Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả các dự án điều tra năm 2012 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu đến từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu và một số cơ quan thông tấn báo chí trong nước.
Tại Hội thảo, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu của các dự án đã trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra những khuyến nghị chính sách thiết thực. Cụ thể, đã trình bày 4 báo cáo tóm tắt dự án điều tra sau:
Dự án điều tra khảo sát công tác thông tin bảo vệ môi trường (BVMT) đối với doanh nghiệp
Dự án đã lựa chọn doanh nghiệp tập trung trong 12 ngành sản xuất chính ở 3 tỉnh, thành phố đại diện cho 3 miền của cả nước để điều tra. Kết quả điều tra cho thấy:
- Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức công tác thông tin BVMT là quan trọng và được tiếp nhận những thông tin này qua nhiều kênh khác nhau, chủ yếu từ các cơ quan, tổ chức công quyền.
- Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của các doanh nghiệp, chất lượng thông tin BVMT chưa cao, chưa thống nhất, phù hợp, kịp thời và đầy đủ. Đặc biệt, khi có những thay đổi về cơ chế, chính sách BVMT, doanh nghiệp không được thông báo hoặc thông báo chưa kịp thời.
- Tỷ lệ thông tin về những tiêu chuẩn ISO - xu hướng tất yếu bảo đảm thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp, còn thấp. Các doanh nghiệp còn chưa sẵn sàng đầu tư mua thông tin liên quan đến BVMT, cũng như hoạt động đào tạo, tuyên truyền về doanh nghiệp về vấn đề này chưa cao.
- Tỷ lệ doanh nghiệp công khai thông tin về tình hình BVMT của doanh nghiệp ra cộng đồng mới chỉ chiếm hơn một nửa,....
Vì vậy, dự án đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách:
Về phía Nhà nước, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến công tác BVMT và bảo đảm thực thi hiệu quả; tăng cường kết nối thông tin giữa Chính phủ, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc BVMT; thực hiện cơ chế minh bạch hóa thông tin BVMT và tham gia của cộng đồng; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về công tác này.
Về phía doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu thông tin BVMT; chủ động áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001; tăng cường tổ chức đào tạo, tuyên truyền thông tin về BVMT trong doanh nghiệp; công khai thông tin về hoạt động BVMT trong doanh nghiệp.
Dự án điều tra thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Dự án đã điều tra 1.000 doanh nghiệp tại 5 tỉnh (Hà Nội, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bình Dương và An Giang). Kết quả cho thấy:
- Công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp còn chưa được quan tâm và thực hiện tốt, điều này thể hiện qua sự biến động nguồn nhân lực hằng năm.
- Mặc dù các doanh nghiệp đã nhận thức khá tốt vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại của doanh nghiệp, song vì nhiều lý do khác nhau, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa được thực hiện bài bản.
- Chế độ đãi ngộ cho người lao động chưa toàn diện và lâu dài.
- Một số doanh nghiệp nhận định thị trường lao động vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
- Trong số các loại hình, doanh nghiệp nhà nước luôn đứng đầu về nhận thức và thực hành phát triển nguồn nhân lực.
Dự án kiến nghị: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo về quản trị nhân lực và lập chiến lược phát triển cho doanh nghiệp; Chính phủ cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào quá trình đào tạo lao động thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về kinh phí (như giảm thuế, tiếp cận tín dụng ưu đãi...); Nên nhân rộng mô hình đào tạo trong doanh nghiệp thông qua kèm cặp hướng dẫn, học nghề tại chỗ hoặc luân chuyển vị trí để giảm thiểu chi phí; Nhà nước cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có lợi thế tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự án điều tra khảo sát niềm tin kinh doanh tại Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, dự án đã xây dựng bộ chỉ số tình trạng kinh doanh hiện hành (PBSI) và bộ chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), tiến hành điều tra 910 doanh nghiệp tại 3 thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành thương mại, dịch vụ. Khảo sát đánh giá về niềm tin kinh doanh tại Việt Nam có ý nghĩa giúp Chính phủ nhận diện rõ điều kiện kinh doanh hiện nay để từ đó điều chỉnh chính sách kịp thời.
Với những kết quả điều tra, dự án kiến nghị Nhà nước nên nới lỏng tiền tệ ở mức hợp lý nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp; kích cầu tiêu dùng trong nước; giảm lãi suất đi vay trong nước; cân nhắc việc tăng giá các yếu tố đầu vào; trợ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường; khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ.
Về phía các doanh nghiệp, cần cải thiện chất lượng sản phẩm; chủ động tích cực tìm kiếm thị trường mới; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị cung ứng khu vực và thế giới.
Dự án khảo sát hoạt động công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương
Công nghiệp hỗ trợ được coi là khâu đột phá để phát triển nhanh, bền vững các ngành công nghiệp chủ lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, đặc biệt 3 tỉnh trên là những địa phương có tác động lớn tới sự phát triển công nghiệp của cả nước trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, dự án đã tiến hành khảo sát hiện trạng các doanh nghiệp CNHT trên nhiều phương diện khác nhau như: số lượng doanh nghiệp, quy mô, trình độ công nghệ và đầu tư trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu sản xuất, thị trường đầu vào, đầu ra, quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng, việc sử dụng công cụ marketing, những khó khăn doanh nghiệp phải đối mặt… cùng với tác động chính sách nhìn từ phía doanh nghiệp.
Trên cơ sở khảo sát, dự án đề xuất: Về quy hoạch và chiến lược, cần xác định đúng trọng tâm, trọng điểm phát triển CNHT; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong phát triển. Về chính sách, cần bình đẳng, minh bạch tham vấn ý kiến của doanh nghiệp khi xây dựng chính sách; chú trọng mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ, thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia. Dự án cũng kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp lý về nội dung, phạm vi CNHT; xây dựng chế độ điều tra thống kê định kỳ, toàn diện và xây dựng cơ sở thông tin về CNHT trong cả nước.
Báo cáo kết quả các dự án điều tra năm 2012 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia là cơ sở khoa học, rất có ý nghĩa đối với việc hoạch định chính sách và tham vấn cho doanh nghiệp./.
Vai trò của quần chúng, nhân dân Trị Thiên - Huế trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968  (30/01/2013)
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm và chúc Tết tại Ninh Bình  (29/01/2013)
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1-2013  (29/01/2013)
Tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (29/01/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên