Kỳ họp thứ hai Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021
22:24, ngày 01-03-2017
Ngày 01-3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai.
Tại Kỳ họp này, Hội đồng Lý luận Trung ương tập trung thảo luận hai dự thảo Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Khai mạc Kỳ họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hai dự thảo Báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần vào việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, tại Kỳ họp này, các thành viên Hội đồng cần thảo luận, phân tích, đánh giá toàn diện nội dung của hai dự thảo báo cáo. Trong đó, cần tập trung sâu vào một số vấn đề then chốt xác định, làm rõ các hạn chế về thể chế cản trở việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; định hướng, giải pháp tháo gỡ những cản trở này để phát triển đất nước nhanh và bền vững; đâu là những rào cản đang gây cản trở kinh tế tư nhân phát triển; định hướng, giải pháp tháo gỡ những cản trở này để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng đã thể hiện sự đồng tình cao với những nội dung nêu trong hai dự thảo Báo cáo, đồng thời thảo luận phân tích sâu thêm, góp ý có giá trị để bổ sung, hoàn thiện hai dự thảo Báo cáo.
Góp ý vào dự thảo Báo cáo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số ý kiến đã làm rõ thêm những đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo tư vấn, góp phần làm rõ và cụ thể hóa những quan điểm Đại hội XII của Đảng, là cơ sở để đánh giá thể chế kinh tế hiện nay và định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong những năm tới.
Một số thành viên Hội đồng đã góp ý làm sâu sắc thêm những đánh giá về kết quả đạt được, nhất là những hạn chế trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay; góp ý thêm về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế, về bối cảnh tình hình, thời cơ, thách thức đối với Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, phân tích sâu hơn về những phương hướng, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm tới.
Cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tư vấn về phát triển kinh tế tư nhân, một số thành viên Hội đồng đã phân tích sâu về quá trình phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc xây dựng, hoàn thiện thể chế khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân; những khó khăn, trở ngại và những định hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ hơn.
Kết luận Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo Tiểu ban Kinh tế tiếp thu đầy đủ các ý kiến thảo luận, góp ý của các thành viên Hội đồng để bổ sung, hoàn chỉnh nâng cao chất lượng các Báo cáo tư vấn; tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, góp phần thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trước mắt là góp phần chuẩn bị tốt các Đề án trình Hội nghị Trung ương 5 sắp tới./.
Khai mạc Kỳ họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hai dự thảo Báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần vào việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, tại Kỳ họp này, các thành viên Hội đồng cần thảo luận, phân tích, đánh giá toàn diện nội dung của hai dự thảo báo cáo. Trong đó, cần tập trung sâu vào một số vấn đề then chốt xác định, làm rõ các hạn chế về thể chế cản trở việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; định hướng, giải pháp tháo gỡ những cản trở này để phát triển đất nước nhanh và bền vững; đâu là những rào cản đang gây cản trở kinh tế tư nhân phát triển; định hướng, giải pháp tháo gỡ những cản trở này để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng đã thể hiện sự đồng tình cao với những nội dung nêu trong hai dự thảo Báo cáo, đồng thời thảo luận phân tích sâu thêm, góp ý có giá trị để bổ sung, hoàn thiện hai dự thảo Báo cáo.
Góp ý vào dự thảo Báo cáo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số ý kiến đã làm rõ thêm những đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo tư vấn, góp phần làm rõ và cụ thể hóa những quan điểm Đại hội XII của Đảng, là cơ sở để đánh giá thể chế kinh tế hiện nay và định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong những năm tới.
Một số thành viên Hội đồng đã góp ý làm sâu sắc thêm những đánh giá về kết quả đạt được, nhất là những hạn chế trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay; góp ý thêm về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế, về bối cảnh tình hình, thời cơ, thách thức đối với Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, phân tích sâu hơn về những phương hướng, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm tới.
Cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tư vấn về phát triển kinh tế tư nhân, một số thành viên Hội đồng đã phân tích sâu về quá trình phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc xây dựng, hoàn thiện thể chế khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân; những khó khăn, trở ngại và những định hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ hơn.
Kết luận Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo Tiểu ban Kinh tế tiếp thu đầy đủ các ý kiến thảo luận, góp ý của các thành viên Hội đồng để bổ sung, hoàn chỉnh nâng cao chất lượng các Báo cáo tư vấn; tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, góp phần thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trước mắt là góp phần chuẩn bị tốt các Đề án trình Hội nghị Trung ương 5 sắp tới./.
Quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh  (01/03/2017)
Báo chí Nhật đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu  (01/03/2017)
Thủ tướng: Cần có giải pháp quyết liệt để đạt tăng trưởng 6,7%  (01/03/2017)
Phiên họp thứ nhất Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”  (01/03/2017)
Một số nét về kinh tế thế giới năm 2016 và triển vọng năm 2017  (01/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay