Hơn 200 phóng viên, biên tập viên các tỉnh phía Bắc tham dự tập huấn triển khai thực hiện tuyên truyền Hiến pháp
TCCSĐT - Trong hai ngày 12 và 13-3, tại Phú Thọ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện tuyên truyền Hiến pháp cho hơn 200 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và sở thông tin và truyền thông các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra).
Đến dự Hội nghị tập huấn, có các đồng chí: Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; đại diện một số bộ, ban, ngành của Trung ương và tỉnh Phú Thọ.
Đồng chí Nguyễn Bắc Son phát biểu khai mạc Hội nghị |
Hội nghị được tổ chức nhằm giúp các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài… tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về việc triển khai và thực thi Hiến pháp, pháp luật. Từ đó, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt nhận thức của đảng viên và đội ngũ cán bộ, công chức về Hiến pháp, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, phát luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đấu tranh với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng việc ban hành Hiến pháp tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Bắc Son khẳng định Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc thi hành Hiến pháp 2013. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Qua đó, theo đồng chí cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Hiến pháp để Hiến pháp được thực thi một cách có hiệu quả nhất.
Để làm được điều này, đồng chí Nguyễn Bắc Son yêu cầu, các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương cũng như các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc tích cực; các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình cần xây dựng kế hoạch, mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về Hiến pháp, có thể gắn việc triển khai Hiến pháp với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện tuyên truyền Hiến pháp, góp phần triển khai, thực hiện, thi hành Hiến pháp một cách hiệu quả nhất, đi vào chiều sâu, đến từng địa bàn cơ sở đến từng người dân…
Việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp phải bám sát, quán triệt theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 03-01-2014, của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 64/2013/QH13, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 và Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 13-02-2014, của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 102-HD/BTGTW, ngày 17-01-2014, của Ban Tuyên giáo Trung ương; Quyết định số 228/QĐ-BTTTT, ngày 10-3-2014, của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tại Hội nghị, hơn 200 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và sở thông tin và truyền thông, đài truyền hình các tỉnh phía Bắc đã được nghe các chuyên gia phổ biến sâu rộng tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 2013 (sửa đổi), như: Về chế độ chính trị, Hiến pháp khẳng định: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao. Đó vừa là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban soạn thảo; vừa thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; Vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Các hình thức sở hữu; các thành phần kinh tế; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; Bộ máy nhà nước thể hiện trong Hiến pháp đã có những điều chỉnh để làm rõ hơn, minh bạch hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, bảo đảm sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có hiệu lực và hiệu quả; Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; Làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân. Quy định làm cơ sở để lực lượng vũ trang tham gia vào việc bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới, từng bước nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế; Chính phủ được Hiến pháp chỉ rõ không chỉ là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Việc bổ sung vị trí và vai trò mới này của Chính phủ trong tổ chức bộ máy nhà nước, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhằm tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước đất nước và nhân dân, chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội và cơ chế giám sát, phản biện của nhân dân…
Cũng tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan biên soạn tài liệu cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế; tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo định hướng tuyên truyền về Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền Hiến pháp bằng nhiều hình thức thích hợp, phổ biến sâu rộng các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân; giáo dục tinh thần chấp hành Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật… GS, TS. Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội, Thường trực Ban sửa đổi Hiến pháp
phổ biến sâu rộng tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới
được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 2013
Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của ngành, địa phương mình tuyên truyền về Hiến pháp; tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị để cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nghiên cứu, học tập và các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai Hiến pháp, kịp thời định hướng và xử lý những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, xuất bản ấn phẩm, đăng tải các nội dung liên quan đến Hiến pháp; thường xuyên đưa tin, bài phản ánh các hoạt động nghiên cứu, học tập, triển khai Hiến pháp; đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc về Hiến pháp; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong tổ chức thực thi Hiến pháp; tuyên truyền, giáo dục giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao ý thức, tinh thần tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đoàn viên, hội viên của mình nội dung của Hiếp pháp, nâng cao nhận thức và niềm tin về Hiến pháp để hình thành ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm cho Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong mọi tầng lớp nhân dân và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã triển khai kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cho phù hợp với Hiến pháp. Đồng thời, nghiên cứu, thể chế hóa kịp thời các nội dung của Hiến pháp vào hai dự án Luật An toàn thông tin số và Luật Báo chí (sửa đổi), bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ…
Sau lớp tập huấn này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tổ chức lớp tập huấn triển khai thi hành Hiến pháp cho các tỉnh khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ Đà Nẵng trở vào)./.
Triển khai hoạt động phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ  (12/03/2014)
Phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (12/03/2014)
Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc ngày 20-5 tới  (12/03/2014)
Việt Nam dự Hội thảo chính sách an ninh - quốc phòng ASEAN - EU  (12/03/2014)
Chủ tịch nước nói chuyện với Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp  (12/03/2014)
Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước viếng nữ anh hùng Cuba  (12/03/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam