Trường Chinh - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
23:35, ngày 18-01-2017
TCCSĐT - “Tổng Bí thư Trường Chinh - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là chủ đề của triển lãm do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, khai mạc sáng 18-01, tại Hà Nội.
Đây là sự kiện hướng đến kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09-02-1907 - 09-02-2017). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
Theo Phó Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch, đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Với 81 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (1925 - 1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như Quyền Tổng Bí thư, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam... Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII; một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Trường Chinh là người đảng viên cộng sản kiên cường, suốt đời trung thành, tận tụy phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí được rèn luyện, trưởng thành trong lò lửa đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của nhân dân, luôn có mặt ở những nơi nguy hiểm khó khăn, chung lưng đấu cật với đồng chí, hòa mình với nhân dân. Vượt qua ngục tù và án tử hình của chế độ thực dân, đồng chí đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu, có uy tín lớn, được nhân dân ta và bạn bè trên thế giới tin yêu, mến phục.
Tổng Bí thư Trường Chinh là người chan hòa rộng lượng, lấy đoàn kết làm trọng và bảo vệ sự thống nhất trong Đảng như bảo vệ "con ngươi của mắt mình", là tấm gương sáng và tính kiên cường cách mạng, tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí, tính khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống hằng ngày, cách làm việc khoa học, cẩn thận, cụ thể, nhằm hiệu quả thiết thực - Đó là một tấm gương đem lại niềm tự hào cho những người cộng sản mà Đảng và dân tộc đã tôn vinh đồng chí là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư Trường Chính là nhà chính trị, nhà chiến lược xuất sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có những cống hiến quan trọng trong việc xác định đường lối chính trị của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tên tuổi và sự nghiệp của Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc, đặc biệt gắn với những sự kiện trọng đại, những bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư đã để lại dấu ấn sâu đậm trong những giai đoạn lịch sử nhất định của dân tộc, trong cuộc hành trình gian khó để đi tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Trong sổ ghi cảm tưởng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm.
“Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh - một nhân cách lớn, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất, nhà lý luận, nhà văn hóa nổi tiếng, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc, được nhân dân và bạn bè quốc tế kính trọng. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được ghi vào lịch sử cùng với những sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX”, Tổng Bí thư viết.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về những tấm gương kiên cường, bất khuất, sự hy sinh cao cả và đạo đức trong sáng, hết lòng vì nước vì dân của các chiến sỹ cộng sản cách mạng tiền bối, thiết thực kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Với hơn 200 ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều tài liệu, bút tích lần đầu tiên được công bố, triển lãm giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Trường Chinh trên nhiều cương vị là nhà chính trị kiệt xuất, nhà văn hóa lớn, nhà báo nổi tiếng và những đóng góp của đồng chí trong Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới đất nước.
Triển lãm gồm năm phần chính, trong đó phần 1 giới thiệu về quê hương-gia đình-tuổi trẻ (1907 - 1927); phần 2 giới thiệu về bước đường từ một thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1927 - 1945).
Trong phần 3, triển lãm tập trung giới thiệu về những hình ảnh, bài viết, thư, điện của đồng chí trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc (1945 - 1954).
Phần 4 là những nội dung về đồng chí Trường Chinh với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975) và phần 5 là những nội dung về đồng chí Trường Chinh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước (1975 - 1988).
Triển lãm kéo dài đến cuối tháng 3-2017.
** Cùng ngày, tại Nam Định, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Nam Định, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định".
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Nam Định và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo.
Với hơn 40 tham luận, từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học, các đại biểu đã phân tích, làm rõ, làm sâu sắc thêm những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là những đóng góp quan trọng của đồng chí Trường Chinh đối với Đảng và cách mạng Việt Nam; tình cảm của đồng chí với quê hương, Đảng bộ và nhân dân Nam Định.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu khẳng định đồng chí Trường Chinh là người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí là nhà chiến lược, nhà tổ chức tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức trong sáng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Theo GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong những năm hoạt động bí mật cũng như lúc bị địch bắt tra tấn, tù đày, đồng chí Trường Chinh luôn nêu cao tinh thần kiên định, vững vàng và chí khí của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, đồng chí đã để lại dấu ấn quan trọng thể hiện bản lĩnh cách mạng, nhạy bén, sáng tạo cùng với Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách tiến hành thành công cuộc cách mạng giành độc lập, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bước vào đổi mới toàn diện, đồng chí Trường Chinh với tư duy lý luận sắc bén và kinh nghiệm thực tiễn sống động đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn vượt khỏi những quan niệm và nếp nghĩ quen thuộc cũ, chủ động đề xuất với Bộ Chính trị thảo luận, xem xét việc thực hiện công cuộc đổi mới với những nội dung toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, góp phần mở ra bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam…
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Đồng chí Trường Chinh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, nhà văn hóa cách mạng; đồng thời là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, đồng chí Trường Chinh đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận căn bản nhất của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Trong những chặng đường cụ thể, đồng chí luôn phân tích, đánh giá đúng hoàn cảnh và yêu cầu của thực tiễn lịch sử, từ đó xác định được các nhiệm vụ cách mạng hợp quy luật, hợp lòng dân. Đồng chí Trường Chinh là tấm gương đạo đức cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân, gần gũi đồng chí, đồng bào. Trong mọi hoạt động công tác, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tập trung dân chủ, minh bạch, công tâm, cẩn trọng, sắc sảo trong tư duy, nghiêm túc trong hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…
Trên mọi cương vị công tác, đồng chí Trường Chinh luôn thể hiện là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có đạo đức cách mạng trong sáng; khiêm tốn, giản dị, yêu thương đồng chí, đồng bào../.
Theo Phó Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch, đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Với 81 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục (1925 - 1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước như Quyền Tổng Bí thư, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam... Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII; một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Trường Chinh là người đảng viên cộng sản kiên cường, suốt đời trung thành, tận tụy phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí được rèn luyện, trưởng thành trong lò lửa đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của nhân dân, luôn có mặt ở những nơi nguy hiểm khó khăn, chung lưng đấu cật với đồng chí, hòa mình với nhân dân. Vượt qua ngục tù và án tử hình của chế độ thực dân, đồng chí đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu, có uy tín lớn, được nhân dân ta và bạn bè trên thế giới tin yêu, mến phục.
Tổng Bí thư Trường Chinh là người chan hòa rộng lượng, lấy đoàn kết làm trọng và bảo vệ sự thống nhất trong Đảng như bảo vệ "con ngươi của mắt mình", là tấm gương sáng và tính kiên cường cách mạng, tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí, tính khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống hằng ngày, cách làm việc khoa học, cẩn thận, cụ thể, nhằm hiệu quả thiết thực - Đó là một tấm gương đem lại niềm tự hào cho những người cộng sản mà Đảng và dân tộc đã tôn vinh đồng chí là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư Trường Chính là nhà chính trị, nhà chiến lược xuất sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có những cống hiến quan trọng trong việc xác định đường lối chính trị của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tên tuổi và sự nghiệp của Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc, đặc biệt gắn với những sự kiện trọng đại, những bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư đã để lại dấu ấn sâu đậm trong những giai đoạn lịch sử nhất định của dân tộc, trong cuộc hành trình gian khó để đi tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Trong sổ ghi cảm tưởng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm.
“Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh - một nhân cách lớn, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất, nhà lý luận, nhà văn hóa nổi tiếng, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc, được nhân dân và bạn bè quốc tế kính trọng. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được ghi vào lịch sử cùng với những sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX”, Tổng Bí thư viết.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về những tấm gương kiên cường, bất khuất, sự hy sinh cao cả và đạo đức trong sáng, hết lòng vì nước vì dân của các chiến sỹ cộng sản cách mạng tiền bối, thiết thực kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Với hơn 200 ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều tài liệu, bút tích lần đầu tiên được công bố, triển lãm giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Trường Chinh trên nhiều cương vị là nhà chính trị kiệt xuất, nhà văn hóa lớn, nhà báo nổi tiếng và những đóng góp của đồng chí trong Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới đất nước.
Triển lãm gồm năm phần chính, trong đó phần 1 giới thiệu về quê hương-gia đình-tuổi trẻ (1907 - 1927); phần 2 giới thiệu về bước đường từ một thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1927 - 1945).
Trong phần 3, triển lãm tập trung giới thiệu về những hình ảnh, bài viết, thư, điện của đồng chí trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc (1945 - 1954).
Phần 4 là những nội dung về đồng chí Trường Chinh với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975) và phần 5 là những nội dung về đồng chí Trường Chinh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước (1975 - 1988).
Triển lãm kéo dài đến cuối tháng 3-2017.
** Cùng ngày, tại Nam Định, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Nam Định, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định".
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Nam Định và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo.
Với hơn 40 tham luận, từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học, các đại biểu đã phân tích, làm rõ, làm sâu sắc thêm những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là những đóng góp quan trọng của đồng chí Trường Chinh đối với Đảng và cách mạng Việt Nam; tình cảm của đồng chí với quê hương, Đảng bộ và nhân dân Nam Định.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu khẳng định đồng chí Trường Chinh là người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí là nhà chiến lược, nhà tổ chức tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức trong sáng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Theo GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong những năm hoạt động bí mật cũng như lúc bị địch bắt tra tấn, tù đày, đồng chí Trường Chinh luôn nêu cao tinh thần kiên định, vững vàng và chí khí của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, đồng chí đã để lại dấu ấn quan trọng thể hiện bản lĩnh cách mạng, nhạy bén, sáng tạo cùng với Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách tiến hành thành công cuộc cách mạng giành độc lập, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bước vào đổi mới toàn diện, đồng chí Trường Chinh với tư duy lý luận sắc bén và kinh nghiệm thực tiễn sống động đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn vượt khỏi những quan niệm và nếp nghĩ quen thuộc cũ, chủ động đề xuất với Bộ Chính trị thảo luận, xem xét việc thực hiện công cuộc đổi mới với những nội dung toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, góp phần mở ra bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam…
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Đồng chí Trường Chinh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, nhà văn hóa cách mạng; đồng thời là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, đồng chí Trường Chinh đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận căn bản nhất của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Trong những chặng đường cụ thể, đồng chí luôn phân tích, đánh giá đúng hoàn cảnh và yêu cầu của thực tiễn lịch sử, từ đó xác định được các nhiệm vụ cách mạng hợp quy luật, hợp lòng dân. Đồng chí Trường Chinh là tấm gương đạo đức cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân, gần gũi đồng chí, đồng bào. Trong mọi hoạt động công tác, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tập trung dân chủ, minh bạch, công tâm, cẩn trọng, sắc sảo trong tư duy, nghiêm túc trong hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…
Trên mọi cương vị công tác, đồng chí Trường Chinh luôn thể hiện là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có đạo đức cách mạng trong sáng; khiêm tốn, giản dị, yêu thương đồng chí, đồng bào../.
Định hướng lại tiến trình toàn cầu hóa  (18/01/2017)
Báo chí là lực lượng truyền thông chủ đạo trong phòng, chống tác hại của thuốc lá  (18/01/2017)
Thủ tướng Abe: VJU là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật  (18/01/2017)
Tăng cường các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc  (18/01/2017)
Nâng cao hiệu quả công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài  (18/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay