Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019
Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, nêu cao tinh thần quyết tâm, phấn đấu ngay từ ngày đầu năm mới; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 01-01-2019 của Chính phủ; quán triệt chủ đề hành động năm 2019, cụ thể hóa chủ đề hành động của ngành mình, cấp mình; theo dõi sát tình hình thực tiễn, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức quản lý, điều hành mới bằng những việc làm cụ thể.
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, huy động toàn dân, đoàn viên, hội viên chung sức phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ năm 2019.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, đặc biệt là những công việc tồn đọng, chậm tiến độ do nghỉ Tết, những công việc và thủ tục trực tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, nhân dân. Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời giờ và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
Ngành Tuyên giáo: Tinh gọn bộ máy - không chỉ nói suông
Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ngành Tuyên giáo không chỉ thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Đảng mà còn gương mẫu, đi đầu trong triển khai Nghị quyết, nói đi đôi với làm, không tuyên truyền suông.
Theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông, trong năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QĐ/TW “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương”. Trên cơ sở Quy định này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng Quy chế làm việc, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức của các vụ, đơn vị thuộc Ban theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương đã giảm 3 đầu mối cấp vụ, 20 đầu mối cấp phòng. Cùng với đó, đề xuất Bộ Chính trị hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo trong công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, sắp xếp lại một số đầu mối tạp chí, tài liệu thông tin công tác tuyên giáo; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chế, quy định làm việc của Ban.
Ngành Tuyên giáo cả nước đã triển khai nghiêm túc yêu cầu về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Thực hiện Quy định số 04 - QĐ/TW “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy”, các địa phương đã tích cực, nghiêm túc xây dựng đề án sắp xếp lại bộ máy tổ chức, thu gọn đầu mối cấp phòng, xây dựng chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động phù hợp với từng địa phương; thực hiện chỉ đạo của Trung ương về Trưởng Ban Tuyên giáo quận, huyện đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Nhiều địa phương đã quyết liệt triển khai và bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như tại Bình Phước, theo Trưởng ban Tuyên giáo ủy Trần Tuyết Minh, tỉnh đã triển khai thực hiện Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đồng thời là Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có duy nhất 1 Phó Trưởng ban chuyên trách. Từ ngày 01-8-2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước đi vào hoạt động với mô hình tổ chức mới, từ 7 phòng sắp xếp còn 3 phòng gồm: Phòng Tuyên truyền - Tổng hợp; Thông tin - Khoa giáo; Lý luận - Văn hóa - Lịch sử Đảng. Đồng thời, Đảng bộ cơ sở Ban Tuyên giáo - Trường Chính trị tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Chi bộ cơ sở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đảng bộ cơ sở Trường Chính trị tỉnh, hoạt động từ tháng 8-2018. Cùng với đó, tỉnh Bình Phước đã thực hiện Trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì Tổ xây dựng đề án Hợp nhất Báo Bình Phước và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước thành cơ quan báo chí mới với tên gọi là: Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Bình Phước. Năm 2019, Tỉnh ủy Bình Phước sẽ bổ nhiệm hai Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm nhiệm là: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Tập trung cải cách hành chính, đưa Bình Định phát triển nhanh
Mỗi cá nhân đầu ngành cấp tỉnh, công chức, viên chức phải tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ, thu hút và giữ chân các nhà đầu tư, quyết tâm đưa Bình Định phát triển nhanh trong năm Kỷ Hợi 2019. Đây là ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh, Bình Định hiện còn nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Năm 2019 là năm quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển của nhiệm kỳ XIX Đảng bộ tỉnh. Năm 2019 tỉnh sẽ triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động hàng loạt công trình, dự án lớn như tuyến Quốc lộ 19 mới, Khu công nghiệp - Đô thị - Thương mại Becamex Bình Định, Công viên phần mềm TMA, Nhà máy chế biến cá ngừ đại dương, hồ chứa nước Đồng Mít.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng cũng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Việc đầu tiên là các bệnh viện đa khoa từ tỉnh đến huyện, thị xã phải xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn và xây dựng hệ thống cung cấp nước uống qua vòi ngay trong bệnh viện. Kinh phí từ ngân sách tỉnh.
An Giang giảm đầu mối bên trong gắn với tinh giản biên chế
An Giang là tỉnh có quy mô dân số đông, bộ máy cán bộ lớn. Năm 2015 toàn tỉnh An Giang có 985 đơn vị sự nghiệp công lập; 192 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh; 762 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện và 22 đơn vị sự nghiệp trực thuộc khối Đảng, đoàn thể. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015, của Bộ Chính trị, “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” theo đúng lộ trình và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Ở khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, An Giang quyết liệt triển khai thực hiện Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh An Giang với lộ trình thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021 giảm 163 người, tương đương 11% so với tổng biên chế hiện có của tỉnh là 1.486 người. Theo lộ trình, năm 2017, An Giang giảm 45 biên chế; năm 2018 giảm 31 biên chế; năm 2019 giảm 31 biên chế; năm 2020 giảm 25 biên chế và đến năm 2021 giảm 31 biên chế. Kết quả thực hiện đề án, trong năm 2017 và năm 2018, An Giang đã thực hiện đúng chỉ tiêu đề án là giảm 76 người so với năm 2016; giảm từ 1.486 biên chế xuống còn 1.410 biên chế.
Ở khối Nhà nước, thực hiện Đề án số 501/ĐA- UBND, ngày 13-8-2018 về “Tinh giản biên chế của tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2021”, trong giai đoạn 2016-2018, tỉnh đã tinh giản được 135 biên chế công chức, chiếm 4,72%. Trên cơ sở đề án sắp xếp các sở, ban, ngành, giai đoạn 2019-2021 tỉnh sẽ giảm tiếp 153 biên chế; đảm bảo đến năm 2021 tỉnh An Giang sẽ giảm 288 biên chế (giảm 10%) theo quy định của Trung ương.
Đối với tinh giản biên chế khối sự nghiệp, năm 2015 tỉnh An Giang được giao 38.861 biên chế và năm 2018 được giao 34.678 biên chế. Từ năm 2015 đến nay, An Giang đã tinh giản được 4.192 biên chế, chiếm 10,72%, tiến độ thực hiện sớm hơn so với quy định của Trung ương...
Theo Ban Tổ chức tỉnh ủy An Giang, trong năm 2019, từng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại An Giang sẽ tiến hành rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng giảm đầu mối bên trong gắn với tinh giản biên chế. Trong đó, khối Đảng, tỉnh sẽ sắp xếp bộ máy bên trong Văn phòng Tỉnh ủy và các ban Đảng tỉnh; khối nhà nước sẽ sắp xếp các phòng, ban bên trong của sở, ban, ngành tỉnh; khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sẽ sắp xếp bộ máy bên trong khi có Quy định thay thế Quy định số 282- QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện”...
Lạng Sơn đẩy mạnh nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính
Tại buổi kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ đầu năm 2019 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Long Hải nhấn mạnh, Trung tâm cần tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính và trả kết quả cho tổ chức và công dân theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phục vụ hành chính công trong giải quyết thủ tục hành chính; trong đó thường xuyên cập nhật thông tin, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống; cử cán bộ, lãnh đạo đơn vị trực tiếp thẩm định và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp tại Trung tâm để nâng cao tỷ lệ “4 tại chỗ” theo chỉ đạo của Chính phủ.
Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn, Phạm Hùng Trường cho biết, để nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính với phương châm nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch, đúng quy định, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân, Trung tâm xác định tập trung giám sát, đôn đốc việc giải quyết và công khai thủ tục hành chính; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiện đại. Trung tâm cũng sẽ phối hợp với Viễn thông Lạng Sơn hoàn thiện phần mềm Dịch vụ công trực tuyến và một của điện tử, đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn chính thức được thành lập vào ngày 17-01. Tính đến ngày 10-02, theo thống kê trên hệ thống, Trung tâm đã phối hợp với các sở, ngành tiếp nhận tổng số 596 hồ sơ, đã giải quyết 426 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 71,48%), trong đó đúng hạn và trước hạn là 426 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 100%).
Theo các quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh, có 1.275 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của 16 sở, ngành được thực hiện tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn.
Đắk Nông: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn, tinh gọn tổ chức
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết: Sở đã và đang tích cực triển khai thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Theo Đề án đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã được phê duyệt, sau khi kiện toàn, sắp xếp, Sở còn 4 phòng: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch, Tài chính và Thanh tra sở, giảm 2 phòng so với trước khi sắp xếp (Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Nông Lâm Nghiệp và Thủy sản; Phòng Quản lý xây dựng công trình).
Đối với các đơn vị trực thuộc, Sở giữ nguyên Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phát triển nông thôn. Đồng thời, thực hiện việc hợp nhất các Chi cục: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lấy tên là Chi cục Phát triển nông nghiệp; hợp nhất Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 1 và Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 lấy tên là Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm; giải thể Ban Quản lý rừng đặc dụng Đray Sáp.
Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông ban hành các quyết định chuyển giao nguyên trạng các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Khuyến nông để thành lập các Trung Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thuộc UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa. Hợp nhất Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu Bu Prăng và Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Bu Prăng lấy tên là Trạm Kiểm dịch động, thực vật cửa khẩu Bu Prăng trực. Hợp nhất Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu Đắk Peur và Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu Đăk Peur lấy tên là Trạm kiểm dịch động, thực vật cửa khẩu Đắk Peur. Hợp nhất Trạm kiểm dịch động vật Nội địa và Trạm kiểm dịch thực vật Nội địa lấy tên là Trạm kiểm dịch động, thực vật Nội địa. Các trạm kiêm dịch trực thuộc Chi cục Phát triển nông nghiệp.
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã giảm đáng kể các đầu mối, giảm các chức danh lãnh đạo ở chi cục, phòng. Sau khi sáp nhập, tinh gọn đã giảm được 2 chi cục; Chi cục Kiểm lâm giảm 2 đơn vị trực thuộc; Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phát triển Nông thôn giảm mỗi đơn vị 2 phòng so với trước khi kiện toàn; các chi cục hợp nhất giảm 5 phòng, 3 trạm kiểm dịch so với trước khi hợp nhất.
Theo ông Lê Trọng Yên, sau khi kiện toàn, tinh gọn bộ máy, tất cả các bộ phận hành chính, tổng hợp, lái xe, thanh tra, kế toán, tổ chức trước đây tại các đơn vị hành chính trực thuộc chuyển giao về Sở thực hiện (trừ Chi cục Kiểm lâm). Các chi cục quản lý chuyên ngành chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và có một Văn thư, một công chức tổng hợp, làm cầu nối tiếp nhận thông tin của lãnh đạo Sở với các chi cục. Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy có ý nghĩa quan trọng, góp phần kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm sự cồng kềnh, chồng chéo trong bộ máy hành chính và thuận lợi hơn trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ./.
Thủ tướng họp Thường trực Chính phủ về tổng kết tình hình Tết Kỷ Hợi  (11/02/2019)
Chủ tịch Quốc hội: Ngành Hải quan tiếp tục mở rộng cơ chế một cửa  (11/02/2019)
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh  (11/02/2019)
Thủ tướng chúc tết nhân ngày làm việc đầu Xuân Kỷ Hợi  (11/02/2019)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ cày tịch điền tại tỉnh Hà Nam  (11/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay