Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đã chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đạt nhiều mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Tuy nhiên, nửa nhiệm kỳ còn lại vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả đạt được
Qua hơn 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, sự chủ động, đoàn kết, khắc phục khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đã đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, hoàn thành 17/20 chỉ tiêu (có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch): 1- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; công tác chính trị, tư tưởng có nhiều đổi mới, đi vào thực chất; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tiếp tục được nâng lên. Việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; sáp nhập thôn/khu phố đạt kết quả. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được thực hiện đồng bộ, tập trung vào những vấn đề quan trọng. Nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định. Công tác dân vận trong hệ thống chính trị nhiều đổi mới, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, hướng về cơ sở. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ được tăng cường; mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được nâng lên, đồng thuận xã hội được củng cố. Công tác quản lý, điều hành của chính quyền có trọng tâm, trọng điểm. 2- Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13,74%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Du lịch tiếp tục phát triển, đã xây dựng, quảng bá và phát triển sản phẩm du lịch có bản sắc riêng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư. Các sản phẩm nông, lâm sản chủ lực, có thế mạnh tiếp tục phát triển; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng dần qua các năm. 3- Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt; giáo dục và đào tạo đạt kết quả tích cực. 4- Các chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả cao, nhiều nội dung về đích trước kế hoạch; trong đó, có mục tiêu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022 (hoàn thành trước 1 năm theo Nghị quyết), góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn khang trang, văn minh hơn. 5- Công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên - môi trường,... đã được quan tâm thực hiện. 6- Quốc phòng - an ninh được củng cố, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; hoạt động đối ngoại được tăng cường, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, như công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị còn một số chỉ tiêu chưa hoàn thành; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng có mặt còn hạn chế; còn đảng viên chưa gương mẫu, có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật; lề lối làm việc được đổi mới, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Công tác quán triệt, triển khai, cụ thể hóa một số nghị quyết của Đảng ở cấp cơ sở còn hạn chế. Công tác phát triển đảng viên ở khu dân cư gặp nhiều khó khăn. Công tác cán bộ được quan tâm thực hiện, nhưng một số vị trí chậm kiện toàn, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc. Công tác vận động nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu, kết quả chuyển biến chậm. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, có nội dung chưa quyết liệt, đồng bộ thực hiện đạt kết quả.
Kinh tế - xã hội phát triển chưa bền vững, chất lượng cuộc sống của nhân dân, có mặt còn thấp; 2/17 chỉ tiêu cơ bản chưa đạt theo nghị quyết đề ra. Phát triển du lịch có bước phát triển mới, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; chưa phát triển được các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nhất là lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; các mô hình sản xuất còn ít, hiệu quả chưa cao. Thực hiện đề án giao đất, giao rừng cho nhân dân trên địa bàn huyên Bình Liêu tiến độ hoàn thành chậm. Công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 3 dân tộc tiêu biểu (Tày, Dao, Sán Chỉ) tiến độ triển khai chậm. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa vùng thấp và vùng cao; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đời sống của nhân dân so với mặt bằng chung toàn tỉnh còn ở mức thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao.
Về bảo đảm quốc phòng - an ninh, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tuy nhiên, có nội dung thực hiện hiệu quả chưa cao, việc tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn còn xảy ra, chưa được giải quyết hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền có lúc, có việc chưa quyết liệt. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị có lúc, có việc chưa hiệu quả, còn đùn đẩy trách nhiệm. Trình độ dân trí, năng lực, ý thức trách nhiệm một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế trong nước, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức. Những năm đầu nhiệm kỳ, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân; khối lượng công việc nhiều biên chế giảm sâu, dẫn đến tiến độ, chất lượng một số nội dung chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Một là, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, chủ động cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương. Nâng cao chất lượng công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; từ đó, đưa nghị quyết vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Hai là, thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; trọng tâm là đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đoàn kết, thống nhất, kiên trì, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, gắn với phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với tập thể và cá nhân, phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu; đề cao sự chủ động, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra.
Ba là, chú trọng công tác cán bộ trên tất cả các khâu; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ kế cận, bảo đảm chất lượng; kiên quyết, kịp thời thay thế những cán bộ năng lực, phẩm chất kém, uy tín giảm sút, bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Bốn là, chủ động, tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm chính trị và nỗ lực cao nhất. Tăng cường sâu sát cơ sở để kịp thời phát hiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo đồng thuận trong xã hội và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ.
Năm là, đánh giá, dự báo đúng, sát tình hình; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; chuyển những khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển. Phát huy hiệu quả 3 trụ cột ”Thiên nhiên - Văn hóa - Con người” phục vụ phát triển bền vững. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm quốc phòng - an ninh và phúc lợi xã hội; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo đồng thuận xã hội.
Mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; chủ động đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kiên trì biến những khó khăn, thách thức thành động lực phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; phấn đấu đến năm 2025, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Phát huy hiệu quả 3 trụ cột “Thiên nhiên - Văn hóa - Con người” để thúc đẩy sự phát triển bền vững; phấn đấu đưa huyện Bình Liêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia.
Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quán triệt, tuyên truyền, học tập, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nâng cao hoạt động của Ban Chỉ đạo 35, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương, Kế hoạch số 228-KH/TU, ngày 29-8-2018, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 145-KH/HU, ngày 30-11-2018, của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, gắn với tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quan tâm công tác phát triển đảng viên, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức đảng, nhất là chi bộ khu dân cư.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm theo quy định. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, gắn với thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và thực hiện trách nhiệm nêu gương. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và của Huyện ủy.
Thứ tư, xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực quản trị xã hội; chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện; ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, đối thoại, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hạn chế xảy ra khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài, không để hình thành “điểm nóng”.
Thứ năm, triển thực hiện khai hiệu quả các quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, trọng tâm là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (năm 2022). Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26-10-2022, của Ban Bí thư Trung ương; ban hành và triển khai đề án Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu trên địa bàn huyện./.
Tỉnh Quảng Ninh đổi mới tư duy phát triển và phương thức lãnh đạo  (08/12/2023)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”