Năm 2018: 5 quốc gia và vùng lãnh thổ tự chủ sản xuất sản phẩm quân sự - quốc phòng
14:07, ngày 12-02-2019
TCCSĐT - Năm 2018 có nhiều sự kiện quân sự - quốc phòng quan trọng. Tuy nhiên, có 5 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành tự chủ về sản xuất sản phẩm quân sự - quốc phòng được ghi nhận, đó là châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Philippines và Đài Loan. Đây là những động thái nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài và gia tăng tính độc lập, khiến giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.
Châu Âu tự chế tạo máy bay chiến đấu tương lai
Trong bối cảnh sự bảo đảm an ninh của Mỹ cho châu Âu ngày càng trở nên thiếu tin cậy, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi NATO, đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran năm 2015 (JCPOA), Pháp, Anh và Đức tăng cường hợp tác quốc phòng nhằm chủ động tìm cách thoát dần khỏi sự phụ thuộc vào Washington trong vấn đề an ninh, quốc phòng.
Theo đó, Dự án chế tạo máy bay chiến đấu tương lai (FCAS) do Pháp dẫn đầu cùng với một số nước châu Âu, trong đó có Anh, Đức tham gia. Đây là Dự án chế tạo loại máy bay chiến đấu hợp nhất của châu Âu nhằm thay thế các loại máy bay chiến đấu Rafale, Eurofighter, F-19 Hornet và có thể giúp châu Âu giảm sự lệ thuộc vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 Lightning II của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Parly cho biết, các nỗ lực của Pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và thúc đẩy xuất khẩu đã được ghi rõ trong ý định thư ký với Đức hồi tháng 6-2018. Bộ trưởng Parly khẳng định, khả năng xuất khẩu máy bay chiến đấu trong tương lai mà FCAS đang nghiên cứu phát triển là một yếu tố quan trọng để bảo đảm tính khả thi về kinh tế của chương trình này.
Theo Bộ trưởng Parly, các nhà sản xuất tên lửa như hãng MBDA cần phải đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ để có thể chế tạo ra các thành phần cấu tạo tương tự nhằm tránh vi phạm các quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) của Mỹ. Sáng kiến này không chỉ giúp phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực hàng không quân sự mà được đánh giá là khiến các nguồn tài chính quốc phòng chuyển dịch từ Mỹ về châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo vũ khí hiện đại trong nước
Những năm qua, các quốc gia phương Tây đã từ chối cung cấp vũ khí hiện đại cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là từ khi phát động chiến dịch quân sự “Cành Oliu” nhằm vào dân quân người Kurd ở Afrin, Tây Bắc Syria, khiến Ankara không ngừng tăng cường chi tiêu ngân sách quốc phòng với việc chú trọng đầu tư cho nhiệm vụ chế tạo và sản xuất vũ khí trong nước. Trong đó, có các dự án sản xuất tên lửa hành trình, tên lửa phòng không tầm xa, các vũ khí hạng nặng và cả máy bay chiến đấu không người lái (UAV).
Công ty quốc phòng Roketsan đã sản xuất tên lửa hành trình đầu tiên SOM (Stand-off missile). SOM có nhiều phiên bản, trong đó, SOM-J là một biến thể được phát triển dành riêng cho máy bay F-35. SOM-J được thử nghiệm thành công trên phi cơ F-16 vào năm 2017 và được sản xuất hàng loạt trong năm 2018.
Theo lời của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 31-10-2018, Ankara đã bắt đầu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đầu tiên được sản xuất trong nước mang tên Siper và dự kiến xuất xưởng vào năm 2021. Phát biểu tại lễ khánh thành Cơ sở Phát triển Công nghệ Quốc gia tại Hội nghiên cứu công nghệ và khoa học tại thủ đô Ankara, ông Erdogan cho biết, tỷ lệ sản phẩm nội địa trong ngành quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 65% và chính phủ đang đặt mục tiêu nâng cao con số này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất và xuất khẩu thành công trực thăng tấn công T129 ATAK. Tháng 7-2018, Ankara ký được hợp đồng xuất khẩu T129 ATAK đầu tiên cho khách hàng Pakistan với số lượng lên tới 30 chiếc. Được biết, dòng trực thăng tấn công này cũng đã tham gia chiến dịch quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Cùng thành công với dòng xe tăng T129 ATAK, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển dòng xe tăng Altay cực kỳ tối tân khi chúng được đánh giá không thua kém T-90A của Nga hay M1A1 của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ còn chứng minh bước phát triển vượt trội của mình trước cả Nga và một số cường quốc khi tự nghiên cứu và sản xuất thành công dòng UAV tấn công kiêm do thám hạng trung Bayraktar. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn tích cực nghiên cứu công nghệ chế tạo quân phục tối tân và thiết bị chống đạn dành cho binh lính. Trong cuộc phỏng vấn với kênh TV 24, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan còn đề xuất sản xuất chung hệ thống phòng không S-500 với Nga.
Indonesia nội địa hóa sản phẩm quốc phòng
Đạo luật quốc phòng năm 2012 của Indonesia yêu cầu Quân đội bắt buộc phải mua các sản phẩm quốc phòng nội địa và chỉ nhập khẩu một số sản phẩm chưa có khả năng tự sản xuất trong nước. Cùng với đó, ngân sách quốc phòng của Indonesia tăng liên tục trong nhiều năm và đã đạt tới 8 tỷ USD. Đây chính là động lực quan trọng để nền công nghiệp quốc phòng Indonesia phục hồi, cũng như sức ép buộc các doanh nghiệp quốc phòng nội địa phải tìm hướng phát triển vũ khí, trang bị phù hợp với nhu cầu của quân đội.
Theo đó, Indonesia đã thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài để từng bước hoàn thiện nội địa hóa công nghiệp quốc phòng, cũng như được tiếp cận và hấp thụ công nghệ từ các quốc gia tiên tiến. Các chương trình hợp tác với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng nước ngoài được tiến hành như Tập đoàn Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS); Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering; Airbus...
Với chiến lược phát triển nội địa hóa công nghiệp quốc phòng, Indonesia đang từng bước tự chủ được nguồn cung cấp vũ khí, trang bị quân sự. Không chỉ vậy, Indonesia đang dần chuyển đổi từ nước nhập khẩu vũ khí, thành nước xuất khẩu các sản phẩm quân sự - quốc phòng sang nước thứ ba. Với lợi thế về giá thành, các sản phẩm quốc phòng của Indonesia như xe tăng Tiger, tên lửa diệt hạm C-205, máy bay vận tải quân sự C-295… sẽ có khách hàng quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội chợ và Triển lãm quốc tế về quốc phòng Indonesia 2018 (Indo Defence 2018) lần thứ 8 tại Jakarta, ngày 7-11, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu khẳng định, Quốc phòng Indonesia ngày càng phát triển và được công nhận ở cấp độ thế giới. Các chuyên gia cũng cho rằng, so với nhiều mô hình phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa tại châu Á, Indonesia dường như đã lách qua nhiều khe cửa hẹp để có được những thành quả như ngày nay.
Philippines phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước
Philippines có thể thành trung tâm công nghiệp quốc phòng ở Đông Nam Á sau khi một số cường quốc quân sự như Nga, Israel và Hàn Quốc quan tâm tới các dự án xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí và quốc phòng tại nước này. Các dự án sẽ được xây dựng ở Limay, Bataan của Government Arsenal (GA). Dù chưa có thỏa thuận nào chính thức được ký kết, nhưng theo các chuyên gia, khả năng thành công khá cao.
Philippines đang hình thành Khu Kinh tế công nghiệp quốc phòng GA (GADIEZ) - nơi các công ty quốc phòng nước ngoài xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí. Nhà sản xuất vũ khí hàng đầu Israel - Silver Shadow Advanced Security Systems (SASS) và Công ty Rayo Illuminar Corporation (RIC) của Philippines đang hoàn tất các thỏa thuận để lắp đặt thiết bị quan trọng cho nhà máy sản xuất và lắp ráp vũ khí, dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. Theo một quan chức cao cấp Philippines, Israel còn muốn hợp tác với Tập đoàn phát triển hàng không vũ trụ Philippines và kỳ vọng sẽ sớm có một nhà máy sản xuất máy UAV.
Nga cũng đã cử quan chức đến Philippines để thảo luận về đề xuất thành lập chung một nhà máy sản xuất súng trường tấn công AK-47 ở Bataan. Bộ Ngân sách và Quản lý (DBM) đã yêu cầu Moscow gửi một nghiên cứu về tính khả thi của dự án. Tuy kế hoạch này còn chưa chắc chắn, nhưng Nga đang đưa ra nhiều đề xuất thiện chí, trong đó có một khoản vay mềm cho thương vụ tàu ngầm tấn công diessel-điện thuộc Đề án 636 lớp “Varshavyanka” do Nga sản xuất hay các gói tài chính để bắt đầu các dự án tại Philippines.
Một công ty Hàn Quốc cũng đã đưa ra một đề xuất khác để thiết lập các nhà máy vũ khí đầu tiên ở Philippines. Tuy nhiên, tạm thời kế hoạch này đang bị trì hoãn sau khi phía Seoul đưa ra các điều khoản yêu cầu ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ Manila.
Đài Loan tự chủ về công nghiệp quốc phòng
Nhằm nâng cao sức mạnh quân đội, Đài Loan đã lên kế hoạch phát triển ngành công nghiệp quốc phòng từ năm 2017. Theo Giáo sư Arthur Ding, Đài Loan đã phải chi rất nhiều để mua vũ khí của Mỹ và chính quyền hiện nay vẫn đang phải thanh toán cho các thương vụ mua vũ khí từ những chính quyền trước. Tuy nhiên, vũ khí mà Đài Loan cần lúc này không chỉ là các loại vũ khí công nghệ cao mà còn cần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của họ để đối phó với những khó khăn do suy thoái kinh tế.
Theo nhận định của AP, rất có thể các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài đã do dự trước sức mạnh của Trung Quốc nên Đài Loan không thể sở hữu số máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các khí tài theo nhu cầu. Mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục hậu thuẫn và đóng vai trò là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Đài Loan nhưng trước những động thái của Trung Quốc, chính quyền Đài Loan đang khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường sản xuất vũ khí và củng cố hệ thống phòng thủ để tự vệ và tránh sa vào những thỏa thuận đầy toan tính của Washington.
Năm 2017, Đài Loan đã công bố kế hoạch sản xuất 66 máy bay huấn luyện trong giai đoạn đến năm 2026. Đây là kế hoạch trị giá 3,13 tỷ USD và được triển khai để thay thế các mẫu máy bay huấn luyện đã lạc hậu của Đài Loan như mẫu AT-3 hay F-5. Trong 10 năm tới, Đài Loan có kế hoạch đóng 8 tàu ngầm chạy bằng động cơ điện-diesel. Việc khôi phục lại ngành công nghiệp quốc phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội làm việc chất lượng cao cho những người trẻ tuổi và các tài năng ở Đài Loan.
Tạp chí The National Interest (NI-Mỹ) dẫn nguồn tin từ truyền thông Đài Loan cho biết, vào ngày 10-7-2018, Đài Loan đã nhận được hồ sơ dự thầu từ 6 công ty nước ngoài cho chương trình chế tạo tàu ngầm, trong đó hai công ty tới từ châu Âu, hai công ty từ Mỹ, cùng các công ty từ Ấn Độ và Nhật Bản.
Các công ty nước ngoài đã gửi các đề xuất thiết kế và chính quyền Đài Loan sẽ chọn một trong những thiết kế này vào trước tháng 3-2019. Cơ quan quốc phòng Đài Loan và doanh nghiệp được chọn sẽ bắt đầu hợp tác tìm kiếm cơ sở chế tạo tàu ngầm năm 2020. Nếu kế hoạch hoàn thành như dự kiến, Đài Loan sẽ hoàn thành chiếc tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên vào năm 2026./.
Trong bối cảnh sự bảo đảm an ninh của Mỹ cho châu Âu ngày càng trở nên thiếu tin cậy, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi NATO, đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran năm 2015 (JCPOA), Pháp, Anh và Đức tăng cường hợp tác quốc phòng nhằm chủ động tìm cách thoát dần khỏi sự phụ thuộc vào Washington trong vấn đề an ninh, quốc phòng.
Theo đó, Dự án chế tạo máy bay chiến đấu tương lai (FCAS) do Pháp dẫn đầu cùng với một số nước châu Âu, trong đó có Anh, Đức tham gia. Đây là Dự án chế tạo loại máy bay chiến đấu hợp nhất của châu Âu nhằm thay thế các loại máy bay chiến đấu Rafale, Eurofighter, F-19 Hornet và có thể giúp châu Âu giảm sự lệ thuộc vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 Lightning II của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Parly cho biết, các nỗ lực của Pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và thúc đẩy xuất khẩu đã được ghi rõ trong ý định thư ký với Đức hồi tháng 6-2018. Bộ trưởng Parly khẳng định, khả năng xuất khẩu máy bay chiến đấu trong tương lai mà FCAS đang nghiên cứu phát triển là một yếu tố quan trọng để bảo đảm tính khả thi về kinh tế của chương trình này.
Theo Bộ trưởng Parly, các nhà sản xuất tên lửa như hãng MBDA cần phải đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ để có thể chế tạo ra các thành phần cấu tạo tương tự nhằm tránh vi phạm các quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) của Mỹ. Sáng kiến này không chỉ giúp phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực hàng không quân sự mà được đánh giá là khiến các nguồn tài chính quốc phòng chuyển dịch từ Mỹ về châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo vũ khí hiện đại trong nước
Những năm qua, các quốc gia phương Tây đã từ chối cung cấp vũ khí hiện đại cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là từ khi phát động chiến dịch quân sự “Cành Oliu” nhằm vào dân quân người Kurd ở Afrin, Tây Bắc Syria, khiến Ankara không ngừng tăng cường chi tiêu ngân sách quốc phòng với việc chú trọng đầu tư cho nhiệm vụ chế tạo và sản xuất vũ khí trong nước. Trong đó, có các dự án sản xuất tên lửa hành trình, tên lửa phòng không tầm xa, các vũ khí hạng nặng và cả máy bay chiến đấu không người lái (UAV).
Công ty quốc phòng Roketsan đã sản xuất tên lửa hành trình đầu tiên SOM (Stand-off missile). SOM có nhiều phiên bản, trong đó, SOM-J là một biến thể được phát triển dành riêng cho máy bay F-35. SOM-J được thử nghiệm thành công trên phi cơ F-16 vào năm 2017 và được sản xuất hàng loạt trong năm 2018.
Theo lời của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 31-10-2018, Ankara đã bắt đầu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đầu tiên được sản xuất trong nước mang tên Siper và dự kiến xuất xưởng vào năm 2021. Phát biểu tại lễ khánh thành Cơ sở Phát triển Công nghệ Quốc gia tại Hội nghiên cứu công nghệ và khoa học tại thủ đô Ankara, ông Erdogan cho biết, tỷ lệ sản phẩm nội địa trong ngành quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 65% và chính phủ đang đặt mục tiêu nâng cao con số này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất và xuất khẩu thành công trực thăng tấn công T129 ATAK. Tháng 7-2018, Ankara ký được hợp đồng xuất khẩu T129 ATAK đầu tiên cho khách hàng Pakistan với số lượng lên tới 30 chiếc. Được biết, dòng trực thăng tấn công này cũng đã tham gia chiến dịch quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Cùng thành công với dòng xe tăng T129 ATAK, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển dòng xe tăng Altay cực kỳ tối tân khi chúng được đánh giá không thua kém T-90A của Nga hay M1A1 của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ còn chứng minh bước phát triển vượt trội của mình trước cả Nga và một số cường quốc khi tự nghiên cứu và sản xuất thành công dòng UAV tấn công kiêm do thám hạng trung Bayraktar. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn tích cực nghiên cứu công nghệ chế tạo quân phục tối tân và thiết bị chống đạn dành cho binh lính. Trong cuộc phỏng vấn với kênh TV 24, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan còn đề xuất sản xuất chung hệ thống phòng không S-500 với Nga.
Indonesia nội địa hóa sản phẩm quốc phòng
Đạo luật quốc phòng năm 2012 của Indonesia yêu cầu Quân đội bắt buộc phải mua các sản phẩm quốc phòng nội địa và chỉ nhập khẩu một số sản phẩm chưa có khả năng tự sản xuất trong nước. Cùng với đó, ngân sách quốc phòng của Indonesia tăng liên tục trong nhiều năm và đã đạt tới 8 tỷ USD. Đây chính là động lực quan trọng để nền công nghiệp quốc phòng Indonesia phục hồi, cũng như sức ép buộc các doanh nghiệp quốc phòng nội địa phải tìm hướng phát triển vũ khí, trang bị phù hợp với nhu cầu của quân đội.
Theo đó, Indonesia đã thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài để từng bước hoàn thiện nội địa hóa công nghiệp quốc phòng, cũng như được tiếp cận và hấp thụ công nghệ từ các quốc gia tiên tiến. Các chương trình hợp tác với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng nước ngoài được tiến hành như Tập đoàn Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS); Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering; Airbus...
Với chiến lược phát triển nội địa hóa công nghiệp quốc phòng, Indonesia đang từng bước tự chủ được nguồn cung cấp vũ khí, trang bị quân sự. Không chỉ vậy, Indonesia đang dần chuyển đổi từ nước nhập khẩu vũ khí, thành nước xuất khẩu các sản phẩm quân sự - quốc phòng sang nước thứ ba. Với lợi thế về giá thành, các sản phẩm quốc phòng của Indonesia như xe tăng Tiger, tên lửa diệt hạm C-205, máy bay vận tải quân sự C-295… sẽ có khách hàng quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội chợ và Triển lãm quốc tế về quốc phòng Indonesia 2018 (Indo Defence 2018) lần thứ 8 tại Jakarta, ngày 7-11, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu khẳng định, Quốc phòng Indonesia ngày càng phát triển và được công nhận ở cấp độ thế giới. Các chuyên gia cũng cho rằng, so với nhiều mô hình phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa tại châu Á, Indonesia dường như đã lách qua nhiều khe cửa hẹp để có được những thành quả như ngày nay.
Philippines phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước
Philippines có thể thành trung tâm công nghiệp quốc phòng ở Đông Nam Á sau khi một số cường quốc quân sự như Nga, Israel và Hàn Quốc quan tâm tới các dự án xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí và quốc phòng tại nước này. Các dự án sẽ được xây dựng ở Limay, Bataan của Government Arsenal (GA). Dù chưa có thỏa thuận nào chính thức được ký kết, nhưng theo các chuyên gia, khả năng thành công khá cao.
Philippines đang hình thành Khu Kinh tế công nghiệp quốc phòng GA (GADIEZ) - nơi các công ty quốc phòng nước ngoài xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí. Nhà sản xuất vũ khí hàng đầu Israel - Silver Shadow Advanced Security Systems (SASS) và Công ty Rayo Illuminar Corporation (RIC) của Philippines đang hoàn tất các thỏa thuận để lắp đặt thiết bị quan trọng cho nhà máy sản xuất và lắp ráp vũ khí, dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. Theo một quan chức cao cấp Philippines, Israel còn muốn hợp tác với Tập đoàn phát triển hàng không vũ trụ Philippines và kỳ vọng sẽ sớm có một nhà máy sản xuất máy UAV.
Nga cũng đã cử quan chức đến Philippines để thảo luận về đề xuất thành lập chung một nhà máy sản xuất súng trường tấn công AK-47 ở Bataan. Bộ Ngân sách và Quản lý (DBM) đã yêu cầu Moscow gửi một nghiên cứu về tính khả thi của dự án. Tuy kế hoạch này còn chưa chắc chắn, nhưng Nga đang đưa ra nhiều đề xuất thiện chí, trong đó có một khoản vay mềm cho thương vụ tàu ngầm tấn công diessel-điện thuộc Đề án 636 lớp “Varshavyanka” do Nga sản xuất hay các gói tài chính để bắt đầu các dự án tại Philippines.
Một công ty Hàn Quốc cũng đã đưa ra một đề xuất khác để thiết lập các nhà máy vũ khí đầu tiên ở Philippines. Tuy nhiên, tạm thời kế hoạch này đang bị trì hoãn sau khi phía Seoul đưa ra các điều khoản yêu cầu ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ Manila.
Đài Loan tự chủ về công nghiệp quốc phòng
Nhằm nâng cao sức mạnh quân đội, Đài Loan đã lên kế hoạch phát triển ngành công nghiệp quốc phòng từ năm 2017. Theo Giáo sư Arthur Ding, Đài Loan đã phải chi rất nhiều để mua vũ khí của Mỹ và chính quyền hiện nay vẫn đang phải thanh toán cho các thương vụ mua vũ khí từ những chính quyền trước. Tuy nhiên, vũ khí mà Đài Loan cần lúc này không chỉ là các loại vũ khí công nghệ cao mà còn cần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của họ để đối phó với những khó khăn do suy thoái kinh tế.
Theo nhận định của AP, rất có thể các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài đã do dự trước sức mạnh của Trung Quốc nên Đài Loan không thể sở hữu số máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các khí tài theo nhu cầu. Mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục hậu thuẫn và đóng vai trò là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Đài Loan nhưng trước những động thái của Trung Quốc, chính quyền Đài Loan đang khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường sản xuất vũ khí và củng cố hệ thống phòng thủ để tự vệ và tránh sa vào những thỏa thuận đầy toan tính của Washington.
Năm 2017, Đài Loan đã công bố kế hoạch sản xuất 66 máy bay huấn luyện trong giai đoạn đến năm 2026. Đây là kế hoạch trị giá 3,13 tỷ USD và được triển khai để thay thế các mẫu máy bay huấn luyện đã lạc hậu của Đài Loan như mẫu AT-3 hay F-5. Trong 10 năm tới, Đài Loan có kế hoạch đóng 8 tàu ngầm chạy bằng động cơ điện-diesel. Việc khôi phục lại ngành công nghiệp quốc phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội làm việc chất lượng cao cho những người trẻ tuổi và các tài năng ở Đài Loan.
Tạp chí The National Interest (NI-Mỹ) dẫn nguồn tin từ truyền thông Đài Loan cho biết, vào ngày 10-7-2018, Đài Loan đã nhận được hồ sơ dự thầu từ 6 công ty nước ngoài cho chương trình chế tạo tàu ngầm, trong đó hai công ty tới từ châu Âu, hai công ty từ Mỹ, cùng các công ty từ Ấn Độ và Nhật Bản.
Các công ty nước ngoài đã gửi các đề xuất thiết kế và chính quyền Đài Loan sẽ chọn một trong những thiết kế này vào trước tháng 3-2019. Cơ quan quốc phòng Đài Loan và doanh nghiệp được chọn sẽ bắt đầu hợp tác tìm kiếm cơ sở chế tạo tàu ngầm năm 2020. Nếu kế hoạch hoàn thành như dự kiến, Đài Loan sẽ hoàn thành chiếc tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên vào năm 2026./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019  (12/02/2019)
Thủ tướng họp Thường trực Chính phủ về tổng kết tình hình Tết Kỷ Hợi  (11/02/2019)
Chủ tịch Quốc hội: Ngành Hải quan tiếp tục mở rộng cơ chế một cửa  (11/02/2019)
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh  (11/02/2019)
Thủ tướng chúc tết nhân ngày làm việc đầu Xuân Kỷ Hợi  (11/02/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên