Năm mươi năm - Ghi dấu một ngôi trường
TCCSĐT - Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I được thành lập ngày 15-5-1968, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao cho, trở thành một trong những cái nôi đào tạo cán bộ An ninh của lực lượng Công an nhân dân. Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
1. Cách đây tròn 50 năm, ngày 15-5-1968, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 515/CA-QĐ về việc sáp nhập Trường Sơ cấp Công an II ở Bắc Thái và Trường Sơ cấp Công an IV ở Hà Bắc thành lập Trường Đào tạo cán bộ Công an (nay là Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I), đóng quân tại xã Quảng Chu, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn). Ra đời trong điều kiện chiến tranh chống Mỹ, cả nước đang tập trung sức người, sức của cho tiền tuyến lớn, cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trải qua lịch sử 50 năm, với nhiều lần thay đổi địa điểm, tên gọi và chức năng, nhiệm vụ, Nhà trường đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, không ngừng xây dựng, lớn mạnh và phát triển về mọi mặt, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:
Giai đoạn 1968 - 1971, Nhà trường với tên gọi là Trường Đào tạo cán bộ Công an; có nhiệm vụ đào tạo các lớp cán bộ Công an miền Bắc và các lớp bồi dưỡng công an huyện phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam; xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Giai đoạn 1971 - 1974, Trường chuyển về xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và đổi tên thành Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam (ký hiệu là E1171); có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, văn hóa cho con em cán bộ miền Nam và một số là con em người Campuchia; bồi dưỡng cán bộ công an miền Bắc chi viện cho An ninh miền Nam và bồi dưỡng cán bộ An ninh miền Nam.
Trong giai đoạn 1974 - 1976, Trường đổi tên thành Trường Đào tạo cán bộ An ninh A (hay Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Bắc) và chuyển về xã Tiên Dược, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phú (nay là huyện Sóc Sơn, Hà Nội); có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ An ninh Công an các tỉnh, thành phố miền Bắc và một số lớp ngắn hạn nhằm phục vụ cho công tác tiếp quản miền Nam, giúp nước bạn Lào.
Giai đoạn 1976 - 1984, Trường đổi tên thành Trường Đào tạo Hạ sĩ quan An ninh I; có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ An ninh có trình độ trung cấp.
Giai đoạn 1984 - 1989, Trường được nâng lên bậc cao đẳng với tên gọi Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I; có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hành có trình độ cao đẳng và tiếp tục đào tạo một số chuyên ngành thuộc hệ trung cấp cho Công an các tỉnh, thành phố miền Bắc. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã tổ chức đào tạo 04 khóa cao đẳng (từ khóa CĐ1 đến khóa CĐ4) với 443 học viên và tiếp tục đào tạo 8 khóa trung cấp (từ khóa K16 đến khóa K23), với hơn 4.000 học viên.
Từ năm 1989 - 2013, do yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Bộ Công an đã tổ chức, sắp xếp lại các trường Công an nhân dân, theo đó Nhà trường lại chuyển thành Trường Trung học An ninh nhân dân I (giai đoạn 1989 - 2006) và Trường Trung cấp An ninh nhân dân I (giai đoạn 2006 - 2013). Trong đó, sáp nhập thêm Trường Trung học An ninh nhân dân IV (Trường Ngoại tuyến) vào năm 1993. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp an ninh; đào tạo các lớp trung cấp Trưởng Công an xã và bồi dưỡng pháp luật - nghiệp vụ cho Công an các đơn vị, địa phương miền Bắc.
Từ năm 2013 đến nay, Nhà trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I; có nhiệm vụ đào tạo cán bộ An ninh có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo lực lượng Công an bán chuyên trách và bồi dưỡng pháp luật - nghiệp vụ cho Công an các đơn vị, địa phương.
2. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo trên 150 khóa học các cấp với hàng vạn học viên. Trong đó đã đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn chi viện cho chiến trường miền Nam với trên 1.200 cán bộ và làm nghĩa vụ quốc tế cho nước bạn Lào, Campuchia với trên 380 người; đã và đang đào tạo 50 khóa trung cấp an ninh hệ chính quy với gần 15.700 học viên, 9 khóa cao đẳng với gần 1.500 học viên, 91 lớp Công an xã với gần 9.100 học viên, 11 lớp bồi dưỡng pháp luật - nghiệp vụ với gần 800 học viên và nhiều lớp huấn luyện, bồi dưỡng khác. Chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng cao, trở thành một trong những cái nôi đào tạo cán bộ An ninh của lực lượng Công an nhân dân, nơi đào tạo cán bộ thực hành chất lượng cao của ngành Công an. Lớp lớp thế hệ học viên ra trường đều phát huy được kiến thức, năng lực, trình độ của mình, trở thành những người cán bộ An ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về pháp luật, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hòa nhập nhanh với thực tiễn, có tinh thần cầu thị, ý chí phấn đấu vươn lên, được đơn vị đánh giá cao. Nhiều đồng chí đã trưởng thành, lập được những chiến công xuất sắc, được phong tặng các danh hiệu cao quý khác; nhiều đồng chí trở thành những người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy giỏi, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Công an nhân dân.
Để có được những thành tích ấy, trước hết thuộc về công lao của các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường qua các thời kỳ, những người đã vượt qua muôn vàn khó khăn từ khi đất nước còn chiến tranh đến khi đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, vẫn luôn giữ vững phẩm chất, đạo đức của người Công an cách mạng, công hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, vì học viên thân yêu. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn được chú trọng chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, lớn mạnh về mọi mặt; đến nay đa số có trình độ đại học, sau đại học, nhiều đồng chí có trình độ tiến sĩ; nhiều đồng chí là giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp.
Dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính, đạo đức, tác phong, lối sống cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên. Thường xuyên phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”; kịp thời phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản của cấp trên. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà trường đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TWngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào "Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy", cuộc vận động "Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ"…
Nhà trường luôn chú trọng đến công tác xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo lực lượng Công an nhân dân trong từng giai đoạn. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng và thực hiện 4 chương trình đào tạo hệ trung cấp, 4 chương trình đào tạo hệ cao đẳng và 2 chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo được Bộ Công an giao cho. Đồng thời thường xuyên đổi mới đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, “chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực người học”. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học.
Từ năm 2000 đến nay, Nhà trường đã và đang thực hiện nghiên cứu 19 đề tài khoa học cấp Bộ, 42 đề tài khoa học cấp cơ sở, trong đó có những đề tài đạt loại xuất sắc, được Bộ Công an đánh giá cao và được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Trong 5 năm qua, Nhà trường đã tổ chức 3 cuộc Hội thảo khoa học cấp Bộ về lý luận bảo vệ an ninh quốc gia, thu hút được nhiều đồng chí lãnh đạo và các nhà khoa học tham gia, qua đó góp bổ sung lý luận, nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên và cán bộ làm công tác thực tiễn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, học tập của cán bộ, giáo viên, học viên luôn được quan tâm và từng bước hiện đại. Từ những phòng học bằng tranh tre, vách liếp với chỉ phấn trắng, bảng đen đã được thay thế bằng những giảng đường với thiết bị dạy học tiên tiến; nhà hiệu bộ, ký túc xá được xây dựng kiên cố, khang trang. Cùng với đó là công trình Tượng đài Bác Hồ, Nhà truyền thống, sàn phun nước, khuôn viên cây xanh, khu vui chơi thể thao… được đầu tư xây dựng, tạo nên môi trường phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập của cán bộ, giáo viên và học viên.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, Nhà trường được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an tặng nhiều phần thưởng cao quý, như Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì; nhiều bằng khen, cờ thi đua các cấp và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; 13 bộ, ngành, địa phương tặng bằng khen và hàng trăm cán bộ, giáo viên, công nhân viên được tặng huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen các cấp.
3. Trải qua 50 năm lịch sử, với bao khó khăn, thách thức nhưng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học viên Nhà trường không ngừng phấn đấu vươn lên, ra sức thi đua trong công tác, học tập làm nên truyền thống vẻ vang của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I - một trong những cái nôi đào tạo cán bộ an ninh của lực lượng Công an nhân dân anh hùng. Có được những thành tích, chiến công ấy, ngoài công lao của các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Nhà trường còn là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, kịp thời của Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an, của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; mối quan hệ phối hợp hiệu quả của Công an các đơn vị, địa phương; sự đùm bọc, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương những nơi trường đóng quân trong suốt 50 năm qua.
Để mãi tự hào và xứng đáng với truyền thống 50 năm, xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước, thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Nhà trường hôm nay nguyện một lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; luôn đoàn kết thống nhất, dù khó khăn đến đâu cũng phải ra sức thi đua “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng Nhà trường khang trang, hiện đại; thực hiện phương châm “Chủ động, đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống và danh dự của Lực lượng Công an nhân dân nói chung và của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I nói riêng./.
Phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy giữa Trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương  (14/06/2018)
Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng  (14/06/2018)
Nhà nước, quân đội Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Ấn Độ  (13/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam  (13/06/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên