Thắng lợi trên chiến trường Cánh đồng Chum là kết quả của đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình của hai Ðảng
Ngày 13-9, tại tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đã khai mạc Hội thảo quốc tế "Ðoàn kết Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đánh bại chiến dịch "Cù Kiệt" của đế quốc Mỹ tại Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng". Chủ trì Hội thảo, về phía Việt Nam, có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án Biên soạn "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào".
Về phía nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có các đồng chí: Bun-nhăng Vo-la-chít, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Xa-mản Vi-nha-kệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận và Văn hóa Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn "Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam". Dự Hội thảo còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành hữu quan của hai nước Việt Nam và Lào; lãnh đạo tỉnh Nghệ An của Việt Nam và tỉnh Xiêng Khoảng của Lào cùng đông đảo các cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử và các đồng chí từng tham gia chiến dịch Cánh đồng Chum; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu biên soạn lịch sử hai nước Việt Nam và Lào.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội thảo, đồng chí Trương Tấn Sang bày tỏ niềm xúc động và tự hào được trở lại Cánh đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng, vùng đất truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước Lào anh em. Nơi đây, trong quá khứ gian khổ, ác liệt của chiến tranh, biết bao đồng chí, đồng bào của hai nước Lào - Việt Nam đã bền gan, sát cánh chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng, những huyền thoại của thế kỷ 20, trở thành biểu tượng cao đẹp, mẫu mực, thủy chung hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Ðồng chí Trương Tấn Sang khẳng định, nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn sâu sắc Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước và nhân dân Lào nói chung và nhân dân Xiêng Khoảng nói riêng với tấm lòng son sắt đầy nghĩa tình, vô tư và trong sáng, đã vượt qua "mưa bom bão đạn" dành cho Cách mạng Việt Nam tất cả tình cảm cao quý, của cải vật chất, thậm chí cả xương máu nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ cơ sở đảng, bộ đội tình nguyện Việt Nam trong những tháng năm gian khó nhất để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ðồng chí Trương Tấn Sang đề nghị Hội thảo xác định rõ hơn vị trí và tầm quan trọng chiến lược của địa bàn Cánh đồng Chum đã gắn kết sự nghiệp cách mạng của Ðảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào cùng kháng chiến chống kẻ thù chung. Qua đó, làm rõ vì sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ luôn coi trọng vị trí chiến lược của chiến trường Cánh đồng Chum, coi đây là một trong ba địa bàn chiến lược quan trọng nhất ở Ðông Dương. Từ đó, sẽ nhìn nhận thấu đáo hơn vị trí quan trọng của vùng đất này trong công cuộc xây dựng, bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Hội thảo cần tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc hơn những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi to lớn trên chiến trường Cánh đồng Chum, góp phần làm nên thắng lợi thần kỳ trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của hai dân tộc. Thắng lợi trên chiến trường Cánh đồng Chum là kết quả của một đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình của hai Ðảng. Thông qua các sự kiện lịch sử Cánh đồng Chum để làm rõ thêm sự đóng góp của lịch sử, tạo nên mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào không ngừng phát triển.
Trước những thành quả đạt được của công cuộc đổi mới và tự hào về truyền thống đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng trong lịch sử của Ðảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, đồng chí Trương Tấn Sang bày tỏ phấn khởi trước sự phát triển ngày càng đi vào chiều sâu, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Ðồng chí khẳng định, trong chủ trương phát triển sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, phát huy truyền thống, duy trì các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai Ðảng, hai Nhà nước; tăng cường trao đổi lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới và xây dựng Ðảng, các hoạt động giao lưu hữu nghị; đẩy mạnh giáo dục truyền thống sâu rộng trong nhân dân và thế hệ trẻ hai nước; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển toàn diện, bền vững; không ngừng mở rộng hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước; phối hợp xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, đồng chí Bun-nhăng Vo-la-chít nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Ðoàn đại biểu của Việt Nam tới dự Hội thảo, bày tỏ xúc động về tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản khởi xướng và sáng lập, được tăng cường vun đắp và củng cố vững chắc, ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng. Ðồng chí Bun-nhăng Vo-la-chít khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để bảo vệ, giữ gìn và vun đắp mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi.
Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị hai nước về công tác biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tại Hội thảo lần này, các đại biểu của hai nước tập trung thảo luận nhằm tiếp tục nghiên cứu, khai thác và bổ sung tài liệu vào cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào để hoàn thành vào cuối năm 2010, đồng thời cung cấp tài liệu phong phú vào công tác giáo dục truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt-Lào cho thế hệ trẻ nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị, gắn bó giữa hai Ðảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
* Sáng cùng ngày, Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại hai Ðài tưởng niệm liệt sĩ Lào và Việt Nam; đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
* Trước đó, ngày 12-9, Ðoàn đã đến dâng hương tại khu tưởng niệm 374 cán bộ, chuyên gia, nhân dân bị bom Mỹ giết hại năm 1968 tại hang Thặm Piu, tỉnh Xiêng Khoảng.
* Sáng 13-9, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã tặng quà tỉnh Xiêng Khoảng trị giá gần hai tỷ đồng gồm gạo, máy tính, tấm lợp.../.
Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa  (14/09/2010)
Số người nghèo đói sẽ giảm một nửa vào năm 2015  (14/09/2010)
Ngày mai, 15-9, công bố các Dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng  (14/09/2010)
Diễn đàn Câu lạc bộ quốc tế “Valdai” lần thứ VII: “Nước Nga- lịch sử và tương lai”  (14/09/2010)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận phân bổ nguồn vốn ngân sách  (13/09/2010)
Đồng chí Lương Ngọc Bính là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình  (13/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay