Phát triển ngành Thủy sản Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững, hài hòa
Chương trình được tổ chức tại thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Tham dự sự kiện có Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ninh, ngành thủy sản, đại diện bà con ngư dân.
Vai trò chủ đạo cung cấp thuỷ sản toàn cầu
Là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, với bờ biển dài hơn 3.260 km cùng khoảng 4.000 đảo, quần đảo.
Việt Nam cũng có ngành thuỷ sản phát triển lâu đời, sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và khí hậu, trải dài từ Bắc đến Nam.
Cách đây đúng 60 năm, ngày 01-4-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”.
Đáp ứng nguyện vọng của ngành thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1 tháng 4 hàng năm là Ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.
Trải qua 60 năm cần cù, sáng tạo, vượt khó để phát triển, ngành thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đạt tốc độ tăng trưởng cao; quy mô và giá trị sản xuất lớn; có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
Về khai thác hải sản, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu; đồng thời ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái.
Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và trên đất liền đã được phát triển, hỗ trợ tối đa cho ngư dân trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn khi gặp rủi ro.
Sự hiện diện của tàu thuyền và ngư dân trên các vùng biển cũng đã góp phần rất quan trọng giữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngành nuôi trồng - chế biến thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác; trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng.
Năm 2018, giá trị sản xuất thủy sản đạt gần 230 ngàn tỷ đồng. Tổng sản lượng đạt hơn 7,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 9 tỷ USD.
Ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thuỷ sản là: Tôm thẻ, tôm sú (kim ngạch 3,6 tỷ USD năm 2018) và cá tra (kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD).
Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất, chế biến trong lĩnh vực thủy sản tăng nhanh, được đầu tư đổi mới công nghệ và quản trị. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên hơn 147 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga.
Với những nỗ lực vượt bậc của ngành thuỷ sản và bà con ngư dân, Việt Nam trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản toàn cầu.
Khai thác gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định trong bối cảnh Hội nhập Kinh tế quốc tế, ngành thủy sản luôn được Đảng, Nhà nước coi là ngành sản xuất chiến lược, được chú trọng quan tâm.
Mục tiêu phát triển của ngành là phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Để đạt được các mục tiêu này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động ngành thủy sản và bà con ngư dân tiếp tục đoàn kết, nỗ lực để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra.
Trước hết là thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển và ngành thuỷ sản đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia biển mạnh, có ngành thuỷ sản được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, hài hòa, bảo vệ môi trường. Ngành thuỷ sản phải gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, phát triển bền vững kinh tế biển nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng, trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy - hải sản.
Cùng với đó, phát triển thủy sản phải gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hợp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ; nâng cao vai trò tham gia quản lý của cộng đồng, vai trò của các hội, hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản; đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; tăng cường hợp tác quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
"Đặc biệt, ngành thuỷ sản Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để tuyên truyền, hướng dẫn bà con ngư dân tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy ước, quy tắc đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản mà Việt Nam tham gia, đảm bảo sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khai thác bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng thương hiệu thuỷ sản Việt Nam an toàn, phát triển bền vững, chất lượng cao. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời phát triển các thị trường mới; đặc biệt chú trọng thị trường tiêu thụ trong nước.
Cũng theo Phó Thủ tướng, phát triển thủy sản phải hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng, nông thôn mới, xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh./.
EU khẳng định sẵn sàng cho Brexit "không thỏa thuận"  (31/03/2019)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp  (31/03/2019)
Khẩn trương điều tra mở rộng vụ án vận chuyển trái phép ngà voi từ nước ngoài vào Việt Nam  (31/03/2019)
Hoa Anh đào Nhật Bản khoe sắc giữa Thủ đô Hà Nội  (31/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay