Quảng Ninh tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
TCCS - Trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Quảng Ninh luôn dành nguồn lực to lớn để đầu tư cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, tỉnh còn ban hành nhiều các chính sách đưa xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển và hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao. Đây là nền tảng để Quảng Ninh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần phát triển nhanh, bền vững.
Vai trò quan trọng của nền nông nghiệp
Nông nghiệp Quảng Ninh không có lợi thế về đất đai canh tác cũng như kinh nghiệm canh nông, nhưng địa phương này lại có thị trường tiêu thụ và nhiều chính sách được chính quyền tỉnh ban hành kịp thời, phù hợp để tạo động lực hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp sáng tạo, hiệu quả. Từ năm 2000 trở lại đây, với sự điều tiết của cơ chế thị trường, sự tác động bởi những chính sách tích cực của tỉnh, kinh tế nông nghiệp Quảng Ninh đã chuyển sang giai đoạn mới. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những mô hình sản xuất, mô hình quản lý hay, những trang, gia trại canh tác hiện đại, những tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, những doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh… Có thể kể đến một số thương hiệu đặc trưng của các địa phương trên địa bàn tỉnh, như gà Tiên Yên, lợn Móng Cái, dong riềng Bình Liêu, rau xanh Quảng Yên, cây quế hồi của Đầm Hà, Bình Liêu, vải chín sớm của Uông Bí, cây lâm nghiệp Ba Chẽ. Doanh nghiệp nông nghiệp của Quảng Ninh không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, thể hiện được vai trò dẫn dắt nền kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Lâm hiện có đàn bò trên 10 vạn con, chiếm đến hơn 40% tổng đàn bò của cả tỉnh. Hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Lâm tiếp tục phát triển đàn bò sinh sản, tham vọng mở ra hướng cung ứng bò giống Úc được lai tạo, sinh sản ngay tại cơ sở. Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Úc - Quảng Ninh kể từ khi sản xuất mẻ tôm giống đầu tiên tại huyện Đầm Hà đã chính thức tháo một điểm nghẽn về giống thủy sản cho Quảng Ninh. Đến nay, năng lực sản xuất giống tôm của công ty lên đến 2-3 tỷ con/năm, đủ cung ứng tôm giống cho toàn bộ diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, cũng như xuất sang các tỉnh, thành miền Bắc. Mới đây, công ty còn thành công sản xuất tôm giống chịu lạnh, cho phép Quảng Ninh có thể nuôi tôm cả vụ Đông, vốn trước đây “treo” ao.
Ngành sản xuất lúa của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Nhiều mô hình sản xuất lúa tập trung đã được hình thành. Sản xuất tập trung đem lại nhiều lợi thế từ việc khoanh vùng nguyên liệu phù hợp, chọn giống, quản lý kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Nhờ đó chất lượng lúa gạo tốt hơn, sản lượng lớn, giá thành cạnh tranh. Cùng với việc quan tâm đến mẫu mã bao bì, tiếp thị quảng bá, các sản phẩm lúa gạo “made in Quang Ninh” đang dần khẳng định được thương hiệu và vị thế trên thị trường lúa gạo trong nước.
Có thể thấy, quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp Quảng Ninh trong 60 năm qua là sự chuyển dịch không ngừng từ nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu sang sản xuất có liên kết, từ thủ công sang hiện đại, từ nền sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp.
Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển
Trong 60 năm phát triển, ngành nông nghiệp Quảng Ninh luôn bám sát, đồng hành, hiện thực hoá các mục tiêu phát triển của tỉnh, không ngừng lớn mạnh, vững vàng, càng trong khó khăn càng thể hiện được vai trò của mình. Trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và bảo đảm. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Quảng Ninh đạt 146.000 tấn, vượt kế hoạch đề ra 10.000 tấn, tốc độ tăng trưởng là 11,3%, tạo việc làm và nguồn thu cho số lao động tăng gấp 2 lần so với thời điểm trước khi dịch bệnh, với khoảng 5.500 người. Giá trị tăng trưởng của nông nghiệp Quảng Ninh năm 2021, 2022 và nửa đầu năm 2023 đều vượt kịch bản đề ra, cao hơn so với nhiều năm trước đó. Giá trị sản xuất hiện hành của toàn ngành nông nghiệp là khoảng 25.000 tỷ đồng/năm. Trong bối cảnh khó khăn, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đóng vai trò là bệ đỡ kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, việc làm, thu nhập cho người dân. Quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh đã tạo nên những vùng nông thôn với diện mạo được đổi thay; kếu cấu hạ tầng sản xuất, trình độ sản xuất, chất lượng sống của nhân dân được nâng lên.
Tuy nhiên, khó khăn chung hiện nay của các hợp tác nông nghiệp là tổ chức quy mô còn nhỏ, sản phẩm hàng hóa tạo ra chưa đa dạng. Mặc dù Quảng Ninh đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ kinh tế tập thể, nhưng trong thực tế, các hợp tác xã vẫn khó tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ này; đặc biệt là còn yếu trong khâu xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đóm mặc dù hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, song Quảng Ninh vẫn nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quảng Ninh đi đầu triển khai thành công chương trình OCOP, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể chưa cao…
Hiện nay và trong thời gian tới, nông nghiệp, nông thôn chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài, đan xen cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức phức tạp. Đó là tác động mạnh mẽ, sâu sắc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở trong nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh và những tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững… Để tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò, thành quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp.
Theo đó, Quảng Ninh cần hoàn thiện cơ cấu sản xuất trồng trọt gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Duy trì phát triển được các vùng sản xuất các loại cây trồng chủ lực, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; từng bước cơ cầu lại cây trồng theo từng lợi thế của địa phương và thích ứng biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, sản lượng hàng hóa lớn, đa dạng sản phẩm; phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để tăng hệ số sử dụng đất người dân đã chuyển đổi khoảng 931ha (vụ xuân: 503ha, vụ mùa: 428ha) diện tích đất trồng lúa (các diện tích khó khăn về nước tưới do ảnh hưởng khô hạn, diện tích không chủ động nguồn nước, diện tích đất 1 vụ lúa) sang trồng ngô và cây rau hoa màu các loại.
Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống. Triển khai hướng dẫn tiêu chí thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trồng trọt chủ lực, thẩm định chỉ tiêu, tiêu chí hồ sơ minh chứng cho thành phố Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; Bình Liêu và Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới và huyện Đầm Hà, Tiên Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cần ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm hình thành các vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao…/.
Thành phố Hạ Long tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đô thị, đất đai, tài nguyên, bảo đảm phát triển bền vững  (10/08/2023)
Huyện Bình Liêu: Chú trọng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới  (09/08/2023)
Quảng Ninh nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  (04/08/2023)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”