Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 05 đến 11-6-2017)
23:25, ngày 13-06-2017
TCCSĐT - Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm dây thép dạng cuộn (rod in coil) từ Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.
Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (số 10-NQ/TW, ngày 03-6-2017).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp cụ thể.
Theo đó mục tiêu cụ thể là chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.
Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Về nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết chỉ ra gồm: Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về vấn đề ưu đãi thuế
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu vấn đề Báo Thanh Niên phản ánh về Việt Nam áp dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế dàn trải, thiếu minh bạch.
Báo Thanh Niên số ra ngày 19 tháng 5 năm 2017 nêu: "Theo chuyên gia của Tổ chức Oxfam, Việt Nam áp dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế dàn trải, phức tạp, thiếu minh bạch, tạo lỗ hổng thuế và khuyến nghị cần công bố khoản chi ngân sách tương đương với ưu đãi thuế (do thu giảm), phân tích chi phí-trừ lợi ích và giảm dần sử dụng ưu đãi thuế. Hiện có hơn 30 lĩnh vực khuyến khích, 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại 53/63 tỉnh, chưa kể 300 khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất."
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu vấn đề trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Australia điều tra chống bán phá giá thép dây dạng cuộn
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm dây thép dạng cuộn (rod in coil) từ Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, sản phẩm bị điều tra là dây thép dạng cuộn gồm mã HS: 7213.91.00.44, 7227.90.90.02 và 7227.90.90.42 (sản phẩm này đang không phải chịu thuế khi xuất khẩu sang Australia).
Nguyên đơn do Công ty OneSteels nộp đơn kiện có hiệu lực ngày 31-5-2017. Giai đoạn điều tra bán phá giá bắt đầu từ 01-4-2016 đến 31-3-2017. Giai đoạn điều tra thiệt hại kể từ ngày 01-01-2013 đến nay.
Biên độ bán phá giá theo cáo buộc của nguyên đơn đối với sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam 30,6%; từ Indonesia là 30,6%; từ Hàn Quốc là 43,3%. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ của ADC, biên độ dự kiến với các nước bị điều tra là Việt Nam 20,9%, Indonesia 29,8%, Hàn Quốc 20,9%.
Cũng theo Cục Quản lý Cạnh tranh, dung lượng thị trường của Australia theo nguyên đơn là khoảng 600.000 tấn trong năm 2016.
Đối với Việt Nam, nguyên đơn cáo buộc là có tồn tại “tình huống thị trường đặc biệt” (đối với mức thuế của hai nguyên liệu đầu vào chính) nên không sử dụng giá bán tại Việt Nam để tính toán trị giá thông thường mà sử dụng chi phí của một công ty sản xuất sản phẩm tương tự để xây dựng chi phí.
Thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra vào ngày 04-7-2017. ADC cho biết đã ban hành bản câu hỏi và các phụ lục đính kèm dành cho nhà xuất khẩu trên website của ADC theo địa chỉ: www.adcommission.gov.au, vụ việc ADC 416 hoặc nhà xuất khẩu có thể gửi thư điện tử cho ADC theo địa chỉ operations1@adcommission.gov.au để đề nghị ADC gửi bản câu hỏi và các phụ lục đính kèm.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, ADC có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày khởi xướng. Dự kiến, ADC sẽ ban hành bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts) vào ngày 25-9-2017 và các bên liên quan sẽ có 20 ngày để bình luận về bản dữ liệu này.
Báo cáo về khuyến nghị của ADC sẽ được gửi tới người có thẩm quyền trước hoặc vào ngày 9-11-2017 (hoặc có thể được gia hạn) và người có thẩm quyền phải ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về khuyến nghị của ADC.
Trước đó, sản phẩm này đã bị Australia điều tra chống bán phá giá với Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ; trong đó Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ bị áp thuế (năm 2015) nhưng sau đó khi rà soát (năm 2016), Indonesia đã được dỡ bỏ lệnh thuế do không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Australia. Sau đó, Australia cũng tiến hành điều tra với Trung Quốc và ra lệnh áp thuế (tháng 4-2016).
Ngân hàng Thế giới giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng toàn cầu
Ngày 04-6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, dựa trên khả năng tăng tốc trong hoạt động thương mại, bất chấp sự đe dọa từ chính sách "hạn chế thương mại" của Mỹ.
Dự báo mới nhất của WB cho hay Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và dự kiến đạt 2,9% vào năm 2018, cao hơn so với mức 2,4% của năm 2016.
Hồi giữa tháng Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu khi nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên trong vòng 2 năm.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết từ lâu, thế giới đã phải chứng kiến tốc độ tăng trưởng thấp kìm hãm cuộc chiến chống đói nghèo và "rất đáng mừng khi thấy những dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu được củng cố".
Theo WB, dự kiến Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, tuy nhiên còn khá thấp so với mức cam kết 3% của Tổng thống Donald Trump trong trung hạn. Ngoài ra, WB cũng tăng mức dự báo tăng trưởng đối với khu vực đồng euro (Eurozone) so với tháng Một, với GDP dự kiến tăng 1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm).
Ở chiều ngược lại, định chế tài chính toàn cầu này đã giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và Ấn Độ xuống mức 7,2%.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, song WB cũng cảnh báo "những rủi ro lớn" có thể ảnh hưởng tới những dự báo của tổ chức này chủ yếu do các mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ.
Theo WB, "những hạn chế mới về thương mại có thể làm chệch hướng sự phục hồi toàn cầu" do Mỹ tiếp tục đe dọa trả đũa hải quan đối với một số đối tác bao gồm Trung Quốc, Đức...
Trong bối cảnh Brexit đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng WB cảnh báo "bất ổn hiện nay" có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Chủ tịch WB cho rằng để "đối phó với sự phục hồi mong manh hiện nay, các nước nên tận thời điểm này để thực hiện những cải cách về thể chế".
EU điều tra thương vụ sáp nhập kỷ lục trên thị trường bán dẫn
Ngày 09-6, Liên minh châu Âu (EU) thông báo tiến hành điều tra chống độc quyền đối với vụ tập đoàn công nghệ Qualcomm của Mỹ mua công ty Hà Lan NXP, nhà sản xuất chip lớn nhất của ngành công nghiệp ôtô với giá 47 tỷ USD, được coi là thương vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Thông báo của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cuộc điều tra được tiến hành do những lo ngại thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của thị trường và khiến người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn với ít lựa chọn hơn, đồng thời làm giảm sức sáng tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ủy viên EU về Cạnh tranh Margrethe Vestager cho biết hiện mọi người đều phụ thuộc và thiết bị bán dẫn vì các ứng dụng thực tiễn của các thiết bị này.
Cuộc điều tra là nhằm bảo đảm người dân sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm an toàn và sáng tạo ở mức giá cạnh tranh. Hiện ủy ban này cũng đang tiến hành một loại cuộc điều tra nhằm vào các thương vụ sáp nhập của các công ty Mỹ.
Trong khi đó, Qualcomm khẳng định với việc kết hợp này, hai doanh nghiệp có thể mang đến nhiều sáng kiến đột phá hơn đồng thời bày tỏ hy vọng thương vụ sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Hãng này cũng tuyên bố có thể giải quyết những lo ngại của EC và khẳng định sẽ hợp tác với giới chức EU để bảo đảm sự minh bạch.
Qualcomm là nhà cung cấp lớn thứ 4 thế giới trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu với doanh số 4,09 tỷ USD trong quý IV-2016. Trong khi đó, NXP của Hà Lan là hãng cung cấp các thiết bị bán dẫn hiệu suất cao trong lĩnh vực ôtô, vi điều khiển diện rộng, nhận dạng an toàn và hệ thống mạng. Đây cũng chính là nhà sản xuất các chíp thanh toán NFC và bộ xử lý chuyển động bên trong iPhone.
Việc mua lại NXP với mức giá "khủng" 47 tỷ USD là nhằm củng cố nỗ lực của Qualcomm chiếm lĩnh thị trường bán dẫn trong lĩnh vực ôtô và đặc biệt trong công nghệ "internet of things" (vạn vật kết nối internet). Qualcomm kỳ vọng thương vụ này sẽ mang lại doanh thu 30 tỷ USD mỗi năm./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (số 10-NQ/TW, ngày 03-6-2017).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp cụ thể.
Theo đó mục tiêu cụ thể là chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.
Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Về nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết chỉ ra gồm: Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về vấn đề ưu đãi thuế
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu vấn đề Báo Thanh Niên phản ánh về Việt Nam áp dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế dàn trải, thiếu minh bạch.
Báo Thanh Niên số ra ngày 19 tháng 5 năm 2017 nêu: "Theo chuyên gia của Tổ chức Oxfam, Việt Nam áp dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế dàn trải, phức tạp, thiếu minh bạch, tạo lỗ hổng thuế và khuyến nghị cần công bố khoản chi ngân sách tương đương với ưu đãi thuế (do thu giảm), phân tích chi phí-trừ lợi ích và giảm dần sử dụng ưu đãi thuế. Hiện có hơn 30 lĩnh vực khuyến khích, 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại 53/63 tỉnh, chưa kể 300 khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất."
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu vấn đề trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Australia điều tra chống bán phá giá thép dây dạng cuộn
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm dây thép dạng cuộn (rod in coil) từ Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, sản phẩm bị điều tra là dây thép dạng cuộn gồm mã HS: 7213.91.00.44, 7227.90.90.02 và 7227.90.90.42 (sản phẩm này đang không phải chịu thuế khi xuất khẩu sang Australia).
Nguyên đơn do Công ty OneSteels nộp đơn kiện có hiệu lực ngày 31-5-2017. Giai đoạn điều tra bán phá giá bắt đầu từ 01-4-2016 đến 31-3-2017. Giai đoạn điều tra thiệt hại kể từ ngày 01-01-2013 đến nay.
Biên độ bán phá giá theo cáo buộc của nguyên đơn đối với sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam 30,6%; từ Indonesia là 30,6%; từ Hàn Quốc là 43,3%. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ của ADC, biên độ dự kiến với các nước bị điều tra là Việt Nam 20,9%, Indonesia 29,8%, Hàn Quốc 20,9%.
Cũng theo Cục Quản lý Cạnh tranh, dung lượng thị trường của Australia theo nguyên đơn là khoảng 600.000 tấn trong năm 2016.
Đối với Việt Nam, nguyên đơn cáo buộc là có tồn tại “tình huống thị trường đặc biệt” (đối với mức thuế của hai nguyên liệu đầu vào chính) nên không sử dụng giá bán tại Việt Nam để tính toán trị giá thông thường mà sử dụng chi phí của một công ty sản xuất sản phẩm tương tự để xây dựng chi phí.
Thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra vào ngày 04-7-2017. ADC cho biết đã ban hành bản câu hỏi và các phụ lục đính kèm dành cho nhà xuất khẩu trên website của ADC theo địa chỉ: www.adcommission.gov.au, vụ việc ADC 416 hoặc nhà xuất khẩu có thể gửi thư điện tử cho ADC theo địa chỉ operations1@adcommission.gov.au để đề nghị ADC gửi bản câu hỏi và các phụ lục đính kèm.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, ADC có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày khởi xướng. Dự kiến, ADC sẽ ban hành bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts) vào ngày 25-9-2017 và các bên liên quan sẽ có 20 ngày để bình luận về bản dữ liệu này.
Báo cáo về khuyến nghị của ADC sẽ được gửi tới người có thẩm quyền trước hoặc vào ngày 9-11-2017 (hoặc có thể được gia hạn) và người có thẩm quyền phải ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về khuyến nghị của ADC.
Trước đó, sản phẩm này đã bị Australia điều tra chống bán phá giá với Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ; trong đó Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ bị áp thuế (năm 2015) nhưng sau đó khi rà soát (năm 2016), Indonesia đã được dỡ bỏ lệnh thuế do không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Australia. Sau đó, Australia cũng tiến hành điều tra với Trung Quốc và ra lệnh áp thuế (tháng 4-2016).
Ngân hàng Thế giới giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng toàn cầu
Ngày 04-6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, dựa trên khả năng tăng tốc trong hoạt động thương mại, bất chấp sự đe dọa từ chính sách "hạn chế thương mại" của Mỹ.
Dự báo mới nhất của WB cho hay Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và dự kiến đạt 2,9% vào năm 2018, cao hơn so với mức 2,4% của năm 2016.
Hồi giữa tháng Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu khi nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên trong vòng 2 năm.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết từ lâu, thế giới đã phải chứng kiến tốc độ tăng trưởng thấp kìm hãm cuộc chiến chống đói nghèo và "rất đáng mừng khi thấy những dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu được củng cố".
Theo WB, dự kiến Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, tuy nhiên còn khá thấp so với mức cam kết 3% của Tổng thống Donald Trump trong trung hạn. Ngoài ra, WB cũng tăng mức dự báo tăng trưởng đối với khu vực đồng euro (Eurozone) so với tháng Một, với GDP dự kiến tăng 1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm).
Ở chiều ngược lại, định chế tài chính toàn cầu này đã giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và Ấn Độ xuống mức 7,2%.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, song WB cũng cảnh báo "những rủi ro lớn" có thể ảnh hưởng tới những dự báo của tổ chức này chủ yếu do các mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ.
Theo WB, "những hạn chế mới về thương mại có thể làm chệch hướng sự phục hồi toàn cầu" do Mỹ tiếp tục đe dọa trả đũa hải quan đối với một số đối tác bao gồm Trung Quốc, Đức...
Trong bối cảnh Brexit đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng WB cảnh báo "bất ổn hiện nay" có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Chủ tịch WB cho rằng để "đối phó với sự phục hồi mong manh hiện nay, các nước nên tận thời điểm này để thực hiện những cải cách về thể chế".
EU điều tra thương vụ sáp nhập kỷ lục trên thị trường bán dẫn
Ngày 09-6, Liên minh châu Âu (EU) thông báo tiến hành điều tra chống độc quyền đối với vụ tập đoàn công nghệ Qualcomm của Mỹ mua công ty Hà Lan NXP, nhà sản xuất chip lớn nhất của ngành công nghiệp ôtô với giá 47 tỷ USD, được coi là thương vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Thông báo của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cuộc điều tra được tiến hành do những lo ngại thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của thị trường và khiến người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn với ít lựa chọn hơn, đồng thời làm giảm sức sáng tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ủy viên EU về Cạnh tranh Margrethe Vestager cho biết hiện mọi người đều phụ thuộc và thiết bị bán dẫn vì các ứng dụng thực tiễn của các thiết bị này.
Cuộc điều tra là nhằm bảo đảm người dân sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm an toàn và sáng tạo ở mức giá cạnh tranh. Hiện ủy ban này cũng đang tiến hành một loại cuộc điều tra nhằm vào các thương vụ sáp nhập của các công ty Mỹ.
Trong khi đó, Qualcomm khẳng định với việc kết hợp này, hai doanh nghiệp có thể mang đến nhiều sáng kiến đột phá hơn đồng thời bày tỏ hy vọng thương vụ sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Hãng này cũng tuyên bố có thể giải quyết những lo ngại của EC và khẳng định sẽ hợp tác với giới chức EU để bảo đảm sự minh bạch.
Qualcomm là nhà cung cấp lớn thứ 4 thế giới trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu với doanh số 4,09 tỷ USD trong quý IV-2016. Trong khi đó, NXP của Hà Lan là hãng cung cấp các thiết bị bán dẫn hiệu suất cao trong lĩnh vực ôtô, vi điều khiển diện rộng, nhận dạng an toàn và hệ thống mạng. Đây cũng chính là nhà sản xuất các chíp thanh toán NFC và bộ xử lý chuyển động bên trong iPhone.
Việc mua lại NXP với mức giá "khủng" 47 tỷ USD là nhằm củng cố nỗ lực của Qualcomm chiếm lĩnh thị trường bán dẫn trong lĩnh vực ôtô và đặc biệt trong công nghệ "internet of things" (vạn vật kết nối internet). Qualcomm kỳ vọng thương vụ này sẽ mang lại doanh thu 30 tỷ USD mỗi năm./.
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc năm 2016, triển vọng năm 2017  (13/06/2017)
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - Nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI  (13/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên