Biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình
00:34, ngày 03-08-2016
TCCSĐT - Hiện nay, do sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến văn hóa gia đình Việt Nam biến đổi toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện, năng động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay là một quá trình biện chứng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống, đồng thời, tiếp thu có chọn lọc và cải biến các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình phương Tây hiện đại.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải mọi sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay đều đồng nghĩa với tích cực, mà trong quá trình biến đổi đó đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu.
Từ sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay…
Trong văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống, địa vị và quyền uy của người chồng được đề cao, họ là người đại diện hợp pháp duy nhất của gia đình về mọi mặt trước cộng đồng, nhà nước. Người vợ, người phụ nữ có địa vị rất thấp trong gia đình, vai trò của họ chỉ khuôn lại ở công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Hiện nay, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đẳng, dân chủ trong quan hệ vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào đã và đang “tấn công” vào quan niệm cổ hủ của văn hóa truyền thống, từ đó hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay.
Hiện nay, trong gia đình mô hình người chủ gia đình đa dạng, phản ánh tính đa dạng của các loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình. Thực tế cho thấy, người chủ gia đình hiện nay không đồng nhất với người chủ hộ khẩu của gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội cho gia đình thì được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình cho thấy, địa vị của người phụ nữ trong gia đình hiện nay ngày càng được đề cao, lý do là người phụ nữ đã cải thiện được vai trò kinh tế của mình trong gia đình. Trong không ít gia đình hiện nay, có những người vợ do có trình độ, lại năng động trong làm ăn nên không những tạo ra thu nhập trong gia đình mà trong nhiều trường hợp còn tạo được thu nhập cao hơn người chồng. Điều đó chứng tỏ, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để người phụ nữ thể hiện và phát huy được năng lực, sở trường của mình. Như vậy, khác với gia đình truyền thống, vai trò của người chủ gia đình hiện nay phải dựa vào năng lực thực tế, vào sự đóng góp của người chồng hoặc người vợ trong gia đình chứ không phải là sự “thần thánh hóa”, sự suy tôn mù quáng vai trò tuyệt đối của người chồng trong gia đình. Thực tế đó, một mặt, phản ánh sự thay đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, mặt khác, phản ánh sự vận động và biến đổi của xã hội theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.
Mô hình người phụ nữ làm chủ gia đình hiện nay là một bước tiến dài của gia đình đương đại so với gia đình truyền thống, tuy nhiên, đây cũng tiềm ẩn nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa vợ và chồng do người chồng đánh mất vai trò truyền thống của mình trong gia đình... Hiện nay, để xác lập mối quan hệ bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng trong gia đình cần giải quyết mâu thuẫn giữa những quy định của pháp luật với thực tế đời sống. Luật pháp công nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền sở hữu tài sản trong gia đình nhưng thực tế ở nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt ở vùng nông thôn, người chồng vẫn chủ yếu đứng tên giấy tờ sở hữu các tài sản có giá trị lớn trong gia đình. Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 đã chỉ ra, người đứng tên tài sản của gia đình đối với các cặp vợ chồng từ 18 đến 60 tuổi cho thấy, có tỷ lệ chênh lệch khá lớn, cụ thể, đối với nhà ở, đất ở thì người chồng đứng tên chiếm 81,4%, vợ đứng tên là 10,9%, vợ và chồng đứng tên là 7,8%; đối với đất canh tác/đất đồi rừng có tỷ lệ tương ứng là 86,3%, 8,6% và 5,1%; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tương ứng là 52,1%, 41,4% và 6,5%... (1). Như vậy, suy đến cùng, sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng về sở hữu các tài sản lớn trong gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu để “nuôi dưỡng” tư tưởng gia trưởng và là một trong những lực cản lớn để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải phổ biến được pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào đời sống, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Thêm vào đó, cũng cần có chính sách, cơ chế để dần thay đổi lối sống, phong tục, tập quán ảnh hưởng bất lợi đến địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho các hộ gia đình hiện nay.
Bên cạnh đó, một mâu thuẫn khác cũng cần phải giải quyết trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay đó là mặc dù phụ nữ tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, có đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của gia đình nhưng họ vẫn là người gánh vác chủ yếu các công việc nội trợ, giáo dục con cái, chăm sóc người ốm đau, người già... trong gia đình. Thực tế cho thấy, có điều đáng buồn là trong quan niệm của nhiều người hiện nay đó lại là một điều bình thường, hợp quy luật, có lẽ đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan niệm, người phụ nữ “vừa phải giỏi việc nước, vừa phải đảm việc nhà”. Đó thực sự là một mâu thuẫn cần phải giải quyết, làm thế nào để phụ nữ vừa làm tròn trách nhiệm gia đình, vừa phải làm tròn trách nhiệm xã hội, có giải quyết được mâu thuẫn đó, phụ nữ mới có cơ hội phát triển.
Hiện nay, bạo lực gia đình cũng đang diễn biến nghiêm trọng với nhiều dạng thức khó kiểm soát mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến bạo lực gia đình. Điều đó, không có nghĩa là trong gia đình truyền thống không có bạo lực gia đình mà muốn nhấn mạnh rằng, văn hóa, pháp luật hiện nay không dung túng và chấp nhận bạo lực trong gia đình. Nếu trong gia đình truyền thống, bạo lực gia đình chỉ theo hướng một chiều là bạo lực của người chồng đối với người vợ thì hiện nay ngoài xu hướng đó, còn biểu hiện là bạo lực của người vợ đối với người chồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng hiện nay chủ yếu vẫn là do người chồng gây ra đối với người vợ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rằng, mặc dù nguyên nhân của bạo lực gia đình rất đa dạng nhưng căn nguyên chủ yếu vẫn là do tư tưởng gia trưởng, do địa vị thấp kém, đặc biệt địa vị thấp kém về kinh tế của phụ nữ trong gia đình do phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản, đất đai và không có sự độc lập về kinh tế đối với chồng. Tình trạng đó được củng cố vững chắc thêm khi một bộ phận không nhỏ người dân và cán bộ cơ sở hiện nay vẫn quan niệm, bạo lực gia đình là việc riêng của mỗi gia đình. Hòa giải vẫn là biện pháp chủ yếu để giải quyết bạo lực gia đình, do đó đã không ngăn chặn được tận gốc hiện tượng này trong gia đình.
Nếu đánh giá khách quan, bạo lực gia đình không phải là ngẫu nhiên do người chồng không kiểm soát được hành vi của mình như cách giải thích truyền thống, mà nó phản ánh mối quan hệ quyền lực, sự xung đột các giá trị, chuẩn mực trong một xã hội rộng lớn hơn. Bạo lực gia đình ở góc độ này được coi là hệ quả của việc níu kéo một cách cực đoan những giá trị, chuẩn mực của gia đình truyền thống. Thực tế cho thấy, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan vỡ gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng các mối quan hệ gia đình, đe dọa tính bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay. Do đó, bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính xã hội chứ không phải là vấn đề của cá nhân, nên các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay cần phải được đề xuất dựa trên cơ sở làm thay đổi nhận thức của xã hội về bạo lực gia đình, tăng cường công tác bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình, tăng cường vai trò của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt cần nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
…đến sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực văn hóa hiện đại. Quá trình đó, đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Còn trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, nó đòi hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ, suốt đời làm theo cha và không bao giờ thay đổi... Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ” cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí, không ít gia đình, trẻ em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận và trách nhiệm đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ (2). Hiện nay, vai trò giáo dục và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay.
Đánh giá một cách khách quan, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã tác động toàn diện đến gia đình hiện nay. Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con cái. Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em sinh hoạt bên ngoài gia đình nhiều hơn trong môi trường gia đình. Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm việc ở bên ngoài gia đình, thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và quá trình phi nông nghiệp hóa nông thôn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất bên ngoài gia đình nên họ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Việc cha mẹ không có thời gian hoặc có quá ít thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái cho thấy đã xuất hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân cách của trẻ em hiện nay...
Thực tế cho thấy, chức năng kiểm soát trẻ em của thiết chế gia đình hiện nay ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có những biến đổi đáng lo ngại. Không ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay không còn ngoan ngoãn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấy bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư. Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến đổi này bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và bắt nguồn từ sự thay đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình hiện nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống như “cha từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiện nay rơi vào tình trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với các công việc nhà. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Và những vấn đề đặt ra hiện nay
Văn hóa gia đình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại nhất định và do vậy, luôn chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử của thời đại đó. Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc vào sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Những biến đổi này một mặt tạo ra những điều kiện thuận lợi để trẻ em phát triển, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ chăm sóc, giáo dục con cái, chủ động tạo ra những quan hệ mang tính tích cực, chia sẻ và định hướng sự phát triển cho con cái.
Mặt khác, môi trường xã hội hiện nay cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà nguyên nhân của nó xuất phát từ mặt trái của kinh tế thị trường, của sự du nhập văn hóa phương Tây, sự tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin đại chúng đến trẻ em... Cha mẹ không đủ thời gian để quản lý, giáo dục, chăm sóc con cái nên dẫn đến sự suy giảm chức năng kiểm soát con cái của cha mẹ. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kiến thức của cha mẹ về sự phát triển tâm, sinh lý của con cái và các phương pháp giáo dục con cái cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ xung đột giữa cha mẹ và con cái hiện nay.
Thực tế cho thấy, việc cha mẹ có kỹ năng ứng xử với con cái khi chúng mắc lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của trẻ, nó có thể giúp con cái có ý thức sửa chữa lỗi lầm, trở nên tiến bộ hơn, nhưng ngược lại, nó cũng có thể khiến con cái không khắc phục được khuyết điểm, thậm chí bị ức chế, chống đối lại cha mẹ làm cho mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái gia tăng.
Điều đó cho thấy, do sự tác động toàn diện của các nhân tố đã làm cho các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay biến đổi và sự biến đổi đó là một tất yếu khách quan.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng văn hóa gia đình nói chung, các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái hiện nay không thể phủ định sạch trơn đối với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình từ bên ngoài du nhập cũng cần phải được tiếp biến cho phù hợp với bản sắc của gia đình Việt Nam hiện nay.
Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong gia đình Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi lên là mối quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề đặt ra là gia đình và xã hội cần phải làm gì để người phụ nữ kết hợp trách nhiệm gia đình với trách nhiệm xã hội để phát triển toàn diện.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cần tìm ra giải pháp để giải quyết hài hòa giữa uy quyền, bổn phận của cha mẹ với quyền của trẻ em trong gia đình hiện nay, hoặc cha mẹ nhận thức được vai trò của giáo dục gia đình nhưng mặt khác, họ lại không có đủ thời gian, tri thức, phương pháp để giáo dục con cái dẫn đến hậu quả con cái sa vào tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của gia đình theo hướng bền vững, tiến bộ./.
---------------------------
(1) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội, tr. 74.
(2) Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội, tr. 216.
Từ sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay…
Trong văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống, địa vị và quyền uy của người chồng được đề cao, họ là người đại diện hợp pháp duy nhất của gia đình về mọi mặt trước cộng đồng, nhà nước. Người vợ, người phụ nữ có địa vị rất thấp trong gia đình, vai trò của họ chỉ khuôn lại ở công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Hiện nay, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đẳng, dân chủ trong quan hệ vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào đã và đang “tấn công” vào quan niệm cổ hủ của văn hóa truyền thống, từ đó hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay.
Hiện nay, trong gia đình mô hình người chủ gia đình đa dạng, phản ánh tính đa dạng của các loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình. Thực tế cho thấy, người chủ gia đình hiện nay không đồng nhất với người chủ hộ khẩu của gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội cho gia đình thì được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình cho thấy, địa vị của người phụ nữ trong gia đình hiện nay ngày càng được đề cao, lý do là người phụ nữ đã cải thiện được vai trò kinh tế của mình trong gia đình. Trong không ít gia đình hiện nay, có những người vợ do có trình độ, lại năng động trong làm ăn nên không những tạo ra thu nhập trong gia đình mà trong nhiều trường hợp còn tạo được thu nhập cao hơn người chồng. Điều đó chứng tỏ, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để người phụ nữ thể hiện và phát huy được năng lực, sở trường của mình. Như vậy, khác với gia đình truyền thống, vai trò của người chủ gia đình hiện nay phải dựa vào năng lực thực tế, vào sự đóng góp của người chồng hoặc người vợ trong gia đình chứ không phải là sự “thần thánh hóa”, sự suy tôn mù quáng vai trò tuyệt đối của người chồng trong gia đình. Thực tế đó, một mặt, phản ánh sự thay đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, mặt khác, phản ánh sự vận động và biến đổi của xã hội theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.
Mô hình người phụ nữ làm chủ gia đình hiện nay là một bước tiến dài của gia đình đương đại so với gia đình truyền thống, tuy nhiên, đây cũng tiềm ẩn nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa vợ và chồng do người chồng đánh mất vai trò truyền thống của mình trong gia đình... Hiện nay, để xác lập mối quan hệ bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng trong gia đình cần giải quyết mâu thuẫn giữa những quy định của pháp luật với thực tế đời sống. Luật pháp công nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền sở hữu tài sản trong gia đình nhưng thực tế ở nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt ở vùng nông thôn, người chồng vẫn chủ yếu đứng tên giấy tờ sở hữu các tài sản có giá trị lớn trong gia đình. Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 đã chỉ ra, người đứng tên tài sản của gia đình đối với các cặp vợ chồng từ 18 đến 60 tuổi cho thấy, có tỷ lệ chênh lệch khá lớn, cụ thể, đối với nhà ở, đất ở thì người chồng đứng tên chiếm 81,4%, vợ đứng tên là 10,9%, vợ và chồng đứng tên là 7,8%; đối với đất canh tác/đất đồi rừng có tỷ lệ tương ứng là 86,3%, 8,6% và 5,1%; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tương ứng là 52,1%, 41,4% và 6,5%... (1). Như vậy, suy đến cùng, sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng về sở hữu các tài sản lớn trong gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu để “nuôi dưỡng” tư tưởng gia trưởng và là một trong những lực cản lớn để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải phổ biến được pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào đời sống, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Thêm vào đó, cũng cần có chính sách, cơ chế để dần thay đổi lối sống, phong tục, tập quán ảnh hưởng bất lợi đến địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho các hộ gia đình hiện nay.
Bên cạnh đó, một mâu thuẫn khác cũng cần phải giải quyết trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay đó là mặc dù phụ nữ tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, có đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của gia đình nhưng họ vẫn là người gánh vác chủ yếu các công việc nội trợ, giáo dục con cái, chăm sóc người ốm đau, người già... trong gia đình. Thực tế cho thấy, có điều đáng buồn là trong quan niệm của nhiều người hiện nay đó lại là một điều bình thường, hợp quy luật, có lẽ đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan niệm, người phụ nữ “vừa phải giỏi việc nước, vừa phải đảm việc nhà”. Đó thực sự là một mâu thuẫn cần phải giải quyết, làm thế nào để phụ nữ vừa làm tròn trách nhiệm gia đình, vừa phải làm tròn trách nhiệm xã hội, có giải quyết được mâu thuẫn đó, phụ nữ mới có cơ hội phát triển.
Hiện nay, bạo lực gia đình cũng đang diễn biến nghiêm trọng với nhiều dạng thức khó kiểm soát mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến bạo lực gia đình. Điều đó, không có nghĩa là trong gia đình truyền thống không có bạo lực gia đình mà muốn nhấn mạnh rằng, văn hóa, pháp luật hiện nay không dung túng và chấp nhận bạo lực trong gia đình. Nếu trong gia đình truyền thống, bạo lực gia đình chỉ theo hướng một chiều là bạo lực của người chồng đối với người vợ thì hiện nay ngoài xu hướng đó, còn biểu hiện là bạo lực của người vợ đối với người chồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng hiện nay chủ yếu vẫn là do người chồng gây ra đối với người vợ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rằng, mặc dù nguyên nhân của bạo lực gia đình rất đa dạng nhưng căn nguyên chủ yếu vẫn là do tư tưởng gia trưởng, do địa vị thấp kém, đặc biệt địa vị thấp kém về kinh tế của phụ nữ trong gia đình do phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản, đất đai và không có sự độc lập về kinh tế đối với chồng. Tình trạng đó được củng cố vững chắc thêm khi một bộ phận không nhỏ người dân và cán bộ cơ sở hiện nay vẫn quan niệm, bạo lực gia đình là việc riêng của mỗi gia đình. Hòa giải vẫn là biện pháp chủ yếu để giải quyết bạo lực gia đình, do đó đã không ngăn chặn được tận gốc hiện tượng này trong gia đình.
Nếu đánh giá khách quan, bạo lực gia đình không phải là ngẫu nhiên do người chồng không kiểm soát được hành vi của mình như cách giải thích truyền thống, mà nó phản ánh mối quan hệ quyền lực, sự xung đột các giá trị, chuẩn mực trong một xã hội rộng lớn hơn. Bạo lực gia đình ở góc độ này được coi là hệ quả của việc níu kéo một cách cực đoan những giá trị, chuẩn mực của gia đình truyền thống. Thực tế cho thấy, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan vỡ gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng các mối quan hệ gia đình, đe dọa tính bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay. Do đó, bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính xã hội chứ không phải là vấn đề của cá nhân, nên các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay cần phải được đề xuất dựa trên cơ sở làm thay đổi nhận thức của xã hội về bạo lực gia đình, tăng cường công tác bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình, tăng cường vai trò của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt cần nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
…đến sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực văn hóa hiện đại. Quá trình đó, đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Còn trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, nó đòi hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ, suốt đời làm theo cha và không bao giờ thay đổi... Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ” cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí, không ít gia đình, trẻ em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận và trách nhiệm đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ (2). Hiện nay, vai trò giáo dục và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay.
Đánh giá một cách khách quan, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã tác động toàn diện đến gia đình hiện nay. Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con cái. Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em sinh hoạt bên ngoài gia đình nhiều hơn trong môi trường gia đình. Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm việc ở bên ngoài gia đình, thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và quá trình phi nông nghiệp hóa nông thôn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất bên ngoài gia đình nên họ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Việc cha mẹ không có thời gian hoặc có quá ít thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái cho thấy đã xuất hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân cách của trẻ em hiện nay...
Thực tế cho thấy, chức năng kiểm soát trẻ em của thiết chế gia đình hiện nay ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có những biến đổi đáng lo ngại. Không ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay không còn ngoan ngoãn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấy bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư. Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến đổi này bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và bắt nguồn từ sự thay đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình hiện nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống như “cha từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiện nay rơi vào tình trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với các công việc nhà. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Và những vấn đề đặt ra hiện nay
Văn hóa gia đình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại nhất định và do vậy, luôn chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử của thời đại đó. Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc vào sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Những biến đổi này một mặt tạo ra những điều kiện thuận lợi để trẻ em phát triển, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ chăm sóc, giáo dục con cái, chủ động tạo ra những quan hệ mang tính tích cực, chia sẻ và định hướng sự phát triển cho con cái.
Mặt khác, môi trường xã hội hiện nay cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà nguyên nhân của nó xuất phát từ mặt trái của kinh tế thị trường, của sự du nhập văn hóa phương Tây, sự tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin đại chúng đến trẻ em... Cha mẹ không đủ thời gian để quản lý, giáo dục, chăm sóc con cái nên dẫn đến sự suy giảm chức năng kiểm soát con cái của cha mẹ. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kiến thức của cha mẹ về sự phát triển tâm, sinh lý của con cái và các phương pháp giáo dục con cái cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ xung đột giữa cha mẹ và con cái hiện nay.
Thực tế cho thấy, việc cha mẹ có kỹ năng ứng xử với con cái khi chúng mắc lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của trẻ, nó có thể giúp con cái có ý thức sửa chữa lỗi lầm, trở nên tiến bộ hơn, nhưng ngược lại, nó cũng có thể khiến con cái không khắc phục được khuyết điểm, thậm chí bị ức chế, chống đối lại cha mẹ làm cho mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái gia tăng.
Điều đó cho thấy, do sự tác động toàn diện của các nhân tố đã làm cho các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay biến đổi và sự biến đổi đó là một tất yếu khách quan.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng văn hóa gia đình nói chung, các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái hiện nay không thể phủ định sạch trơn đối với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình từ bên ngoài du nhập cũng cần phải được tiếp biến cho phù hợp với bản sắc của gia đình Việt Nam hiện nay.
Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong gia đình Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi lên là mối quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề đặt ra là gia đình và xã hội cần phải làm gì để người phụ nữ kết hợp trách nhiệm gia đình với trách nhiệm xã hội để phát triển toàn diện.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cần tìm ra giải pháp để giải quyết hài hòa giữa uy quyền, bổn phận của cha mẹ với quyền của trẻ em trong gia đình hiện nay, hoặc cha mẹ nhận thức được vai trò của giáo dục gia đình nhưng mặt khác, họ lại không có đủ thời gian, tri thức, phương pháp để giáo dục con cái dẫn đến hậu quả con cái sa vào tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của gia đình theo hướng bền vững, tiến bộ./.
---------------------------
(1) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội, tr. 74.
(2) Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội, tr. 216.
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh  (03/08/2016)
Phát động hội thi sáng kiến giảm nghèo bền vững tại cộng đồng  (03/08/2016)
Việt Nam - Campuchia tăng hợp tác trong lĩnh vực tôn giáo  (03/08/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25 đến ngày 31-7-2016)  (03/08/2016)
Yêu cầu Formosa thực hiện cam kết khắc phục hậu quả môi trường  (03/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên