Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 08 đến ngày 14-10-2018)
22:24, ngày 17-10-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân dẫn đầu Đoàn Cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công toàn diện chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản từ ngày 08 đến ngày 10-10-2018. Chuyến thăm này một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam với những đóng góp thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cấp quan hệ Mekong-Nhật Bản lên Đối tác chiến lược. Thành công từ chuyến thăm Nhật Bản lần này cũng góp phần tạo ra xung lực mới cho quan hệ hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản từ ngày 08 đến ngày 10-10-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc với 30 hoạt động, gồm cả đa phương và song phương: dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản; yết kiến Nhà vua Nhật Bản, có các cuộc làm việc với Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản - Mekong, Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản Keidanren, dự Diễn đàn đầu tư Mekong - Nhật Bản. Thủ tướng đã dự lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, họp báo chung và chứng kiến ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai bên; gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện, Thượng viện; dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam và có 04 cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin cùng nhiều cuộc tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản; đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nêu bật một số ưu tiên hợp tác trong thời gian tới như thúc đẩy kết nối giao thông, bao gồm phát triển hành lang kinh tế đông tây, hành lang phía Nam, nghiên cứu phát triển cao tốc Viêng Chăn-Hà Nội, giao thông đường thủy giữa Việt Nam-Campuchia; cải thiện kết nối hạ tầng mềm bao gồm cả các quy định thuận lợi thương mại, đầu tư, hải quan; tăng cường kết nối con người đặc biệt thông qua giáo dục, đào tạo nghề; hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mekong xanh với trọng tâm là hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững…Thủ tướng cũng đề xuất nghiên cứu và xây dựng Mạng lưới sáng tạo Mekong -Nhật Bản nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu, phát minh sáng chế, trung tâm khởi nghiệp của Nhật Bản và các nước Mekong. Các đề xuất của Thủ tướng đã được Hội nghị đánh giá cao và phản ánh trong các văn kiện của Hội nghị.
Tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nêu bật một số ưu tiên hợp tác trong thời gian tới như thúc đẩy kết nối giao thông, bao gồm phát triển hành lang kinh tế đông tây, hành lang phía Nam, nghiên cứu phát triển cao tốc Viêng Chăn-Hà Nội, giao thông đường thủy giữa Việt Nam-Campuchia; cải thiện kết nối hạ tầng mềm bao gồm cả các quy định thuận lợi thương mại, đầu tư, hải quan; tăng cường kết nối con người đặc biệt thông qua giáo dục, đào tạo nghề; hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mekong xanh với trọng tâm là hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững…Thủ tướng cũng đề xuất nghiên cứu và xây dựng Mạng lưới sáng tạo Mekong -Nhật Bản nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu, phát minh sáng chế, trung tâm khởi nghiệp của Nhật Bản và các nước Mekong. Các đề xuất của Thủ tướng đã được Hội nghị đánh giá cao và phản ánh trong các văn kiện của Hội nghị.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ tính cấp thiết của việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi tuân thủ Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực và hiệu quả. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược và thông qua Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác giai đoạn 2019-2021, tập trung vào ba trụ cột chính gồm kết nối sống động và hiệu quả; xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa một Mekong xanh. Những định hướng hợp tác quan trọng của Chiến lược Tokyo 2018 cùng với các chương trình đầu tư hạ tầng được các nhà lãnh đạo kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực và khí thế mới cho hợp tác Mekong - Nhật Bản.
Tại Diễn đàn đầu tư Mekong - Nhật Bản với sự tham dự của hơn 600 doanh nghiệp, Thủ tướng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực Mekong, vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa thương mại chiến lược của Việt Nam; cho rằng “nằm ở trung tâm châu Á phát triển năng động, khu vực Mekong đang trỗi dậy với tất cả quyết tâm, tiềm năng và sức mạnh của mình”. Thủ tướng khẳng định, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển cho các doanh nghiệp Mekong và Nhật Bản, đồng thời nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cao về chất lượng của các dự án đầu tư.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai về năng lượng điện, giao thông, đào tạo…, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật và vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản. Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 9 văn kiện hợp tác.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản “Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, thu hút hơn 1.200 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham dự. Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp của Nhật Bản có tiềm lực mạnh về tài chính, năng lực quản trị tốt, mạng lưới thị trường quốc tế, sẽ trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng cao, đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam theo các thủ tục đơn giản về chuyển nhượng vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam để 2 bên hợp tác cùng có lợi, phát triển bền vững, lâu dài. Ngay tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, hai bên đã ký kết, trao đổi 19 biên bản thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, có tổng giá trị cam kết gần 10 tỷ USD.
Tại Diễn đàn đầu tư Mekong - Nhật Bản với sự tham dự của hơn 600 doanh nghiệp, Thủ tướng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực Mekong, vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa thương mại chiến lược của Việt Nam; cho rằng “nằm ở trung tâm châu Á phát triển năng động, khu vực Mekong đang trỗi dậy với tất cả quyết tâm, tiềm năng và sức mạnh của mình”. Thủ tướng khẳng định, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển cho các doanh nghiệp Mekong và Nhật Bản, đồng thời nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cao về chất lượng của các dự án đầu tư.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai về năng lượng điện, giao thông, đào tạo…, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật và vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản. Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 9 văn kiện hợp tác.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản “Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, thu hút hơn 1.200 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham dự. Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp của Nhật Bản có tiềm lực mạnh về tài chính, năng lực quản trị tốt, mạng lưới thị trường quốc tế, sẽ trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng cao, đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam theo các thủ tục đơn giản về chuyển nhượng vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam để 2 bên hợp tác cùng có lợi, phát triển bền vững, lâu dài. Ngay tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, hai bên đã ký kết, trao đổi 19 biên bản thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, có tổng giá trị cam kết gần 10 tỷ USD.
Thành công của chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy, sẵn sàng cùng Nhật Bản và các nước Mekong xây dựng các kế hoạch hợp tác dài hạn hướng tới mục tiêu chung là phát triển và thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước tiểu vùng Mekong cũng như phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới.
Lãnh đạo các nước, các Đảng tiếp tục gửi thư/điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từ trần, Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Rahul Gandhi; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít; Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Geetesh Sharma và Tổng Thư ký Kussum Jain Lãnh đạo các nước, các Đảng đã gửi thư/điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức trang trọng Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia, hàng chục đoàn đại diện cho các cấp chính quyền, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Algeria, các tổ chức đoàn thể, bạn bè và cộng đồng người Việt Nam tại Algeria; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bangladesh, Bộ trưởng An sinh xã hội, Chủ tịch Đảng Công nhân Bangladesh; Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bangladesh Mujahidul Islam Selim; Đại sứ của các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Butan, Singapore, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iraq...; Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Bangladesh-Việt Nam, Cộng đồng người Việt tại Bangladesh; phái đoàn ngoại giao và quốc tế tại Ai Cập, đại diện chính quyền sở tại, cùng nhiều đại sứ, quan chức ngoại giao, đại diện các Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Thái Lan, Gruzia… tại Ai Cập; Đảng Cộng sản Argentina, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, bạn bè Argentina, cùng các Đại sứ và Trưởng Cơ quan đại diện các nhiều nước trong đoàn ngoại giao các nước Nga, Cuba, Brazil, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, Palestine, Belarus… tại Argentina đã đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đỗ Mười.
Lưu bút tại sổ tang, lãnh đạo các nước, các Đảng, bạn bè quốc tế đều bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười. Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là mất mát lớn của nhân dân và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế hệ sau sẽ luôn nhắc đến ông - nhà lãnh đạo tài ba, với lòng thành kính và biết ơn bởi những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của Việt Nam. Thay mặt cho nhân dân và Chính phủ các nước, lãnh đạo các nước, các Đảng, các tổ chức quốc tế đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng toàn thể gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từ trần, Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Rahul Gandhi; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít; Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Geetesh Sharma và Tổng Thư ký Kussum Jain Lãnh đạo các nước, các Đảng đã gửi thư/điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức trang trọng Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia, hàng chục đoàn đại diện cho các cấp chính quyền, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Algeria, các tổ chức đoàn thể, bạn bè và cộng đồng người Việt Nam tại Algeria; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bangladesh, Bộ trưởng An sinh xã hội, Chủ tịch Đảng Công nhân Bangladesh; Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bangladesh Mujahidul Islam Selim; Đại sứ của các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Butan, Singapore, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iraq...; Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Bangladesh-Việt Nam, Cộng đồng người Việt tại Bangladesh; phái đoàn ngoại giao và quốc tế tại Ai Cập, đại diện chính quyền sở tại, cùng nhiều đại sứ, quan chức ngoại giao, đại diện các Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Thái Lan, Gruzia… tại Ai Cập; Đảng Cộng sản Argentina, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, bạn bè Argentina, cùng các Đại sứ và Trưởng Cơ quan đại diện các nhiều nước trong đoàn ngoại giao các nước Nga, Cuba, Brazil, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, Palestine, Belarus… tại Argentina đã đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đỗ Mười.
Lưu bút tại sổ tang, lãnh đạo các nước, các Đảng, bạn bè quốc tế đều bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười. Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là mất mát lớn của nhân dân và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế hệ sau sẽ luôn nhắc đến ông - nhà lãnh đạo tài ba, với lòng thành kính và biết ơn bởi những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của Việt Nam. Thay mặt cho nhân dân và Chính phủ các nước, lãnh đạo các nước, các Đảng, các tổ chức quốc tế đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng toàn thể gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đoàn Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa học, Giáo dục và Thể thao Trung ương Đảng Cộng sản Cuba thăm làm việc tại Việt Nam
Trong 02 ngày (10 và 11-10-2018), Đoàn Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa học, Giáo dục và Thể thao Trung ương Đảng Cộng sản Cuba dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội đàm với Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; tới chào Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Chân thành cảm ơn đồng chí Raul Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba đã gửi điện chia buồn đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; cử Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia dẫn đầu sang dự Lễ tang đồng chí Đỗ Mười, các đồng chí lãnh đạo nước ta khẳng định lập trường nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em. Việt Nam coi thắng lợi của Cuba như thắng lợi của mình và tin tưởng chắc chắn rằng, dưới ánh sáng của các nghị quyết do Đại hội VI, VII của Đảng Cộng sản Cuba đề ra, Cuba sẽ tiếp tục thực hiện thành công tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế và xã hội xã hội chủ nghĩa, mở ra một giai đoạn phát triển mới của công cuộc xây dựng quốc gia chủ quyền, độc lập, xã hội chủ nghĩa, dân chủ, phồn vinh và bền vững...
Đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc của đồng chí Raul Castro, của đồng chí Miguel Diaz Canel Bermudez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; nhấn mạnh đồng chí Đỗ Mười là người bạn thân thiết của Cuba, là người góp phần củng cố mối quan hệ anh em giữa hai nước Cuba - Việt Nam. Về quan hệ hai Đảng, hai nước, đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba hết sức coi trọng mối quan hệ đặc biệt với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; mong muốn và quyết tâm thực hiện di huấn của hai lãnh tụ lịch sử - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Phidel Castro trong việc tăng cường, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
*** Trước đó, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã hội đàm với đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia. Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi sâu rộng về kết quả và kinh nghiệm trong công tác tư tưởng, khoa học, giáo dục và thể thao; thảo luận phương hướng và nội dung hợp tác giữa hai Đảng trong thời gian tới. Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt hoa tại Tượng đài Anh hùng dân tộc Cu-ba Jose Marti; làm việc với các cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; thăm một số cơ sở khoa học, giáo dục và thể thao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN và thăm Indonesia
Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali, Indonesia; thăm làm việc tại Indonesia từ ngày 11 đến ngày 12-10-2018.
Trong 02 ngày (10 và 11-10-2018), Đoàn Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa học, Giáo dục và Thể thao Trung ương Đảng Cộng sản Cuba dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội đàm với Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; tới chào Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Chân thành cảm ơn đồng chí Raul Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba đã gửi điện chia buồn đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; cử Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia dẫn đầu sang dự Lễ tang đồng chí Đỗ Mười, các đồng chí lãnh đạo nước ta khẳng định lập trường nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em. Việt Nam coi thắng lợi của Cuba như thắng lợi của mình và tin tưởng chắc chắn rằng, dưới ánh sáng của các nghị quyết do Đại hội VI, VII của Đảng Cộng sản Cuba đề ra, Cuba sẽ tiếp tục thực hiện thành công tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế và xã hội xã hội chủ nghĩa, mở ra một giai đoạn phát triển mới của công cuộc xây dựng quốc gia chủ quyền, độc lập, xã hội chủ nghĩa, dân chủ, phồn vinh và bền vững...
Đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc của đồng chí Raul Castro, của đồng chí Miguel Diaz Canel Bermudez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; nhấn mạnh đồng chí Đỗ Mười là người bạn thân thiết của Cuba, là người góp phần củng cố mối quan hệ anh em giữa hai nước Cuba - Việt Nam. Về quan hệ hai Đảng, hai nước, đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba hết sức coi trọng mối quan hệ đặc biệt với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; mong muốn và quyết tâm thực hiện di huấn của hai lãnh tụ lịch sử - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Phidel Castro trong việc tăng cường, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
*** Trước đó, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã hội đàm với đồng chí Olga Lidia Tapia Iglesia. Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi sâu rộng về kết quả và kinh nghiệm trong công tác tư tưởng, khoa học, giáo dục và thể thao; thảo luận phương hướng và nội dung hợp tác giữa hai Đảng trong thời gian tới. Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt hoa tại Tượng đài Anh hùng dân tộc Cu-ba Jose Marti; làm việc với các cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; thăm một số cơ sở khoa học, giáo dục và thể thao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN và thăm Indonesia
Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali, Indonesia; thăm làm việc tại Indonesia từ ngày 11 đến ngày 12-10-2018.
Tại Cuộc gặp các lãnh đạo ASEAN (ALG) được tổ chức theo sáng kiến của Indonesia, nước chủ nhà của Hội nghị Thường niên Ban Thống đốc IMF/WB 2018, với chủ đề: “Thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua các hành động phối hợp cấp khu vực và toàn cầu”. Tại cuộc gặp, lãnh đạo 10 nước ASEAN và lãnh đạo của các tổ chức toàn cầu gồm Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Thư ký ASEAN, Tổng Giám đốc IMF, Chủ tịch WB đã trao đổi các ý tưởng, định hướng và biện pháp tăng cường hợp tác, phối hợp giữa ASEAN và Liên hợp quốc, IMF, WB trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tạo động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cơ sở tăng cường tính tương hỗ giữa các Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025 với Chương trình nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Việt Nam đã tích cực ủng hộ sáng kiến của Indonesia và chuẩn bị cho Cuộc gặp giữa các lãnh đạo ASEAN với lãnh đạo Liên hợp quốc, WB và IMF vì đây là cơ hội rất tốt để chia sẻ và thảo luận các biện pháp, phối hợp hành động giữa ASEAN và các tổ chức toàn cầu thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.
Về ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ ASEAN tiếp tục là điểm sáng về phát triển kinh tế (đạt 5,3% năm ngoái, có 7/10 thành viên tăng trưởng trên 5%); đạt nhiều thành công trong thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực… Trước những diễn biến mới trong tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất IMF và WB hỗ trợ ASEAN xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp nâng cao năng lực tự cường của ASEAN. Thủ tướng cũng đề nghị tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên cần phối hợp triển khai là nâng cao năng lực tự cường; phát triển cơ sở hạ tầng; sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm nghèo; quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước Mekong, Thủ tướng đề xuất WB tham gia và trở thành Đối tác Phát triển của Hợp tác Campuchia – Lào – Việt Nam cũng như Nhóm nước Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Về Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật kết quả đạt được trong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, khẳng định quan điểm phát triển bền vững được chính phủ lồng ghép xuyên suốt trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đã được cụ thể hóa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững. Để phát huy thành công của Hội nghị WEF ASEAN 2018 vừa qua tại Việt Nam vừa qua, Thủ tướng đề nghị các tổ chức trên phối hợp với ASEAN triển khai các đề xuất của hội nghị, nhất là tạo dựng Cơ chế Hài hòa môi trường kinh doanh, Khuôn khổ Kết nối các vườn ươm quốc gia, Kết nối Mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN.
Trong chuyến thăm Indonesia, mặc dù là chuyến thăm làm việc được thu xếp gọn nhẹ, nhưng đã đạt nhiều kết quả quan trọng và thực chất, trong đó nổi bật là: Thứ nhất, hai bên đã xác định nhiều biện pháp để đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của quan hệ Đối tác Chiến lược. Cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn, nhất là về thương mại, đầu tư, nông nghiệp-thủy sản, năng lượng-dầu khí, hợp tác biển.... Thời gian tới, hai nước nhất trí hình thành cơ chế trao đổi giữa chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật để tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thế mạnh của nhau... Thứ hai, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, hai bên đã nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực của tương lai, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp của hai bên tham gia mạnh mẽ vào hợp kinh tế song phương cũng như mạng lưới kinh tế khu vực. Thứ ba, nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng cũng sẽ được thúc đẩy như lĩnh vực nghề cá, lĩnh vực giáo dục - đào tạo... mở rộng hơn nữa sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại số. Thứ tư, trong bối cảnh khu vực, quốc tế có những biến chuyển phức tạp, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác với vai trò nòng cốt nhằm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết, sáng tạo, tự cường và phát huy tối đa vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến Indonesia. Chuyến thăm này một lần nữa khẳng định mối quan hệ nồng ấm, ngày càng thân tình và sức phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Indonesia những năm gần đây, tiếp tục khẳng định, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, trong đó coi trọng quan hệ với các nước ASEAN và quan hệ Đối tác Chiến lược với Indonesia. Đồng thời nhấn mạnh những tiến triển tích cực và cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt về thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, môi trường, biến đổi khí hậu, hợp tác biển… góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia phát triển ngày càng toàn diện và thực chất hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba và thăm Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện)
Nga Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Quốc hội Hàn
Quốc Moon Hee Sang và Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim, từ ngày 08 đến ngày 12-10-2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có chuyến tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba (MSEAP 3) và thăm Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân đã tham dự Diễn đàn kinh doanh và đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam; tiếp Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak; hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Liên bang Nga Vyacheslav Volodin; dự Lễ khai mạc MSEAP 3; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan Nurlan Z.Nigmatulin;
Tại Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba (MSEAP 3), với chủ đề chung là “Hợp tác kinh tế, môi trường và phát triển bền vững ở khu vực Á Âu”, hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung - Tuyên bố Antalya, bao gồm 17 điểm ghi nhận nguyện vọng của các nước có mong muốn khuyến khích sử dụng những biện pháp mới nhằm hỗ trợ hoạt động kinh tế, thương mại thông qua các phương thức kết nối nội khối cũng như tầm quan trọng của nỗ lực chung giữa các nước, các tổ chức quốc tế và các hiệp hội cùng quan tâm trong việc phối hợp các chiến lược phát triển quốc gia và các đề án hội nhập đa phương. Tham dự MSEAP 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung trong đó khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động ngoại giao nghị viện trên thế giới và trong khu vực, sẵn sàng ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, góp phần hỗ trợ nhau đối phó với những thách thức toàn cầu, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng trên thế giới.
Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cao nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim; hội kiến với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ; tiếp Chủ tịch Hội đồng Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự Diễn đàn Kinh doanh và đầu tư Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lần này có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018; là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Cộng hòa Thống nhất Tanzania thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania Augustine Mahiga đã thăm Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13-10-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Tanzania Augustine Mahiga đã có cuộc hội kiến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; hội đàm Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; làm việc với Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại các buổi tiếp, cùng với việc chúc mừng Tanzania đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như đánh giá cao vị thế, vai trò và những đóng góp quan trọng của Tanzania vào quá trình củng cố hòa bình, hội nhập và phát triển của khu vực Đông Phi, các đồng chí lãnh đạo nước ta nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quạn hệ với Tanzania - một trong những đối tác ưu tiên tại châu Phi. Trên tinh thần này, cá đồng chí lãnh đạo nước ta đề nghị, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác thương mại - đầu tư để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra; đồng thời đề nghị hai nước tập trung mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng....
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Augustine Mahiga đã gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc của Tổng thống Tanzania John Magufuli tới Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Bộ trưởng Augustine Mahiga cho rằng, quan hệ hợp tác giữa hai nước có từ lâu đời, dựa trên sự đoàn kết của hai dân tộc; cảm ơn những đánh giá tốt đẹp của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam về những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Tanzania trong thời gian qua; bày tỏ ngưỡng mộ về những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội. Bộ trưởng Augustine Mahiga nhấn mạnh, Việt Nam chính là hình mẫu để Tanzania học hỏi trong quá trình phát triển đất nước của mình; cam kết Tanzania ủng hộ Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021.
*** Trước đó, thay mặt Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Augustine Mahiga. Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cầm quyền Tanzania Đảng Cách mạng Chama Cha Mapinduzi; thống nhất cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp và cấp cao; cam kết tiếp tục phối hợp tốt tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác mà hai nước là thành viên. Hai bên cũng ghi nhận những thành tựu bước đầu trong hợp tác đầu tư giữa hai nước, thể hiện ở thành công của của liên doanh viễn thông Halotel của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel tại Tanzania; nhất trí cùng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư tại mỗi nước; tăng cường trao đổi, hợp tác, ưu tiên giao thương trực tiếp, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 1 tỷ USD trong thời gian tới. Hai bên cũng trao đổi về các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng khác gồm quốc phòng-an ninh, nông nghiệp - thủy sản.
Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania Augustine Mahiga đã thăm Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13-10-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Tanzania Augustine Mahiga đã có cuộc hội kiến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; hội đàm Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; làm việc với Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại các buổi tiếp, cùng với việc chúc mừng Tanzania đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như đánh giá cao vị thế, vai trò và những đóng góp quan trọng của Tanzania vào quá trình củng cố hòa bình, hội nhập và phát triển của khu vực Đông Phi, các đồng chí lãnh đạo nước ta nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quạn hệ với Tanzania - một trong những đối tác ưu tiên tại châu Phi. Trên tinh thần này, cá đồng chí lãnh đạo nước ta đề nghị, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác thương mại - đầu tư để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra; đồng thời đề nghị hai nước tập trung mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng....
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Augustine Mahiga đã gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc của Tổng thống Tanzania John Magufuli tới Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Bộ trưởng Augustine Mahiga cho rằng, quan hệ hợp tác giữa hai nước có từ lâu đời, dựa trên sự đoàn kết của hai dân tộc; cảm ơn những đánh giá tốt đẹp của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam về những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Tanzania trong thời gian qua; bày tỏ ngưỡng mộ về những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội. Bộ trưởng Augustine Mahiga nhấn mạnh, Việt Nam chính là hình mẫu để Tanzania học hỏi trong quá trình phát triển đất nước của mình; cam kết Tanzania ủng hộ Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021.
*** Trước đó, thay mặt Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Augustine Mahiga. Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cầm quyền Tanzania Đảng Cách mạng Chama Cha Mapinduzi; thống nhất cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp và cấp cao; cam kết tiếp tục phối hợp tốt tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác mà hai nước là thành viên. Hai bên cũng ghi nhận những thành tựu bước đầu trong hợp tác đầu tư giữa hai nước, thể hiện ở thành công của của liên doanh viễn thông Halotel của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel tại Tanzania; nhất trí cùng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư tại mỗi nước; tăng cường trao đổi, hợp tác, ưu tiên giao thương trực tiếp, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 1 tỷ USD trong thời gian tới. Hai bên cũng trao đổi về các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng khác gồm quốc phòng-an ninh, nông nghiệp - thủy sản.
Bệnh viện Phổi Trung ương: Nội soi phế quản ống cứng đặt stent cứu sống bệnh nhân bị suy hô hấp cấp do hẹp khí quản  (17/10/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-10-2018)  (17/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc thăm chính thức Cộng hòa Áo  (17/10/2018)
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp thứ 6 khóa XIV  (16/10/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm