Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2005
Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã có những bước chuyển biến cơ bản. Doanh nghiệp nhà nước đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, số doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ giảm mạnh. Những doanh nghiệp có đủ điều kiện được cơ cấu lại, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ công ích. Những doanh nghiệp có quy mô lớn mà trước mắt Nhà nước cần nắm giữ đã được kiện toàn về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh. Công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước, phù hợp với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém như: quy mô chưa lớn, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, các doanh nghiệp nhà nước cần được cơ cấu lại theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Nhằm giúp bạn đọc có trong tay một tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là những nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lý doanh nghiệp, các giảng viên, sinh viên về vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của tập thể tác giả, do GS.TSKH. Vũ Huy Từ chủ biên. Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm là mô hình tổ chức, quản lý và các cơ chế vận hành của doanh nghiệp nhà nước.
Cuốn sách gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Chương 2: Mô hình công ty mẹ - công ty con và việc áp dụng trong điều kiện Việt Nam
Chương 3: Chuyển đổi công ty nhà nước độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
Chương 4: Tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty cổ phần nhà nước
Chương 5: Tổ chức, quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế
Cả nước có thêm 499 giáo sư, phó giáo sư  (26/12/2007)
Lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,8%  (26/12/2007)
UNDP tài trợ gần 5,5 triệu USD cho 3 dự án  (26/12/2007)
“Nóng”  (25/12/2007)
Bức tranh tổng quan về dân số ở Việt Nam  (25/12/2007)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên