THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Hội nhập kinh tế quốc tế - 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh”
TCCSĐT - Ngày 06-12-2014, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban Kinh tế Trung ương, tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Hội nhập kinh tế quốc tế - 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh”.
Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Quảng Ninh, qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, thiết thực hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tham dự Hội thảo, có hơn 200 đại biểu là các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương; phóng viên báo chí của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương. Đặc biệt, tham gia và phát biểu tại Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước - những người đã trực tiếp tham gia vào các quá trình đàm phán để ký kết các Hiệp định thương mại song phương, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.
Trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành, bổ sung và hoàn thiện không ngừng qua các kỳ Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương giữa các kỳ Đại hội. Triển khai các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành tựu đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng thế và lực của nước ta, để nước ta từ “phá thế bị bao vây, cấm vận”, tiến đến “hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới”, và tiếp theo là “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” một cách toàn diện; từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy”, “là thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, trong quá trình triển khai chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, cũng nổi lên không ít những hạn chế, tồn tại, những vấn đề đang đặt ra cần khắc phục, xử lý. Đánh giá những hạn chế, yếu kém của hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại ở nước ta trong thời gian qua, Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10 tháng 4 năm 2013, của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế chỉ rõ: “Chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chưa được cụ thể hóa và thể chế hóa. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa nhận thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơ hội, đồng thời, chưa thấy rõ thách thức để chủ động ứng phó, chưa lường trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài để có những biện pháp hạn chế hữu hiệu. Hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập”(1).
Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 146 bản tham luận của các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài nước, các nhà khoa học. Ở nhiều khía cạnh khác nhau, các tham luận gửi tới Hội thảo tập trung làm rõ 4 nhóm vấn đề chính sau:
Thứ nhất, quá trình nhận thức của Đảng ta, việc triển khai chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; kinh nghiệm của nước ta và một số nước về hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra của hội nhập kinh tế quốc tế trong gần 30 năm qua.
Thứ ba, những thành tựu, hạn chế và các vấn đề đang đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Quảng Ninh trong gần 30 năm qua.
Thứ tư, cơ hội, thách thức và các giải pháp, kiến nghị để Việt Nam hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, có hiệu quả trong thời gian tới.
Số lượng các tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo cho thấy tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của các tác giả về một vấn đề lớn của đất nước. Những ý kiến đóng góp, trao đổi, thảo luận tâm huyết, có trách nhiệm của các đồng chí đại biểu, các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học sẽ góp phần thiết thực vào việc tổng kết quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước gần 30 năm qua, qua đó tạo sự tự tin, vững tâm và nỗ lực để chúng ta tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế là trọng tâm, không ngừng nâng cao nội lực và vị thế quốc gia./.
Ban Tổ chức
-------------------------------------
(1) Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị Về hội nhập quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong “Di chúc”  (05/12/2014)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong “Di chúc”  (05/12/2014)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong “Di chúc”  (05/12/2014)
Đổi mới có thể mang lại sự thay đổi cho những trẻ em thiệt thòi nhất  (05/12/2014)
Đổi mới có thể mang lại sự thay đổi cho những trẻ em thiệt thòi nhất  (05/12/2014)
Đổi mới có thể mang lại sự thay đổi cho những trẻ em thiệt thòi nhất  (05/12/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên