Hội nghị thượng đỉnh G20 và giải pháp thoát khỏi sự “hỗn loạn” của thế giới
17:25, ngày 26-07-2017
TCCSĐT - Trong hai ngày 07 và 08-7, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra ở Hamburg (CHLB Đức). Chủ đề hội nghị là “Định hình một thế giới kết nối” với chương trình nghị sự: Tạo dựng nền tảng tự cường; Tăng cường tính bền vững; và Tăng cường trách nhiệm. Thủ tướng nước chủ nhà bà Angela Merkel cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh năm nay phải đối mặt với một thế giới “hỗn loạn”.
Từ hội nghị đến hành lang…
5 phiên thảo luận của Hội nghị hướng tới các mục tiêu: xây dựng một nền kinh tế toàn cầu tự cường, bền vững và bao trùm; thúc đẩy các ưu tiên về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, xây dựng nền kinh tế phi carbon hóa; thúc đẩy sử dụng thận trọng và chống nhờn kháng sinh trong tất cả các lĩnh vực; hỗ trợ châu Phi, vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới; vấn đề việc làm, cạnh tranh trong nền kinh tế số.
Theo giới quan sát, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng các cuộc thảo luận cho thấy còn tồn tại những bất đồng và hội nghị diễn ra trong bầu không khí căng thẳng giữa các bên. Nhiều vấn đề nóng như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, khủng hoảng Syria, vùng Vịnh… đã được đưa ra bàn thảo tại phiên họp chính thức và các cuộc gặp thượng đỉnh bên lề Hội nghị.
Tại Hội nghị, ngoại trừ Mỹ, 19 nước thành viên đã khẳng định ủng hộ tự do thương mại, trong đó cam kết tăng cường hợp tác, sử dụng đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, cải cách cơ cấu, chống chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Hội nghị mở đầu bằng một cuộc thảo luận về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo G20 đã ghi nhận và nhấn mạnh các thành viên khác trong G20 tiếp tục thực hiện các cam kết theo thỏa thuận, bất chấp quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Trên mạng Twitter, Tổng thống Mỹ chia sẻ rằng, ông trông đợi cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nơi chắc chắn có “nhiều vấn đề cần thảo luận”. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng cuộc gặp này “là dịp tốt để trao đổi” quan điểm về bản chất mối quan hệ giữa hai nước.
Trên thực tế, trong thời gian 2h15’, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ D.Trump đã có cuộc hội đàm kín nhằm thảo luận riêng các vấn đề như: việc Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử ở nước này, vấn đề Syria, cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, các vấn đề về sự ổn định chiến lược, và mối quan hệ song phương Nga - Mỹ… Cuộc gặp được đánh giá là “rất tích cực”, tuy nhiên, khi kết thúc thảo luận chỉ có vấn đề ngừng bắn tại miền Nam Syria đã được hai bên nhất trí và sẽ thực hiện vào 12h ngày 09-7.
Còn quá nhiều sự khác biệt…
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này đã phải đối mặt với số cuộc khủng hoảng quốc tế trong một thế giới mà Thủ tướng Đức A.Merkel đã miêu tả là “hỗn loạn” với nhiều mâu thuẫn mà các bên khó bề thống nhất trong các phương thức giải quyết.
Theo quan điểm của Mỹ, những vấn đề quan trọng nhất lại nằm ngoài chương trình nghị sự của G20 như vấn đề chính sách tài chính toàn cầu, cấu trúc kinh tế của thế giới đang trong quá trình số hóa, các chương trình đầu tư vào châu Phi và vấn đề gia tăng quyền bình đẳng cho phụ nữ…
Tổng thống Mỹ D.Trump dự định tập trung sự chú ý của Mỹ vào các cuộc gặp với các nước lớn (Nga, Trung Quốc) với những cáo buộc vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Quốc không gây áp lực đủ mạnh lên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster nói rằng, Tổng thống D.Trump không có một chương trình nghị sự cụ thể nào cho cuộc gặp với Tổng thống V.Putin. Ông McMaster nói với các phóng viên: “Tổng thống D.Trump sẽ thảo luận bất cứ điều gì mà ông ấy muốn đề cập”. Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel lại muốn có cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga V.Putin để bàn về về tình hình quan hệ EU - Nga và tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine.
Về vấn đề tên lửa, hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên, phía Nga đã cảnh báo chính quyền của ông D.Trump chớ có sử dụng biện pháp quân sự chống nước này. Trước đó, cả Nga và Trung Quốc đã đề xuất hai bên đều chủ động làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng cách ngừng thử vũ khí từ phía Triều Tiên, và ngừng tập trận chung Mỹ - Hàn cũng như ngừng triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong cuộc họp kín giữa hai ông V.Putin và D.Trump “đã có một cuộc trao đổi khá khả quan” về việc làm thế nào để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, mặc dù vẫn có sự “nhìn nhận khác nhau” giữa hai nước Mỹ và Nga.
Về khủng hoảng vùng Vịnh, cũng khó có tiếng nói chung do các nước lớn khu vực và thế giới đều có lợi ích từ hai bên mâu thuẫn. Trong khi 13 tối hậu thư của 4 quốc gia vùng Vịnh đã bị Qatar từ chối, thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại công khai ủng hộ Qatar, khiến dư luận đang chờ đợi Tổng thống Mỹ đưa ra một tuyên bố rõ ràng về vấn đề này tại Hội nghị G20 này.
Vấn đề nhận diện thế nào là chủ nghĩa khủng bố cũng là một lý do gây tranh cãi không chỉ trong các nước vùng Vịnh mà còn là đối với cả các nước trong G20 kể cả EU, Mỹ, Nga… khiến Hội nghị thượng đỉnh lần này phải xem xét kỹ lưỡng. Theo đó, Tuyên bố chung G20 chỉ nhấn mạnh một trong những giải pháp tích cực là chống lại việc tài trợ cho khủng bố thông qua trao đổi thông tin, hối thúc lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) gồm 37 nước thành viên ngăn chặn hiệu quả các nguồn tài trợ cho khủng bố.
Và có ít sự kỳ vọng…
G20 là một diễn đàn chiếm gần 70% dân số thế giới, 85% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Tổ chức này đã chứng minh khả năng và tầm ảnh hưởng lớn của mình trong việc hoạch định và dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng đã nhiều lần G20 rơi vào bất đồng vì không tìm được tiếng nói chung.
Theo giới quan sát, tuyên bố chung về ngăn chặn tài trợ khủng bố là sự đồng thuận hiếm hoi đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này trong bối cảnh Mỹ và các nước ngày càng chia rẽ về các vấn đề như thương mại tự do và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Các hãng thông tấn nước ngoài như Hãng tin AFP còn bình luận Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, vốn là một sự kiện ngoại giao thường niên, đã trở thành một trong những hội nghị “bão táp” nhất trong lịch sử của G20.
Thế giới đã chứng kiến nhiều biến động khó lường trong thời gian gần đây. Việc Tổng thống Mỹ D.Trump triển khai chính sách bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa, rút cam kết với TPP, đàm phán lại về TTIP… đã gây áp lực lên hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu. Trước đó, Brexit cũng đã gây tác động tiêu cực đối với thế giới được ví là một đòn mạnh giáng vào các nỗ lực duy trì ổn định và thịnh vượng của các quốc gia. Chủ nghĩa dân túy lên ngôi cũng gây ra làn sóng phản đối quá trình toàn cầu hóa lan rộng, cản trở động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Trong nội tình các nước thành viên G20 cũng phải đối mặt với những mâu thuẫn và cạnh tranh quyết liệt về địa - chính trị. Trong khi Thủ tướng Đức A.Merkel thừa nhận về sự “bất đồng trong vấn đề biến đổi khí hậu”, thì ông D.Trump lại tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris và cho đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng.
Thương mại cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nguyên nhân là do sự khác biệt về quan điểm khi các quốc gia G20 chủ trương hình thành thị trường mở và xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, trái lại Tổng thống Mỹ Trump lại theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, theo giới quan sát trong gần cuối ngày thảo luận thứ hai, các bên đã có những nhượng bộ nhất định. Theo đó, G20 ghi nhận Mỹ rút khỏi Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu, và “Nước Mỹ cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các nước khác để đảm bảo họ có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch một cách hiệu quả và sạch sẽ hơn”.
Về thương mại, thông cáo chung nêu rõ: “Chúng tôi sẽ luôn mở cửa thị trường, quan tâm đến tầm quan trọng của thương mại và các khung đầu tư giúp đôi bên cùng có lợi”. G20 sẽ “tiếp tục đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm tất cả hoạt động thương mại không công bằng, và ghi nhận quy định về các công cụ bảo vệ thương mại hợp pháp”. Vì thế, trong bài phát biểu khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Đức A.Merkel nói: “Rõ là chúng ta đã không hoàn toàn đạt được sự đồng thuận, nhưng những khác biệt không phải không được nêu ra, nó đã được nhắc tới rất rõ ràng”. Bà A.Merkel thừa nhận quá trình đàm phán để đưa ra thông cáo chung là “rất khó khăn”, nhưng sau đó đã có sự “nhượng bộ”.
Như vậy, trong bối cảnh “hỗn loạn” của thế giới, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã đạt được một số đồng thuận nhất định. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, nhất là sự phân hóa trong cách tiếp cận về xu hướng phát triển kinh tế thế giới, vấn đề khủng bố và an ninh toàn cầu…. Vì thế, giới nghiên cứu quốc tế và dư luận cho rằng, việc “Định hình một thế giới kết nối” có thể sẽ còn phải trải qua nhiều nỗ lực hơn nữa của các thành viên G20, nhất là vai trò của các nước đầu tàu./.
5 phiên thảo luận của Hội nghị hướng tới các mục tiêu: xây dựng một nền kinh tế toàn cầu tự cường, bền vững và bao trùm; thúc đẩy các ưu tiên về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, xây dựng nền kinh tế phi carbon hóa; thúc đẩy sử dụng thận trọng và chống nhờn kháng sinh trong tất cả các lĩnh vực; hỗ trợ châu Phi, vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới; vấn đề việc làm, cạnh tranh trong nền kinh tế số.
Theo giới quan sát, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng các cuộc thảo luận cho thấy còn tồn tại những bất đồng và hội nghị diễn ra trong bầu không khí căng thẳng giữa các bên. Nhiều vấn đề nóng như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, khủng hoảng Syria, vùng Vịnh… đã được đưa ra bàn thảo tại phiên họp chính thức và các cuộc gặp thượng đỉnh bên lề Hội nghị.
Tại Hội nghị, ngoại trừ Mỹ, 19 nước thành viên đã khẳng định ủng hộ tự do thương mại, trong đó cam kết tăng cường hợp tác, sử dụng đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, cải cách cơ cấu, chống chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Hội nghị mở đầu bằng một cuộc thảo luận về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo G20 đã ghi nhận và nhấn mạnh các thành viên khác trong G20 tiếp tục thực hiện các cam kết theo thỏa thuận, bất chấp quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Trên mạng Twitter, Tổng thống Mỹ chia sẻ rằng, ông trông đợi cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nơi chắc chắn có “nhiều vấn đề cần thảo luận”. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng cuộc gặp này “là dịp tốt để trao đổi” quan điểm về bản chất mối quan hệ giữa hai nước.
Trên thực tế, trong thời gian 2h15’, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ D.Trump đã có cuộc hội đàm kín nhằm thảo luận riêng các vấn đề như: việc Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử ở nước này, vấn đề Syria, cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, các vấn đề về sự ổn định chiến lược, và mối quan hệ song phương Nga - Mỹ… Cuộc gặp được đánh giá là “rất tích cực”, tuy nhiên, khi kết thúc thảo luận chỉ có vấn đề ngừng bắn tại miền Nam Syria đã được hai bên nhất trí và sẽ thực hiện vào 12h ngày 09-7.
Còn quá nhiều sự khác biệt…
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này đã phải đối mặt với số cuộc khủng hoảng quốc tế trong một thế giới mà Thủ tướng Đức A.Merkel đã miêu tả là “hỗn loạn” với nhiều mâu thuẫn mà các bên khó bề thống nhất trong các phương thức giải quyết.
Theo quan điểm của Mỹ, những vấn đề quan trọng nhất lại nằm ngoài chương trình nghị sự của G20 như vấn đề chính sách tài chính toàn cầu, cấu trúc kinh tế của thế giới đang trong quá trình số hóa, các chương trình đầu tư vào châu Phi và vấn đề gia tăng quyền bình đẳng cho phụ nữ…
Tổng thống Mỹ D.Trump dự định tập trung sự chú ý của Mỹ vào các cuộc gặp với các nước lớn (Nga, Trung Quốc) với những cáo buộc vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Quốc không gây áp lực đủ mạnh lên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster nói rằng, Tổng thống D.Trump không có một chương trình nghị sự cụ thể nào cho cuộc gặp với Tổng thống V.Putin. Ông McMaster nói với các phóng viên: “Tổng thống D.Trump sẽ thảo luận bất cứ điều gì mà ông ấy muốn đề cập”. Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel lại muốn có cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga V.Putin để bàn về về tình hình quan hệ EU - Nga và tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine.
Về vấn đề tên lửa, hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên, phía Nga đã cảnh báo chính quyền của ông D.Trump chớ có sử dụng biện pháp quân sự chống nước này. Trước đó, cả Nga và Trung Quốc đã đề xuất hai bên đều chủ động làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng cách ngừng thử vũ khí từ phía Triều Tiên, và ngừng tập trận chung Mỹ - Hàn cũng như ngừng triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong cuộc họp kín giữa hai ông V.Putin và D.Trump “đã có một cuộc trao đổi khá khả quan” về việc làm thế nào để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, mặc dù vẫn có sự “nhìn nhận khác nhau” giữa hai nước Mỹ và Nga.
Về khủng hoảng vùng Vịnh, cũng khó có tiếng nói chung do các nước lớn khu vực và thế giới đều có lợi ích từ hai bên mâu thuẫn. Trong khi 13 tối hậu thư của 4 quốc gia vùng Vịnh đã bị Qatar từ chối, thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại công khai ủng hộ Qatar, khiến dư luận đang chờ đợi Tổng thống Mỹ đưa ra một tuyên bố rõ ràng về vấn đề này tại Hội nghị G20 này.
Vấn đề nhận diện thế nào là chủ nghĩa khủng bố cũng là một lý do gây tranh cãi không chỉ trong các nước vùng Vịnh mà còn là đối với cả các nước trong G20 kể cả EU, Mỹ, Nga… khiến Hội nghị thượng đỉnh lần này phải xem xét kỹ lưỡng. Theo đó, Tuyên bố chung G20 chỉ nhấn mạnh một trong những giải pháp tích cực là chống lại việc tài trợ cho khủng bố thông qua trao đổi thông tin, hối thúc lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) gồm 37 nước thành viên ngăn chặn hiệu quả các nguồn tài trợ cho khủng bố.
Và có ít sự kỳ vọng…
G20 là một diễn đàn chiếm gần 70% dân số thế giới, 85% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Tổ chức này đã chứng minh khả năng và tầm ảnh hưởng lớn của mình trong việc hoạch định và dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng đã nhiều lần G20 rơi vào bất đồng vì không tìm được tiếng nói chung.
Theo giới quan sát, tuyên bố chung về ngăn chặn tài trợ khủng bố là sự đồng thuận hiếm hoi đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này trong bối cảnh Mỹ và các nước ngày càng chia rẽ về các vấn đề như thương mại tự do và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Các hãng thông tấn nước ngoài như Hãng tin AFP còn bình luận Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, vốn là một sự kiện ngoại giao thường niên, đã trở thành một trong những hội nghị “bão táp” nhất trong lịch sử của G20.
Thế giới đã chứng kiến nhiều biến động khó lường trong thời gian gần đây. Việc Tổng thống Mỹ D.Trump triển khai chính sách bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa, rút cam kết với TPP, đàm phán lại về TTIP… đã gây áp lực lên hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu. Trước đó, Brexit cũng đã gây tác động tiêu cực đối với thế giới được ví là một đòn mạnh giáng vào các nỗ lực duy trì ổn định và thịnh vượng của các quốc gia. Chủ nghĩa dân túy lên ngôi cũng gây ra làn sóng phản đối quá trình toàn cầu hóa lan rộng, cản trở động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Trong nội tình các nước thành viên G20 cũng phải đối mặt với những mâu thuẫn và cạnh tranh quyết liệt về địa - chính trị. Trong khi Thủ tướng Đức A.Merkel thừa nhận về sự “bất đồng trong vấn đề biến đổi khí hậu”, thì ông D.Trump lại tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris và cho đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng.
Thương mại cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nguyên nhân là do sự khác biệt về quan điểm khi các quốc gia G20 chủ trương hình thành thị trường mở và xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, trái lại Tổng thống Mỹ Trump lại theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, theo giới quan sát trong gần cuối ngày thảo luận thứ hai, các bên đã có những nhượng bộ nhất định. Theo đó, G20 ghi nhận Mỹ rút khỏi Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu, và “Nước Mỹ cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các nước khác để đảm bảo họ có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch một cách hiệu quả và sạch sẽ hơn”.
Về thương mại, thông cáo chung nêu rõ: “Chúng tôi sẽ luôn mở cửa thị trường, quan tâm đến tầm quan trọng của thương mại và các khung đầu tư giúp đôi bên cùng có lợi”. G20 sẽ “tiếp tục đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm tất cả hoạt động thương mại không công bằng, và ghi nhận quy định về các công cụ bảo vệ thương mại hợp pháp”. Vì thế, trong bài phát biểu khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Đức A.Merkel nói: “Rõ là chúng ta đã không hoàn toàn đạt được sự đồng thuận, nhưng những khác biệt không phải không được nêu ra, nó đã được nhắc tới rất rõ ràng”. Bà A.Merkel thừa nhận quá trình đàm phán để đưa ra thông cáo chung là “rất khó khăn”, nhưng sau đó đã có sự “nhượng bộ”.
Như vậy, trong bối cảnh “hỗn loạn” của thế giới, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã đạt được một số đồng thuận nhất định. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, nhất là sự phân hóa trong cách tiếp cận về xu hướng phát triển kinh tế thế giới, vấn đề khủng bố và an ninh toàn cầu…. Vì thế, giới nghiên cứu quốc tế và dư luận cho rằng, việc “Định hình một thế giới kết nối” có thể sẽ còn phải trải qua nhiều nỗ lực hơn nữa của các thành viên G20, nhất là vai trò của các nước đầu tàu./.
Vấn đề thể chế hóa quyền tài sản trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (26/07/2017)
Thiết thực tri ân những người có công với cách mạng  (26/07/2017)
Việt Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác với Liên bang Nga trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh  (25/07/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên