Về phòng, chống bạo lực gia đình
TCCS - Lời Bộ Biên tập: Chiếm 50,9% dân số và 50,6% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước trước đây và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Tuy nhiên, hiện phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam là việc làm cần thiết và cấp bách.
Hỏi: Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ về lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bạo lực gia đình, đặc biệt đối với phụ nữ vẫn đang xảy ra khá phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì sao có tình trạng đó?
Đáp: Theo bà Dương Thị Xuân, Trưởng Ban Luật pháp - Chính sách Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức mang tầm quốc gia về tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy tình trạng bạo lực đang diễn ra ở khắp mọi nơi, do cả nam giới và nữ giới gây ra, song nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.
Về nguyên nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, nhưng tựu trung lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu. Nhiều người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. Đôi khi có nhiều người mượn cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con...
Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế. Nhiều gia đình kinh tế khó khăn quá, người nọ đổ lỗi cho người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc mình về tài chính...
Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc. Đánh bạc thua không có tiền về nhà đánh vợ, đánh con, vợ không cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi sinh ra bạo lực...
Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều người cho rằng bạo lực gia đình không vi phạm pháp luật. Họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình.
Và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, nghiện ngập ma túy, v.v...
Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thể thấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới. Giải quyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn nguyên sâu xa đó để có những cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Hỏi: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật khác thì bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?
Đáp: Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo đó, dấu hiệu để xác định hành vi bạo lực gia đình là: Một, xảy ra giữa các thành viên gia đình; hai, do cố ý; ba, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong giađình.
Các hành vi bạo lực gia đình tồn tại và thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu ra 9 loại hành vi cơ bản, gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiếnbộ.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Đặc biệt, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các hành vi nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Hỏi: Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội và của từng cá nhân và gia đình. Vậy, trách nhiệm cá nhân và gia đình được quy định cụ thể như thế nào?
Đáp: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, trách nhiệm của cá nhân và gia đình được quy định rất cụ thể tại Điều 31 và Điều 32.
Về trách nhiệm của cá nhân, Luật quy định: Mọi người có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, về hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới, về phòng, chống ma túy, mại dâm và pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội khác; kịp thời ngăn chặn và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi bạo lực gia đình.
Về trách nhiệm của gia đình, Luật quy định: Gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này./.
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại mặt trận Điện Biên Phủ (kỳ II)  (09/04/2009)
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại mặt trận Điện Biên Phủ (Kỳ I)  (09/04/2009)
Đối thoại với các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu  (09/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển