Sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe
20:58, ngày 13-04-2017
TCCSĐT - Những mối quan hệ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe con người của y học xã hội, tổ chức y tế, y tế công cộng được thể hiện bằng hệ thống những chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Để thực hiện được vai trò chiến lược này, việc tiếp cận các khái niệm sức khỏe từ các góc độ khác nhau và chỉ ra những yếu tố quyết định đến sức khỏe là thực sự cần thiết.
Sức khỏe và giá trị của sức khỏe
Sức khỏe có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan điểm chung, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia không thể phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sức khỏe quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của con người. Do vậy, sức khỏe cần phải được nhìn nhận như tài sản của con người và xã hội, hơn bất cứ của cải vật chất nào. Nhưng sức khỏe là gì, thì nhân loại từng có một thời gian dài chưa thống nhất về quan niệm. Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự sống, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe dưới nhiều góc độ khác nhau như y học, xã hội học, kinh tế học, kinh tế chính trị.
Ngay từ thời cổ đại, người Phương Đông với quan niệm tương đối toàn diện, xem sức khỏe của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà còn thoải mái cả về đời sống tinh thần. Theo Triết học Ấn độ Cổ đại, vũ trụ bao gồm 5 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí và phần siêu trần của bầu trời, tạo nên những yếu tố cơ bản của cơ thể con người. Tuy nhiên, trong cơ thể con người, sự sống không chỉ phụ thuộc vào 5 thành phần của cơ thể mà còn phụ thuộc vào sự hiện diện bình thường của các giác quan, vào tinh thần và tâm hồn. Quan niệm sức khỏe là do “chất khí” quy định, nên theo họ, quá trình hô hấp của con người là do sự hút “chất khí” vào cơ thể, nếu “chất khí” vào cơ thể mà trong sạch thì cơ thể khỏe mạnh, còn khi “chất khí” bị ô nhiễm sẽ sinh ốm đau, bệnh tật. Vì thế, người có sức khỏe là người có sự cân bằng các yếu tố trong cơ thể, các yếu tố đó hoạt động thích hợp, tức là người có tinh thần, tâm hồn thoải mái.
Người Trung Quốc cổ đại quan niệm về sức khỏe và bệnh tật dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết âm dương, ngũ hành. Theo thuyết âm dương, mọi sự vật và hiện tượng đều xuất phát và bị chi phối bởi hai thế lực vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau là âm và dương. Mối quan hệ giữa hai thế lực này quy định, chi phối sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Thuyết ngũ hành của người Trung Quốc cổ đại chia các phủ tạng trong cơ thể con người theo các hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các bộ phận của con người có sự liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau vận động, biến đổi không ngừng theo quy luật sinh, khắc, chế, ước của ngũ hành. Trên cơ sở thuyết âm dương, ngũ hành, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, trong cơ thể con người, nếu các yếu tố âm dương trở nên thiên lệch, ngũ hành trở nên thái quá hoặc bất cập sẽ làm cơ thể tổn thương, tinh thần không ổn định, thì bệnh tật nhất định sẽ nảy sinh và sức khỏe của con người do đó mà suy giảm.
Từ thời cổ đại, Phương Tây đã xuất hiện những quan niệm về sức khỏe và coi sức khỏe của con người là một phức hợp phức tạp bao gồm nhiều yếu tố. Thuyết thể dịch (humour theory) - tiêu biểu cho quan niệm về sức khỏe ở Phương Tây - học thuyết về cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người được phát triển bởi các thầy thuốc cũng như các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thuyết này được nâng lên một tầm cao mới cả về lý luận lẫn thực hành nhờ công của Hippocrates (được coi là ông tổ nghề Y), đã tách y học ra khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo và thần quyền. Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người khỏe mạnh. Bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch - tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là đất, nước, lửa, không khí (tạo nên sự thay đổi trong thiên nhiên như ấm, lạnh, nóng, khô). Theo ông, bệnh tật, sức khỏe là hậu quả của việc thay đổi vật chất trong cơ thể chứ không phải là biểu hiện ý muốn của thượng đế, ma quái hay lực lượng siêu nhiên.
Quan điểm mác-xít về sức khỏe con người: Mặc dù không trực tiếp bàn về sức khỏe, nhưng những người theo quan điểm mác-xít đều xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng, khẳng định: con người là một thực thể sinh học xã hội. Trên cơ sở kế thừa những giá trị của học thuyết Đác-uyn về nguồn gốc loài người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, C. Mác đã khẳng định rằng, con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, là bộ phận của tự nhiên, gắn bó với tự nhiên cho nên con người luôn chứa đựng những yếu tố của tự nhiên - đó là yếu tố sinh học. Bên cạnh việc khẳng định con người phải tuân theo những quy luật sinh học, quy luật của tự nhiên như tìm kiếm thức ăn, nước uống từ tự nhiên; đấu tranh để sinh tồn, cơ thể con người phải tuân theo những quy luật của môi trường, quy luật biến dị, tiến hóa… Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng.
Với quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa con người và xã hội, bằng phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng, Ph. Ăng-ghen coi bệnh tật là biểu hiện, là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp cả an toàn công nghiệp và chất lượng thực phẩm. Ông đưa ra hai quan điểm cơ bản: Thứ nhất, bệnh tật không phải là sản phẩm bản chất cá nhân và tai nạn, mà là sản phẩm của tổ chức công nghiệp; Thứ hai, ông bác bỏ quan niệm thần học khi giải thích sự bất công trong xã hội và khẳng định, ốm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của các điều kiện xã hội, chứ không phải là sự cố mà sinh vật không thể tránh khỏi. Ph. Ăng-ghen xem xét việc sản sinh ra bệnh tật trong mối quan hệ bệnh tật với sự nghèo khổ và các điều kiện sống ở đô thị, là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp, quyền sở hữu tài sản xã hội và những quan hệ xã hội do quyền sở hữu đó.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe: Kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống của dân tộc ta về sức khỏe, kết hợp với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về phát triển con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về sức khỏe rất giản dị và dễ hiểu nhưng lại chứa đựng cả một nội dung rộng lớn, nêu bật bản chất của vấn đề “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Quan niệm về sức khỏe của Người trước hết là sự thống nhất giữa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, mang tính khái quát cao và rất hàm súc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Một là, người khỏe mạnh không chỉ có cơ thể cường tráng mà còn có tinh thần thoải mái, lành mạnh. Ngược lại, tinh thần có lành mạnh thì cơ thể mới khỏe khoắn. Là người rất thực tiễn và duy vật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao yếu tố tinh thần, ý chí. Trong thời kì lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và khó khăn chống thực dân pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ý thức một cách sâu sắc rằng: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”; “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”.
Hai là, sức khỏe gắn liền với cuộc sống lao động, gắn với nếp sống đẹp. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan niệm sức khỏe của con người không chỉ là ăn, ngủ, sinh hoạt,… mà còn gắn liền với nếp sống đẹp, yêu lao động, là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hướng tới thực tiễn sản xuất lao động. Theo Người: “tự cung thanh đạm”- sinh hoạt vật chất vừa và đủ; “tinh thần sảng”- trạng thái tinh thần thanh thản, sáng suốt; “tố sự thung dung”- hướng tới lao động hữu ích - để hưởng cuộc sống lâu dài.
Ba là, sức khỏe cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mỗi người dân, đến sức khỏe của toàn dân tộc. Theo Người: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh,…dân cường thì quốc thịnh”.
Cách đặt vấn đề và quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa phương pháp luận cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn có liên quan đến con người. Khi sức khỏe đã bao hàm cả về thể chất lẫn tinh thần thì sự chăm lo đến con người nói chung và sức khỏe nói riêng phải kết hợp cả những biện pháp vật chất và tinh thần.
Quan niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở khái niệm của WHO: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” và được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên.
Sức khỏe thể chất: Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát, đó là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất thể hiện ở: Sức lực (khả năng hoạt động cơ bắp mạnh); sự nhanh nhẹn (khả năng phản ứng nhanh); sự dẻo dai (làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi); khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh; khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế, xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Đó là những yếu tố được coi có tính quyết định đến sức khỏe con người.
Các yếu tố về di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc của những đoạn gen nào đó có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Hiện nay, y học đã có thể sử dụng bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán một số bệnh như: thiếu máu do hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang tụy, bệnh đái tháo đường (đây là những bệnh có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ sau)… Phần lớn các yếu tố gen thường không thể thay đổi được và đến nay, y học mới chỉ có thể can thiệp được ở mức hạn chế.
Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực… Môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước, thiên tai, thảm họa. Môi trường sống, làm việc: tình trạng khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đường sá xuống cấp; lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây tử vong hoặc thương tích cho nhiều người.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Hệ thống chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của người dân. Chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có đầy đủ hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với người bệnh; trình độ chuyên môn của cán bộ y tế có đáp ứng được yêu cầu không; tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe đặc biệt chuyên sâu, y tế nhà nước hay y tế tư nhân). Tình trạng sức khỏe cá nhân và cộng đồng tốt hay xấu phụ thuộc nhiều bởi tình trạng xấu hay tốt của những yếu tố trên thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục, hành vi về dinh dưỡng, về vệ sinh môi trường… Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục và nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…
Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 46/NĐ/TW ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội góp phần bảo đảm nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe phải được coi là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”(1). Vì vậy, việc nghiên cứu những yếu tố quyết định đến sức khỏe là quan trọng và cần thiết, đó là căn cứ lý luận để chúng ta có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng, bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
----------------------------------------------------------
(1) Ban Khoa giáo Trung ương (2006), Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác khoa giáo: Chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số - gia đình và trẻ em; thể dục thể thao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Sức khỏe có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan điểm chung, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia không thể phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sức khỏe quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của con người. Do vậy, sức khỏe cần phải được nhìn nhận như tài sản của con người và xã hội, hơn bất cứ của cải vật chất nào. Nhưng sức khỏe là gì, thì nhân loại từng có một thời gian dài chưa thống nhất về quan niệm. Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự sống, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe dưới nhiều góc độ khác nhau như y học, xã hội học, kinh tế học, kinh tế chính trị.
Ngay từ thời cổ đại, người Phương Đông với quan niệm tương đối toàn diện, xem sức khỏe của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà còn thoải mái cả về đời sống tinh thần. Theo Triết học Ấn độ Cổ đại, vũ trụ bao gồm 5 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí và phần siêu trần của bầu trời, tạo nên những yếu tố cơ bản của cơ thể con người. Tuy nhiên, trong cơ thể con người, sự sống không chỉ phụ thuộc vào 5 thành phần của cơ thể mà còn phụ thuộc vào sự hiện diện bình thường của các giác quan, vào tinh thần và tâm hồn. Quan niệm sức khỏe là do “chất khí” quy định, nên theo họ, quá trình hô hấp của con người là do sự hút “chất khí” vào cơ thể, nếu “chất khí” vào cơ thể mà trong sạch thì cơ thể khỏe mạnh, còn khi “chất khí” bị ô nhiễm sẽ sinh ốm đau, bệnh tật. Vì thế, người có sức khỏe là người có sự cân bằng các yếu tố trong cơ thể, các yếu tố đó hoạt động thích hợp, tức là người có tinh thần, tâm hồn thoải mái.
Người Trung Quốc cổ đại quan niệm về sức khỏe và bệnh tật dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết âm dương, ngũ hành. Theo thuyết âm dương, mọi sự vật và hiện tượng đều xuất phát và bị chi phối bởi hai thế lực vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau là âm và dương. Mối quan hệ giữa hai thế lực này quy định, chi phối sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Thuyết ngũ hành của người Trung Quốc cổ đại chia các phủ tạng trong cơ thể con người theo các hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các bộ phận của con người có sự liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau vận động, biến đổi không ngừng theo quy luật sinh, khắc, chế, ước của ngũ hành. Trên cơ sở thuyết âm dương, ngũ hành, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, trong cơ thể con người, nếu các yếu tố âm dương trở nên thiên lệch, ngũ hành trở nên thái quá hoặc bất cập sẽ làm cơ thể tổn thương, tinh thần không ổn định, thì bệnh tật nhất định sẽ nảy sinh và sức khỏe của con người do đó mà suy giảm.
Từ thời cổ đại, Phương Tây đã xuất hiện những quan niệm về sức khỏe và coi sức khỏe của con người là một phức hợp phức tạp bao gồm nhiều yếu tố. Thuyết thể dịch (humour theory) - tiêu biểu cho quan niệm về sức khỏe ở Phương Tây - học thuyết về cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người được phát triển bởi các thầy thuốc cũng như các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thuyết này được nâng lên một tầm cao mới cả về lý luận lẫn thực hành nhờ công của Hippocrates (được coi là ông tổ nghề Y), đã tách y học ra khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo và thần quyền. Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người khỏe mạnh. Bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch - tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là đất, nước, lửa, không khí (tạo nên sự thay đổi trong thiên nhiên như ấm, lạnh, nóng, khô). Theo ông, bệnh tật, sức khỏe là hậu quả của việc thay đổi vật chất trong cơ thể chứ không phải là biểu hiện ý muốn của thượng đế, ma quái hay lực lượng siêu nhiên.
Quan điểm mác-xít về sức khỏe con người: Mặc dù không trực tiếp bàn về sức khỏe, nhưng những người theo quan điểm mác-xít đều xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng, khẳng định: con người là một thực thể sinh học xã hội. Trên cơ sở kế thừa những giá trị của học thuyết Đác-uyn về nguồn gốc loài người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, C. Mác đã khẳng định rằng, con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, là bộ phận của tự nhiên, gắn bó với tự nhiên cho nên con người luôn chứa đựng những yếu tố của tự nhiên - đó là yếu tố sinh học. Bên cạnh việc khẳng định con người phải tuân theo những quy luật sinh học, quy luật của tự nhiên như tìm kiếm thức ăn, nước uống từ tự nhiên; đấu tranh để sinh tồn, cơ thể con người phải tuân theo những quy luật của môi trường, quy luật biến dị, tiến hóa… Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng.
Với quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa con người và xã hội, bằng phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng, Ph. Ăng-ghen coi bệnh tật là biểu hiện, là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp cả an toàn công nghiệp và chất lượng thực phẩm. Ông đưa ra hai quan điểm cơ bản: Thứ nhất, bệnh tật không phải là sản phẩm bản chất cá nhân và tai nạn, mà là sản phẩm của tổ chức công nghiệp; Thứ hai, ông bác bỏ quan niệm thần học khi giải thích sự bất công trong xã hội và khẳng định, ốm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của các điều kiện xã hội, chứ không phải là sự cố mà sinh vật không thể tránh khỏi. Ph. Ăng-ghen xem xét việc sản sinh ra bệnh tật trong mối quan hệ bệnh tật với sự nghèo khổ và các điều kiện sống ở đô thị, là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp, quyền sở hữu tài sản xã hội và những quan hệ xã hội do quyền sở hữu đó.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe: Kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống của dân tộc ta về sức khỏe, kết hợp với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về phát triển con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về sức khỏe rất giản dị và dễ hiểu nhưng lại chứa đựng cả một nội dung rộng lớn, nêu bật bản chất của vấn đề “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Quan niệm về sức khỏe của Người trước hết là sự thống nhất giữa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, mang tính khái quát cao và rất hàm súc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Một là, người khỏe mạnh không chỉ có cơ thể cường tráng mà còn có tinh thần thoải mái, lành mạnh. Ngược lại, tinh thần có lành mạnh thì cơ thể mới khỏe khoắn. Là người rất thực tiễn và duy vật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao yếu tố tinh thần, ý chí. Trong thời kì lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và khó khăn chống thực dân pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ý thức một cách sâu sắc rằng: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”; “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”.
Hai là, sức khỏe gắn liền với cuộc sống lao động, gắn với nếp sống đẹp. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan niệm sức khỏe của con người không chỉ là ăn, ngủ, sinh hoạt,… mà còn gắn liền với nếp sống đẹp, yêu lao động, là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hướng tới thực tiễn sản xuất lao động. Theo Người: “tự cung thanh đạm”- sinh hoạt vật chất vừa và đủ; “tinh thần sảng”- trạng thái tinh thần thanh thản, sáng suốt; “tố sự thung dung”- hướng tới lao động hữu ích - để hưởng cuộc sống lâu dài.
Ba là, sức khỏe cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mỗi người dân, đến sức khỏe của toàn dân tộc. Theo Người: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh,…dân cường thì quốc thịnh”.
Cách đặt vấn đề và quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa phương pháp luận cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn có liên quan đến con người. Khi sức khỏe đã bao hàm cả về thể chất lẫn tinh thần thì sự chăm lo đến con người nói chung và sức khỏe nói riêng phải kết hợp cả những biện pháp vật chất và tinh thần.
Quan niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở khái niệm của WHO: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” và được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên.
Sức khỏe thể chất: Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát, đó là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất thể hiện ở: Sức lực (khả năng hoạt động cơ bắp mạnh); sự nhanh nhẹn (khả năng phản ứng nhanh); sự dẻo dai (làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi); khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh; khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế, xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Đó là những yếu tố được coi có tính quyết định đến sức khỏe con người.
Các yếu tố về di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc của những đoạn gen nào đó có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Hiện nay, y học đã có thể sử dụng bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán một số bệnh như: thiếu máu do hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang tụy, bệnh đái tháo đường (đây là những bệnh có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ sau)… Phần lớn các yếu tố gen thường không thể thay đổi được và đến nay, y học mới chỉ có thể can thiệp được ở mức hạn chế.
Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực… Môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước, thiên tai, thảm họa. Môi trường sống, làm việc: tình trạng khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đường sá xuống cấp; lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây tử vong hoặc thương tích cho nhiều người.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Hệ thống chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của người dân. Chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có đầy đủ hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với người bệnh; trình độ chuyên môn của cán bộ y tế có đáp ứng được yêu cầu không; tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe đặc biệt chuyên sâu, y tế nhà nước hay y tế tư nhân). Tình trạng sức khỏe cá nhân và cộng đồng tốt hay xấu phụ thuộc nhiều bởi tình trạng xấu hay tốt của những yếu tố trên thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục, hành vi về dinh dưỡng, về vệ sinh môi trường… Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục và nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…
Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 46/NĐ/TW ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội góp phần bảo đảm nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe phải được coi là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”(1). Vì vậy, việc nghiên cứu những yếu tố quyết định đến sức khỏe là quan trọng và cần thiết, đó là căn cứ lý luận để chúng ta có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng, bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
----------------------------------------------------------
(1) Ban Khoa giáo Trung ương (2006), Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác khoa giáo: Chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số - gia đình và trẻ em; thể dục thể thao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Hội nghị tập huấn về công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 khu vực phía Bắc  (13/04/2017)
Tổng Bí thư thăm xã đặc biệt khó khăn Ayun của tỉnh Gia Lai  (12/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc-Morava  (12/04/2017)
Pháp đẩy mạnh tốc độ “xoay trục” sang châu Á  (12/04/2017)
Yêu cầu điều tra vụ ép doanh nghiệp vận tải đóng tiền bảo kê  (12/04/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay