Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đó là lời Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của Đảng trong việc chăm lo giáo dục và bồi dưỡng lớp thanh niên. Bác viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Lớp thanh niên Bác Hồ đề cập trong Di chúc đó, ngày nay, sau gần 40 năm, đã là lớp tuổi trên dưới 60, lớp người đã và đang giữ nhiều trọng trách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có những đồng chí đang là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Điều quan trọng hơn nữa là lớp thanh niên Bác Hồ nói đây lại không chỉ là lớp thanh niên của một thời kỳ nhất định mà là những lớp thanh niên nối tiếp nhau trong dòng chảy lịch sử của cách mạng, của dân tộc và đất nước ta.
Bản thân Bác Hồ, ngay từ lúc mới ra đi tìm đường cứu nước và bước những bước đầu tiên trong đời hoạt động cách mạng là một thanh niên. Lớp các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối thời đó như Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu đã tìm thấy ở Nguyễn Ái Quốc niềm hy vọng cuối đời của mình.
Ngày 18-2-1922, trong thư gửi Nguyễn Ái Quốc, cụ Phan Châu Trinh viết: “Tôi tự ví thân tôi như con ngựa già hết nước kiệu, phi nước tế. Thân tôi tựa như chim lồng cá chậu. Vả lại cây già thì gió dễ lay, người già thì trí dễ lẫn. Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê...” Còn Nguyễn Ái Quốc thì được cụ Phan ví “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông”. Cụ Phan tin rằng “Không bao lâu nữa cái chủ nghĩa Anh tôn thờ (ý nói chủ nghĩa Mác - Lê-nin) sẽ thâm căn cố đế (sâu rễ bền gốc) trong đám dân tình, chí sĩ nước ta”. Sau khi về nước, Cụ thổ lộ với các chiến hữu của mình trước khi qua đời rằng: “Sự nghiệp độc lập nước nhà trông cậy vào Nguyễn Ái Quốc”(1)
Ngày 14-2-1925, trong thư gửi Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) ở Quảng Châu (Trung Quốc), cụ Phan Bội Châu viết: “Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ già này với cháu thì bác thấy rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của chau, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được...”(2)
Nhà cách mạng trẻ Nguyễn Ái Quốc vô cùng xúc động về sự tin cậy và “ủy thác” “thừa kế” của các vị tiền bối cách mạng. Song không chỉ vì thế mà Người đã truyền lại tình cảm ấy cho các thế hệ con cháu mai sau. Bác Hồ, suốt cuộc đời của mình coi thế hệ trẻ là lực lượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của dân tộc.
Năm 1925, trong bài Gửi thanh niên An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc nhở: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Cũng năm 1925, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người tập họp họ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Người hiểu rõ rằng “muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên”.
Từ đó đến nay, biết bao lớp thanh niên đã lần lượt trưởng thành, nối tiếp nhau giương cao ngọn cờ cách mạng: thế hệ thời dựng Đảng và hoạt động bí mật, thế hệ của cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến lần thứ nhất; thế hệ của cuộc kháng chiến lần thứ hai; thế hệ thời kỳ xây dựng chủ nghĩa và đổi mới,...
Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 9-1945, trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác Hồ đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(3).
Tháng 1-1946, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Bác viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Vậy qua năm mới các cháu phải xung phong thực hành đời sống mới...”(4)
Tháng 8-1947, trong Thư gửi các bạn thanh niên, Bác lại viết: “Người ta thường nói: Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại, phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”(5)
Tháng 9-1950, viết tặng một đơn vị Thanh niên xung phong, Bác khuyên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Có chí ắt làm nên”(6)
Với tuổi nhi đồng, Bác căn dặn: Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới...
Tháng 1-1955, sau khi tiếp quản Thủ đô, tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, Bác nói: “Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”(7)
Tháng 8-1958, nói chuyện với Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, Bác nhắc nhở: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình, tức là thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két vì chẳng những không làm được gì có ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng không có lợi cho loài người”(8) .
Bác khẳng định, để thế hệ trẻ xứng đáng với tương lai thì không những thế hệ trẻ phải tự rèn luyện mà thế hệ đi trước, những bậc cha anh phải có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của cách mạng, của Đảng.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những người xã hội chủ nghĩa”. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Những tư tưởng lớn, cũng là đạo đức lớn ấy của Bác mãi mãi định hướng cho việc xây dựng con người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Trồng người trong thời đại chúng ta ngày nay là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người yêu nước nồng nàn, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, lối sống và tác phong xã hội chủ nghĩa, có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình, công việc mà mình đảm nhận, đồng thời, để với tư cách là công dân, tham gia có hiệu quả vào việc làm chủ nhà nước và xã hội.
Trong sự nghiệp trồng người, trực tiếp là chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Bác Hồ luôn xác định vị trí, vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo.
Hơn một tháng sau khi giành được chính quyền, Bác nói: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Vì: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.
Bác nhấn mạnh: “Bây giờ xây dựng kinh tế. Không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”.
Trong kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ, Bác đều khẳng định: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc”. “Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà’.
Coi trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, Bác nói: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.”
Về mối quan hệ giữa nhà trường, xã hội và gia đình trong giáo dục, Bác nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”.
Nhấn mạnh vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc đào tạo thế hệ trẻ, Bác viết: Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” là bảo đảm vững chắc cho cách mạng trường tồn cùng dân tộc!
(4) Hồ Chí Minh: Sđd, t 4, tr 167
(5) Hồ Chí Minh: Sđd, t 5, tr 185 - 186
(6) Hồ Chí Minh: Sđd, t 6, tr 195
(7) Hồ Chí Minh: Sđd, t 7, tr 454 - 455
(8) Hồ Chí Minh: Sđd, t 9, tr 172
Lạm phát không thể tăng tới mức 2 con số  (15/08/2007)
Mức tiêu dùng giữa các vùng còn chênh lệch lớn  (15/08/2007)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  (15/08/2007)
Những đỉnh cao chỉ huy: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới  (14/08/2007)
Dự báo tình hình thế giới nửa cuối năm 2007 và năm 2008  (14/08/2007)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm