Hà Nội: Phát triển hệ thống cơ sở khám chữa bệnh theo vùng và các cấp khám bệnh
TCCS - Chương trình 08-Ctr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” của Thành ủy Hà Nội có 9/27 chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện các nhiệm vụ này, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của nền y học trong nước và thế giới.
Xây dựng hệ thống y tế thông minh, mang lại nhiều lợi ích cho người dân
Ngày 6-1-2022, Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, chuyển đổi số trở thành phong trào, xu thế của các quốc gia, là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, cách làm việc, cách tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.
Kết quả triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, với 6 nhiệm vụ về lĩnh vực y tế gồm: Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp; “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19; liên thông dữ liệu kết quả khám sức khỏe lái xe; liên thông dữ liệu giấy báo tử, giấy chứng sinh; khám, chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ) và thí điểm hồ sơ sức khỏe, sổ sức khỏe điện tử, đến nay thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng theo đúng lộ trình, tiến độ đề ra. Nhiều bệnh viện đã triển khai chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, khám, chữa bệnh, như chọn đặt lịch hẹn khám, ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số; người bệnh được xem kết quả chiếu chụp, siêu âm, xét nghiệm ngay trên ứng dụng; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth); triển khai bệnh án điện tử; đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip và nhận diện khuôn mặt…
5 bệnh viện của ngành y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả bệnh án điện tử gồm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình và Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai. 5 bệnh viện triển khai khám chữa bệnh từ xa gồm Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn.
Tính từ ngày 1-1-2024 đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành y tế Hà Nội đã tiếp đón hơn 4 triệu lượt người đến khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế. Về việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử, thành phố Hà Nội khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn 9 triệu người dân; chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người; hơn 6,16 triệu người được cập nhật bổ sung thông tin căn cước công dân; hơn 4,3 triệu người dân được cập nhật bổ sung số thẻ bảo hiểm y tế; hoàn thành việc cấp 3.200 tài khoản cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng hệ thống; tổ chức kết nối, liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa và 297 trạm y tế. Về việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử, thành phố Hà Nội đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn 9 triệu người dân; chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người; hơn 6,16 triệu người được cập nhật bổ sung thông tin căn cước công dân; hơn 4,3 triệu người dân được cập nhật bổ sung số thẻ bảo hiểm y tế. Đến nay, thành phố đã đồng bộ được gần 3,3 triệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân lên Cổng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để phục vụ hiển thị thông tin sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID...
Có thể thấy, mục tiêu xây dựng nền y tế thông minh của thành phố Hà Nội đã có những kết quả bước đầu, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo y học giúp hàng nghìn cán bộ y tế có cơ hội học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, hàng trăm bệnh nhân được hội chẩn với chuyên gia hàng đầu ngay tại tuyến y tế cơ sở, mà không phải chuyển tuyến lên trung ương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội được kiểm soát tốt. Công tác khám, chữa bệnh tại khối bệnh viện đã thực hiện được hơn 4,1 triệu lượt khám, chữa bệnh; công suất sử dụng giường bệnh đạt 90%; tổng số lượt điều trị nội trú tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đối với khối các trung tâm y tế đã thực hiện trên 1,3 triệu lượt khám, chữa bệnh. Thành phố Hà Nội duy trì hoạt động sàng lọc, khám phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch - tăng huyết áp, đái tháo đường tại các cơ sở y tế và đã phát hiện mới 46.327 người tiền tăng huyết áp, 12.726 người tăng huyết áp; trên 370.000 người bệnh được quản lý, điều trị (96,6%). Hơn 29.100 người tiền đái tháo đường được quản lý can thiệp dự phòng; số người bệnh được quản lý, điều trị là 118.007 người; 11.781 người thừa cân béo phì được tư vấn kiểm soát; 25.248 người có nguy cơ tim mạch được tư vấn điều trị dự phòng... Năm 2023, thành phố Hà Nội công nhận 488/579 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia của Bộ Y tế (đạt 84,3%). Đầu năm 2024, Sở Y tế Hà Nội tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2024 của 85 xã, phường, thị trấn. Tính đến thời điểm hiện tại, có 573/579 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã (đạt 98,9%). Thành phố đã duy trì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn và 60 tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã...
Phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh theo vùng và các cấp khám bệnh
Với mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo vùng và theo các cấp khám bệnh, chữa bệnh được phân công (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu), chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, thành phố Hà Nội hình thành 4 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phát triển các bệnh viện đa khoa hạng I và bệnh viện chuyên khoa đáp ứng khám, chữa bệnh cấp chuyên sâu; phát triển các bệnh viện đa khoa hạng II đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản theo quy định Bộ Y tế. Cùng với đó, thành phố Hà Nội phát triển các phòng khám đa khoa và trạm y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu; củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý.
Về kiểm soát dịch bệnh: Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố Hà Nội đã kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt. Toàn thành phố ghi nhận 1.058 ca mắc sốt xuất huyết và 1.727 ca mắc tay, chân, miệng. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã được triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều dịch bệnh vẫn có xu hướng gia tăng trước diễn biến phức tạp của thời tiết; đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm; Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội không chủ quan trước tình hình dịch bệnh để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống. Theo đó, duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm và thông tin kịp thời các trường hợp hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc bệnh; xử lý sớm, triệt để không dịch bệnh lây lan ở khu vực cửa khẩu và ngoài cộng đồng. Chủ động thực hiện tốt công tác giám sát người bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời, triệt các ca bệnh, ổ dịch không để các ổ dịch bùng phát rộng.
Về khám, chữa bệnh: Đối với khối bệnh viện, Hà Nội đã thực hiện hơn 4,1 triệu lượt khám, chữa bệnh trong 6 tháng đầu năm 2024. Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch đạt 90% và tổng số lượt điều trị nội trú tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các trung tâm y tế cũng đã thực hiện trên 1,3 triệu lượt khám, chữa bệnh. Đối với khối các trung tâm y tế đã thực hiện trên 1,3 triệu lượt khám, chữa bệnh. Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội triển khai thí điểm mô hình “Bệnh viện Chị - Em” giữa Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và các đơn vị y tế tuyến huyện, xã tại huyện Ba Vì. Trong đó, các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ toàn diện đơn vị tuyến huyện trong việc phát triển, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật, phát triển nguồn lực, hỗ trợ cải tiến quy trình vận hành bệnh viện, quy trình khám, chữa bệnh.
Về chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Thành phố Hà Nội đang thực hiện các công việc để phát triển hệ thống an sinh xã hội, trong đó, lĩnh vực y tế được thành phố đầu tư lớn với việc nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử… Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 82 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập trực thuộc, gồm 13 bệnh viện đa khoa thành phố, 13 bệnh viện đa khoa huyện, 15 bệnh viện chuyên khoa. Thành phố Hà Nội duy trì hoạt động sàng lọc, khám phát hiện và quản lý điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường tại các cơ sở y tế. Kết quả là phát hiện mới hàng chục nghìn người tiền tăng huyết áp và đái tháo đường và hỗ trợ tư vấn kiểm soát cho người thừa cân béo phì và người có nguy cơ tim mạch. Những nỗ lực này đang cung cấp dịch vụ y tế chất lượng đến gần hơn với cộng đồng, đặc biệt là những người ở vùng khó khăn. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện hiện còn chưa bảo đảm. Bộ Y tế ban hành thông tư mới về thiết kế trạm y tế xã, phường, thị trấn và danh mục trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã; còn rất nhiều trạm y tế được đầu tư xây dựng từ lâu, đến nay đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng và cải tạo, sửa chữa để bảo đảm đủ số lượng và chất lượng buồng phòng theo yêu cầu chuyên môn của ngành y tế…
Thành phố Hà Nội đang thực hiện các công việc để phát triển hệ thống an sinh xã hội, trong đó, lĩnh vực y tế được thành phố đầu tư lớn với việc nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử… Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, ngành y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và giám sát hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn… Đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tiến tới bảo đảm chất lượng dịch vụ kỹ thuật phù hợp với năng lực của tuyến y tế cơ sở. Triển khai hiệu quả hệ thống bác sĩ gia đình nhằm chăm sóc toàn diện sức khỏe người dân. Hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; liên tục cải thiện chất lượng bệnh viện để cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao thông qua việc công bố mức chất lượng bệnh viện trên các phương tiện thông tin đại chứng. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh hướng tới sự hài lòng của người bệnh và thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, theo dõi, tư vấn, khám, chữa bệnh điện tử từ xa bằng phương pháp Telemedicine để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ y tế và góp phần giảm tải bệnh viện. Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển y học cổ truyền, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chứng năng, nâng cao sức khỏe nhân dân…/.
Giải pháp góp phần tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ Thủ đô  (01/10/2024)
Hà Nội cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phân cấp phân quyền trong phát triển giáo dục  (01/10/2024)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên