Xu hướng biến đổi của tôn giáo và việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay
23:03, ngày 10-11-2015
TCCSĐT - Tôn giáo là một bộ phận đời sống tinh thần của xã hội, là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng đã và đang có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng văn hóa với ý nghĩa là động lực cho sự phát triển của đất nước, cần đặc biệt quan tâm đến sự biến đổi của tôn giáo nhằm củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.
Về xu hướng biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Một là, xu hướng quốc tế hóa của tôn giáo đang là xu hướng tất yếu, khách quan diễn ra trong tôn giáo và hoạt động tôn giáo, xuất phát từ sự phát triển mang tính chất quốc tế hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Với chính sách mở cửa, hội nhập, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”(1). Quan điểm trên đã mở ra quá trình giao lưu hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, trong đó có tôn giáo.
Tôn giáo là bộ phận của văn hóa đã và đang có quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biểu hiện thông qua quá trình học tập, nghiên cứu, tu nghiệp ở nước ngoài của các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Mặt khác, người nước ngoài cũng đến Việt Nam để nghiên cứu những giá trị văn hóa như các lễ hội, nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo của người Việt Nam. Tình hình trên đã gây ra không ít khó khăn, trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở từng cấp; vì hoạt động tôn giáo thường gắn với hoạt động văn hóa, sự đa dạng về văn hóa dẫn đến sự đa dạng về tôn giáo. Chính vì vậy, trong các tôn giáo sẽ nảy sinh thêm nhiều yếu tố mới thể hiện trong nghi lễ hành đạo, trong sinh hoạt tôn giáo... Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế quốc tế hóa tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị trên lãnh thổ Việt Nam với âm mưu “diễn biến hòa bình” dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm kích động những tín đồ sùng tín chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Hai là, xu hướng dân tộc hóa tôn giáo. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, các tôn giáo muốn tồn tại và phát triển phải gắn với dân tộc, với nhân dân và với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam đã có hàng vạn tín đồ có đạo cùng với các tăng ni, phật tử tiên phong ra trận để cứu nước, cứu dân. Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các tôn giáo đều gắn bó với dân tộc, ủng hộ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, biểu hiện ở quyền và trách nhiệm công dân và mục tiêu hành đạo của tôn giáo. Trong đạo Phật có tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc xã hội chủ nghĩa”; đạo Công giáo: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”; đạo Tin lành: “Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc”; đạo Cao đài: “Nước vinh, đạo sáng”; đạo Hòa hảo: “Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhìn chung, các khẩu hiệu đó đều đề cao tinh thần dân tộc, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các tôn giáo đối với đất nước, nhân dân Việt Nam.
Ba là, xu hướng đan xen, đa dạng trong các tôn giáo. Xu hướng đan xen trong tôn giáo biểu hiện ở đối tượng thờ cúng. Trong Phật giáo, đối tượng chính là thờ Phật; nhưng một số nơi có sự kết hợp thờ tiền phật hậu mẫu và thờ các vị thần như những người có công với làng, với nước hoặc thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam. Trong Thiên Chúa giáo, đối tượng chính là thờ Chúa Trời; nhưng một số nơi kết hợp với thờ cúng gia tiên. Trong đạo Cao Đài, là sự phức hợp của tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Lão) kết hợp với thờ Thượng Đế, Ngọc Hoàng, coi đó là linh hồn của vũ trụ, sinh ra vạn vật... Như vậy, trong các tôn giáo có sự biến đổi, đan xen và dung hợp giữa tôn giáo với tín ngưỡng dân gian và truyền thống dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân.
Bốn là, xu hướng thương mại hóa, phô trương hình thức, lãng phí trong các tôn giáo. Trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, các tôn giáo thường chủ trương tiến hành trùng tu, nâng cấp hoặc xây mới lại cơ sở thờ tự cho rộng rãi, khang trang; hoặc tổ chức nhiều nghi lễ long trọng gắn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong nhân dân. Những hoạt động trên đã huy động nhiều sức người, sức của của các tín đồ tôn giáo và khách thập phương, gây lãng phí tiền của trong nhân dân. Ngoài ra, xu hướng phổ biến hiện nay là gắn sinh hoạt tôn giáo với hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại hóa các hoạt động sinh hoạt tôn giáo như việc gắn du lịch với công đức, cúng tiến tiền của vào các cửa chùa, nhà thờ của cá nhân và tổ chức. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là sự đầu tư để thu lợi ‘‘một vốn, bốn lời’’, hoặc là để phô trương tiếng tăm, thanh thế.
Năm là, vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Về mặt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo là hoàn toàn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta muốn khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”(2). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận tín đồ tôn giáo do nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng về quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đã tự ý lấn chiếm đất đai, tự ý xây dựng cơ sở thờ tự và hành lễ trái phép,... mà chưa đăng ký cấp phép hoặc chưa được chính quyền Nhà nước công nhận quyền sử dụng ruộng đất. Vì vậy, đã tạo ra bất đồng giữa hoạt động tôn giáo với hoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Đây cũng là vấn đề gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và địa phương nói riêng.
Sáu là, xu hướng chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc lợi dụng vấn đề tôn giáo trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch đã lợi dụng và thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm tuyên truyền, kích động, dụ dỗ, mua chuộc một bộ phận tín đồ đi đấu tố, đấu tranh, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Trước những tình hình nêu trên, yêu cầu đặt ra cần phải có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong các tôn giáo, góp phần vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững hơn.
Một số biện pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến tôn giáo và công tác tôn giáo với tinh thần “tốt đời đẹp đạo”. Đã có nhiều chủ trương lớn, biện pháp lớn của Đảng để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đó là:
Thứ nhất, tôn trọng sự tồn tại khách quan và nắm vững xu hướng biến đổi của các tôn giáo ở Việt Nam. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, muốn giải quyết tốt vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, cần tôn trọng các quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Quan điểm khách quan khi nhìn nhận, đánh giá tôn giáo, trước tiên phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của tôn giáo trong đời sống xã hội. Với quan điểm lịch sử cụ thể, có thể nói vấn đề tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay rất phức tạp và nhạy cảm. Quan điểm phát triển khi nhìn nhận, xem xét sự vận động, biến đổi và phát triển của tôn giáo cần thấy sự thống nhất trong đa dạng của tôn giáo hiện nay.
Thứ hai, vận dụng các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước kết hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam và thế giới làm căn cứ trong quá trình xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Cần tích cực, tự giác học tập và vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở địa phương, từng nơi, từng cấp, như phải làm cho “lý luận gắn với thực tiễn”; “nói đi đôi với làm”; “học đi đôi với hành”; “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, đặc biệt là đồng bào tín đồ các tôn giáo trên tinh thần “cầu đồng, tồn dị”, loại bỏ những khác biệt về chính kiến, tìm kiếm những điểm tương đồng trong nhân dân nhằm phấn đấu vì mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”(3).
Thứ ba, nhận thức rõ tính chất hai mặt của tôn giáo. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, kể cả tôn giáo, cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, tích cực và hạn chế. Mặt tích cực của tôn giáo là chăm lo làm việc thiện, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần tích cực vào sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các tôn giáo thường xuyên là đối tượng bị các thế lực phản động kích động, lợi dụng, dụ dỗ, mua chuộc vào mưu đồ chính trị nhằm phá vỡ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền khai thác các giá trị nhân bản, đạo đức trong các tôn giáo nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa. Trong thời kỳ đổi mới, cần đẩy mạnh tuyên truyền khai thác các giá trị nhân bản, đạo đức trong các tôn giáo, gắn “việc đạo với việc đời”, “tôn giáo với dân tộc”, “đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc” trên tinh thần “nước vinh, đạo sáng” nhằm củng cố, tăng cường hơn nữa khối đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam.
Thứ năm, tích cực đẩy mạnh hiệp thương dân chủ, hòa giải mâu thuẫn tôn giáo trong nhân dân. Tăng cường đối thoại dân chủ trực tiếp với nhân dân, đặc biệt trong đồng bào tín đồ các tôn giáo về những vấn đề phát sinh trong tôn giáo, như tranh chấp đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự và hành lễ..., trên tinh thần hiệp thương dân chủ, hòa giải cơ sở nhằm tạo ra sự “đồng thuận” về mọi mặt giữa Đảng, chính quyền các cấp với đồng bào tín đồ các tôn giáo. Đảng bộ và chính quyền các cấp cần chủ động thành lập các tổ hòa giải tôn giáo ở từng cấp, từng cơ sở trong cả nước mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc các cấp với phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Thứ sáu, “xây” đi đôi với “chống”. Quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa trong nhân dân; đặc biệt quan tâm tới đồng bào tín đồ các tôn giáo. Cần xây dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa trong đồng bào tín đồ các tôn giáo kết hợp với các chính sách hỗ đặc biệt cho đồng bào tín đồ các tôn giáo có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo ra cơ hội về việc làm và thu nhập, kiên quyết chống tư tưởng kỳ thị tôn giáo, chia rẽ tôn giáo cùng với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào mục đích chính trị làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Thứ bảy, thường xuyên tổng kết và đưa ra những giải pháp nhằm làm tốt công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong cả nước. Ở từng địa phương, từng cấp phải có các báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm về tôn giáo và công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Trong báo cáo phải có những nhận xét, đánh giá khách quan về tôn giáo và công tác tôn giáo. Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể và phương hướng chủ đạo nhằm củng cố, tăng cường khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân. Cần bố trí cán bộ chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tôn giáo ở cấp xã, cấp huyện nhằm làm tốt công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Thứ tám, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng cấp, từng cơ sở, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo nguồn và bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về tôn giáo làm công tác tôn giáo hiện nay. Ngoài ra, cần xem xét bố trí đúng người, đúng việc, đúng vị trí nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân./.
-------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 83
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 81
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 70
Một là, xu hướng quốc tế hóa của tôn giáo đang là xu hướng tất yếu, khách quan diễn ra trong tôn giáo và hoạt động tôn giáo, xuất phát từ sự phát triển mang tính chất quốc tế hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Với chính sách mở cửa, hội nhập, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”(1). Quan điểm trên đã mở ra quá trình giao lưu hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, trong đó có tôn giáo.
Tôn giáo là bộ phận của văn hóa đã và đang có quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biểu hiện thông qua quá trình học tập, nghiên cứu, tu nghiệp ở nước ngoài của các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Mặt khác, người nước ngoài cũng đến Việt Nam để nghiên cứu những giá trị văn hóa như các lễ hội, nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo của người Việt Nam. Tình hình trên đã gây ra không ít khó khăn, trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở từng cấp; vì hoạt động tôn giáo thường gắn với hoạt động văn hóa, sự đa dạng về văn hóa dẫn đến sự đa dạng về tôn giáo. Chính vì vậy, trong các tôn giáo sẽ nảy sinh thêm nhiều yếu tố mới thể hiện trong nghi lễ hành đạo, trong sinh hoạt tôn giáo... Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế quốc tế hóa tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị trên lãnh thổ Việt Nam với âm mưu “diễn biến hòa bình” dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm kích động những tín đồ sùng tín chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Hai là, xu hướng dân tộc hóa tôn giáo. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, các tôn giáo muốn tồn tại và phát triển phải gắn với dân tộc, với nhân dân và với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam đã có hàng vạn tín đồ có đạo cùng với các tăng ni, phật tử tiên phong ra trận để cứu nước, cứu dân. Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các tôn giáo đều gắn bó với dân tộc, ủng hộ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, biểu hiện ở quyền và trách nhiệm công dân và mục tiêu hành đạo của tôn giáo. Trong đạo Phật có tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc xã hội chủ nghĩa”; đạo Công giáo: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”; đạo Tin lành: “Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc”; đạo Cao đài: “Nước vinh, đạo sáng”; đạo Hòa hảo: “Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhìn chung, các khẩu hiệu đó đều đề cao tinh thần dân tộc, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các tôn giáo đối với đất nước, nhân dân Việt Nam.
Ba là, xu hướng đan xen, đa dạng trong các tôn giáo. Xu hướng đan xen trong tôn giáo biểu hiện ở đối tượng thờ cúng. Trong Phật giáo, đối tượng chính là thờ Phật; nhưng một số nơi có sự kết hợp thờ tiền phật hậu mẫu và thờ các vị thần như những người có công với làng, với nước hoặc thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam. Trong Thiên Chúa giáo, đối tượng chính là thờ Chúa Trời; nhưng một số nơi kết hợp với thờ cúng gia tiên. Trong đạo Cao Đài, là sự phức hợp của tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Lão) kết hợp với thờ Thượng Đế, Ngọc Hoàng, coi đó là linh hồn của vũ trụ, sinh ra vạn vật... Như vậy, trong các tôn giáo có sự biến đổi, đan xen và dung hợp giữa tôn giáo với tín ngưỡng dân gian và truyền thống dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân.
Bốn là, xu hướng thương mại hóa, phô trương hình thức, lãng phí trong các tôn giáo. Trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, các tôn giáo thường chủ trương tiến hành trùng tu, nâng cấp hoặc xây mới lại cơ sở thờ tự cho rộng rãi, khang trang; hoặc tổ chức nhiều nghi lễ long trọng gắn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong nhân dân. Những hoạt động trên đã huy động nhiều sức người, sức của của các tín đồ tôn giáo và khách thập phương, gây lãng phí tiền của trong nhân dân. Ngoài ra, xu hướng phổ biến hiện nay là gắn sinh hoạt tôn giáo với hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại hóa các hoạt động sinh hoạt tôn giáo như việc gắn du lịch với công đức, cúng tiến tiền của vào các cửa chùa, nhà thờ của cá nhân và tổ chức. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là sự đầu tư để thu lợi ‘‘một vốn, bốn lời’’, hoặc là để phô trương tiếng tăm, thanh thế.
Năm là, vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Về mặt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo là hoàn toàn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta muốn khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”(2). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận tín đồ tôn giáo do nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng về quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đã tự ý lấn chiếm đất đai, tự ý xây dựng cơ sở thờ tự và hành lễ trái phép,... mà chưa đăng ký cấp phép hoặc chưa được chính quyền Nhà nước công nhận quyền sử dụng ruộng đất. Vì vậy, đã tạo ra bất đồng giữa hoạt động tôn giáo với hoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Đây cũng là vấn đề gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và địa phương nói riêng.
Sáu là, xu hướng chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc lợi dụng vấn đề tôn giáo trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch đã lợi dụng và thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm tuyên truyền, kích động, dụ dỗ, mua chuộc một bộ phận tín đồ đi đấu tố, đấu tranh, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Trước những tình hình nêu trên, yêu cầu đặt ra cần phải có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong các tôn giáo, góp phần vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững hơn.
Một số biện pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến tôn giáo và công tác tôn giáo với tinh thần “tốt đời đẹp đạo”. Đã có nhiều chủ trương lớn, biện pháp lớn của Đảng để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đó là:
Thứ nhất, tôn trọng sự tồn tại khách quan và nắm vững xu hướng biến đổi của các tôn giáo ở Việt Nam. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, muốn giải quyết tốt vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, cần tôn trọng các quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Quan điểm khách quan khi nhìn nhận, đánh giá tôn giáo, trước tiên phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của tôn giáo trong đời sống xã hội. Với quan điểm lịch sử cụ thể, có thể nói vấn đề tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay rất phức tạp và nhạy cảm. Quan điểm phát triển khi nhìn nhận, xem xét sự vận động, biến đổi và phát triển của tôn giáo cần thấy sự thống nhất trong đa dạng của tôn giáo hiện nay.
Thứ hai, vận dụng các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước kết hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam và thế giới làm căn cứ trong quá trình xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Cần tích cực, tự giác học tập và vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở địa phương, từng nơi, từng cấp, như phải làm cho “lý luận gắn với thực tiễn”; “nói đi đôi với làm”; “học đi đôi với hành”; “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, đặc biệt là đồng bào tín đồ các tôn giáo trên tinh thần “cầu đồng, tồn dị”, loại bỏ những khác biệt về chính kiến, tìm kiếm những điểm tương đồng trong nhân dân nhằm phấn đấu vì mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”(3).
Thứ ba, nhận thức rõ tính chất hai mặt của tôn giáo. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, kể cả tôn giáo, cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, tích cực và hạn chế. Mặt tích cực của tôn giáo là chăm lo làm việc thiện, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần tích cực vào sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các tôn giáo thường xuyên là đối tượng bị các thế lực phản động kích động, lợi dụng, dụ dỗ, mua chuộc vào mưu đồ chính trị nhằm phá vỡ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền khai thác các giá trị nhân bản, đạo đức trong các tôn giáo nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa. Trong thời kỳ đổi mới, cần đẩy mạnh tuyên truyền khai thác các giá trị nhân bản, đạo đức trong các tôn giáo, gắn “việc đạo với việc đời”, “tôn giáo với dân tộc”, “đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc” trên tinh thần “nước vinh, đạo sáng” nhằm củng cố, tăng cường hơn nữa khối đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam.
Thứ năm, tích cực đẩy mạnh hiệp thương dân chủ, hòa giải mâu thuẫn tôn giáo trong nhân dân. Tăng cường đối thoại dân chủ trực tiếp với nhân dân, đặc biệt trong đồng bào tín đồ các tôn giáo về những vấn đề phát sinh trong tôn giáo, như tranh chấp đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự và hành lễ..., trên tinh thần hiệp thương dân chủ, hòa giải cơ sở nhằm tạo ra sự “đồng thuận” về mọi mặt giữa Đảng, chính quyền các cấp với đồng bào tín đồ các tôn giáo. Đảng bộ và chính quyền các cấp cần chủ động thành lập các tổ hòa giải tôn giáo ở từng cấp, từng cơ sở trong cả nước mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc các cấp với phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Thứ sáu, “xây” đi đôi với “chống”. Quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa trong nhân dân; đặc biệt quan tâm tới đồng bào tín đồ các tôn giáo. Cần xây dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa trong đồng bào tín đồ các tôn giáo kết hợp với các chính sách hỗ đặc biệt cho đồng bào tín đồ các tôn giáo có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo ra cơ hội về việc làm và thu nhập, kiên quyết chống tư tưởng kỳ thị tôn giáo, chia rẽ tôn giáo cùng với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào mục đích chính trị làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Thứ bảy, thường xuyên tổng kết và đưa ra những giải pháp nhằm làm tốt công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong cả nước. Ở từng địa phương, từng cấp phải có các báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm về tôn giáo và công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Trong báo cáo phải có những nhận xét, đánh giá khách quan về tôn giáo và công tác tôn giáo. Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể và phương hướng chủ đạo nhằm củng cố, tăng cường khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân. Cần bố trí cán bộ chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tôn giáo ở cấp xã, cấp huyện nhằm làm tốt công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Thứ tám, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng cấp, từng cơ sở, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo nguồn và bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về tôn giáo làm công tác tôn giáo hiện nay. Ngoài ra, cần xem xét bố trí đúng người, đúng việc, đúng vị trí nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân./.
-------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 83
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 81
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 70
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015  (10/11/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 02-11 đến ngày 08-11-2015)  (09/11/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hungary Kover Lasz  (09/11/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên