý những trường hợp thực hiện chiếu lệ. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xác minh nguồn tài sản và công khai với dư luận theo đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các cán bộ, đảng viên gương mẫu, trung thực kê khai tài sản, thu nhập với tổ chức; chịu trách nhiệm cao trong tiến hành. Coi tổ chức kê khai tài sản, thu nhập là một tiêu chí bình xét, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng hằng năm. Cấp ủy, chi bộ, tổ chức Đảng các cấp tăng cường tuyên truyền tới tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng, nhân dân, tạo kênh giám sát, phát hiện các hiện tượng cố tình che giấu tài sản để xử lý. Các cơ quan chức năng của Nhà nước quyết liệt trong việc hạn chế lưu hành tiền mặt trên thị trường thông qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản…
Kê khai tài sản, thu nhập cá nhân là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là góp phần thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Việc này càng khẳng định ý thức, quyết tâm trong đấu tranh với “giặc nội xâm” và việc xây dựng niềm tin vững chắc với nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ chủ trương đến hành động là khoảng cách xa; do vậy, sự gương mẫu, trung thực trong thực hiện của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng./.
Tuy nhiên, cũng có dư luận cho rằng, thực hiện kê khai, niêm yết, xác minh nguồn tài sản, thu nhập và công khai các kết luận của cơ quan chức năng về việc này ở nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức… tiến hành chưa tới nơi, chưa triệt để; còn hiện tượng thực hiện chiếu lệ, hình thức, cốt cho xong. Các bản kê khai tài sản, thu nhập được lưu và chỉ có tác dụng làm dày thêm hồ sơ quản lý của cơ quan chức năng. Cho nên, hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập chưa đạt được như mong muốn. Dư luận phân tích, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân là “việc tế nhị”, khó làm, dễ đụng chạm đến lợi ích kinh tế, chính trị của cá nhân. Nhiều cán bộ chưa thật trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập đúng theo văn bản đã hướng dẫn. Đặc biệt, việc tìm cách che giấu tài sản từ những nguồn thu nhập không minh bạch bằng nhiều cách khác nhau không phải là ít. Phổ biến nhất là chuyển tài sản từ nguồn không minh bạch sang tài sản thừa kế; nhờ người thân trong gia đình, họ hàng và bạn bè đứng tên tài sản có giá trị cao; hoặc rửa tiền bằng kinh doanh, buôn bán bất động sản…
Thực tế, nhiều cán bộ sai phạm trong quản lý kinh tế, làm thất thoạt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước, khi cơ quan điều tra vào cuộc mới phát hiện ra có khối tài sản khổng lồ và nguồn thu nhập “khủng”, hoặc có nhiều tiền, tài sản gửi người khác đứng tên. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập không hiệu quả là do thói quen sử dụng đồng tiền trong lưu thông, trao đổi, kinh doanh ở xã hội ta. Việc này khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát được tài sản của người chủ sở hữu thuộc diện kê khai có nguồn từ đâu, minh bạch hay không minh bạch. Điều này là nguyên nhân làm cho việc kê khai tài sản, thu nhập chưa đạt được mục đích như đã kỳ vọng.
Để Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc này thực hiện có hiệu quả, ngoài việc quán triệt nội dung đến các đối tượng như quy định, các cấp ủy, chi bộ, tổ chức đảng các cấp, nhất là cán bộ chủ trì phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, quyết liệt thực hiện triệt để, chặt chẽ ở tất cả các khâu, các bước trong quy trình; kịp thời phát hiện, kiên quyết nhắc nhở, đôn đốc, xử lý những trường hợp thực hiện chiếu lệ. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xác minh nguồn tài sản và công khai với dư luận theo đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các cán bộ, đảng viên gương mẫu, trung thực kê khai tài sản, thu nhập với tổ chức; chịu trách nhiệm cao trong tiến hành. Coi tổ chức kê khai tài sản, thu nhập là một tiêu chí bình xét, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng hằng năm. Cấp ủy, chi bộ, tổ chức Đảng các cấp tăng cường tuyên truyền tới tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng, nhân dân, tạo kênh giám sát, phát hiện các hiện tượng cố tình che giấu tài sản để xử lý. Các cơ quan chức năng của Nhà nước quyết liệt trong việc hạn chế lưu hành tiền mặt trên thị trường thông qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản…
Kê khai tài sản, thu nhập cá nhân là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là góp phần thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Việc này càng khẳng định ý thức, quyết tâm trong đấu tranh với “giặc nội xâm” và việc xây dựng niềm tin vững chắc với nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ chủ trương đến hành động là khoảng cách xa; do vậy, sự gương mẫu, trung thực trong thực hiện của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng./.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Lắng nghe, hỗ trợ dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu  (13/03/2014)
Rà soát tiêu chí nông thôn mới ở các địa phương  (12/03/2014)
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Căn cước công dân  (12/03/2014)
Phó Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana, Hàn Quốc  (12/03/2014)
“Công chứng viên có thể được hành nghề đến 65 tuổi”  (12/03/2014)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên