Đại hội thi đua yêu nước công nhân, viên chức, lao động lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Trong 2 ngày 27 và 28-9-2020, Đại hội thi đua yêu nước công nhân, viên chức, lao động lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự có 464 đại biểu, trong đó 450 tập thể, cá nhân được lựa chọn, giới thiệu từ các đại hội, hội nghị điển hình tiên tiến của các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhấn mạnh, đại hội thi đua yêu nước lần này là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và giai cấp công nhân cả nước. Đây cũng là dịp để biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, nhân tố mới, qua đó tiếp tục khơi dậy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, cổ vũ sức sáng tạo to lớn và nhiệt tình cách mạng của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trước yêu cầu phát triển mới của đất nước.
Trong số các đại biểu, là công nhân lao động trực tiếp sản xuất, công tác gồm 78 người; đại biểu không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 31 người; đại biểu nữ là 98 người. Trình độ văn hóa của các đại biểu như sau: trình độ phổ thông, trung cấp và cao đẳng có 74 người; trình độ đại học có 191 người; trình độ trên đại học có 99 người. Đại biểu có sáng kiến, sáng tạo mang lại giá trị làm lợi với số tiền trên 1 tỷ đồng là 59 người.
Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động có bước trưởng thành, phát triển cả bề rộng và chiều sâu; thu hút hàng triệu công nhân, viên chức, lao động ở các ngành, nghề, địa phương, cơ sở, trong mọi thành phần kinh tế tham gia, đạt những kết quả tích cực, đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước. Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được các cấp biểu dương và trao tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng cao quý.
Cụ thể, đã có 1 tập thể nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; tặng 2 Huân chương Hồ Chí Minh, 6 Huân chương Độc lập, 168 Huân chương Lao động, 79 Cờ thi đua Chính phủ, 236 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 8.453 cờ thi đua cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc; có 2.171 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 239.903 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở… Các phong trào thi đua đạt được những thành tích đầy thuyết phục, như tổng số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật là 1.044.973, với tổng giá trị làm lợi 198.690 tỷ đồng; tổng số đề tài nghiên cứu khoa học là 74.959, với tổng giá trị làm lợi hoặc ứng dụng mang lại lợi ích kinh tế đạt 331.299 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đồng chí Trần Thanh Mẫn ghi nhận những thành tựu của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đóng góp trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời gian qua. Đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của phong trào thi đua.
Định hướng phong trào thi đua của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động thời gian tới, đồng chí Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, Công đoàn Việt Nam cần phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả to lớn và truyền thống vẻ vang đã đạt được; đồng thời, phải khẳng định vai trò chủ lực trong định hướng, dẫn dắt phong trào công nhân cả nước trước tình hình mới. Trong đó, tập trung quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị của Đảng về thi đua yêu nước, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày của mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, vận động, nâng cao chất lượng đoàn viên công đoàn; chú trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tính giai cấp, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và phục vụ nhân dân trong đoàn viên công đoàn và đội ngũ công nhân. Phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật; động viên, khích lệ người lao động không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tính cần cù, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng thử thách, khó khăn, nỗ lực phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn của chính mình, vì sự phát triển của doanh nghiệp và góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.
Xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để nâng cao tính thiết thực của các phong trào thi đua. Hướng các phong trào thi đua vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với mục tiêu “nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả”. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện phong trào. Biểu dương, khen thưởng cần kịp thời, công tâm, khách quan, công bằng, minh bạch, đúng người, đúng thành tích; chú trọng khen thưởng công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác.
Tăng cường việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền về những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhất là các nhân tố mới, để cổ vũ, nêu gương, nhân rộng trong toàn quốc, tạo động lực phát triển và lan tỏa sâu rộng trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành để huy động mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sáng tạo của mỗi đoàn viên, công nhân, lao động.
Đại hội đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động cả nước giai đoạn 2020 - 2025 với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo, thi đua thúc đẩy năng suất lao động, phát triển bền vững đất nước”; đồng thời, kêu gọi đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước và các cấp công đoàn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ra sức thi đua đạt nhiều thành tích, góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025./.
Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (20/07/2020)
Vẻ vang truyền thống 90 năm Tạp chí Cộng sản - Mãi xứng đáng là ngọn cờ lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam  (16/06/2020)
Kỳ họp 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (05/06/2020)
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay