Quảng Ninh - Từ nguồn lực văn hóa đến động lực kinh tế
Những trải nghiệm khó quên
Tôi có may mắn, do nhiệm vụ, công việc và cả do ý thích, trong mấy chục năm qua, đã được đi đến tất cả các tỉnh, thành phố của đất nước, có nơi đến làm việc với xã, thôn, làng... Nhưng có lẽ, ngoại trừ quê hương và thủ đô Hà Nội, vùng đất Quảng Ninh là nơi tôi được ghé thăm nhiều nhất, với rất nhiều trải nghiệm, kỷ niệm không thể nào quên.
Cách hôm nay 59 năm, khi còn đang là sinh viên đại học, tôi có dịp tới thăm Vịnh Hạ Long. Còn nhớ như in, buổi chiều năm ấy, lúc đang ở Bãi Cháy, tôi thấy máy bay bay vọt trên đầu và bắn phá dữ dội. Rồi những loạt súng ở đâu đó khắp Hòn Gai, Hạ Long bắn trả liên tục giòn giã. Sau đó, tôi được biết quân dân thành phố Hạ Long đã bắn rơi máy bay và bắt được phi công Mỹ ở gần núi Bài Thơ. Trong trận đầu chống quan Mỹ không kích ở khu mở (5-8-1964), quân dân thành phố đã bắn rơi ba chiếc máy bay Mỹ các loại. Giặc lái là phi công Mỹ đầu tiên ta bắt được tại miền Bắc.
Từ đó, Hạ Long, Bãi Cháy, Hòn Gai, núi Bài Thơ đi vào trí nhớ và tình cảm sâu đậm của tôi với niềm tự hào, kính trọng, yêu thương. Theo năm tháng, tôi đã có bốn lần cùng Bộ Tư lệnh Hải Quân và Quân khu III đi thăm và khảo sát ở Quảng Ninh, ba lần được đi cùng lãnh đạo đến làm việc với tỉnh Quảng Ninh, hai lần báo cáo, thuyết trình và khoảng năm lần đi thăm các danh lam, thắng cảnh Quảng Ninh và những việc khác... Kể lại một chút các trải nghiệm trên để tâm sự rằng, khi viết tham luận này, cùng với tư cách một người hoạt động khoa học, tôi tự coi mình là “người của Quảng Ninh”, gắn bó thực sự với Quảng Ninh gần 60 năm qua. Trong sự trải nghiệm và tình cảm mến yêu đó, tôi tâm đắc và đồng cảm với chủ đề Hội thảo này: “Quảng Ninh khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo động lực và nguồn lực quan trọng cho phát triển nhanh, bền vững”. Chủ đề đúng và trúng với Quảng Ninh khi trong suốt thời gian qua, tỉnh đã và đang khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, một nguồn “tài nguyên” đặc biệt của Quảng Ninh, đúng như tiên đoán của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đến thăm Quảng Ninh từ những năm 60 của thế kỷ trước: “Than đá có thể hết nhưng nguồn lợi về Hạ Long thì vô tận”. Tài nguyên văn hóa của Quảng Ninh càng khai thác, phát huy và bảo vệ càng phát triển, nguồn lợi càng lớn, không thể cạn kiệt.
Nghĩ về nguồn lực văn hóa và “vốn con người”
Trong “Tuyên bố chung” tại Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa tổ chức tại Mê-xi-cô năm 1982, UNESCO đã khẳng định: Theo nghĩa rộng nhất, ngày nay văn hóa có thể được xem là toàn bộ phức thể những nét nổi bật về tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ gồm nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con ngườikhả năng tự suy ngẫm về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta rõ ràng trở thànhcon người - sinh vật có lý trí, có óc phê phán và có sự cam kết về mặt đạo đức. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thứcđược bản thân, nhận ra sự thiếu hoàn thiện của mình, xem xét những thành tựu của mình, tìm kiếm không mệt mỏi nhữngý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên nhữngcông trình vượt quá các giới hạn của mình. Nhận diện văn hóa như vậy là nhấn mạnh và khẳng định một cách hệ thống và toàn diện các thành tố của văn hóa theo nghĩa rộng nhất của nó, đồng thời nêu bật những ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sâu sắc của văn hóa đối với sự phát triển nhiều mặt của con người, đối với quá trình tự hoàn thiện của con người theo một hệ giá trị được lựa chọn. Có nghĩa là, khi nói đến văn hóa, đến nguồn văn hóa chính là bàn về quá trình và kết quả tạo ra phẩm chất, các giá trị trong con người, thuộc về con người. Một số nhà nghiên cứu về kinh tế gọi là “vốn con người”, chính là do văn hóa tạo ra. Muốn phát triển nhanh và bền vững, cần phải nuôi dưỡng, bồi đắp không ngừng nghỉ nguồn vốn đó, đúng như Federico Mayor, nguyên Tổng Giám đốcTổ chức Văn hóa - Giáo dục - Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định: Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa.Đến nay, luận điểm cực kỳ sâu sắc này đang được thực tiễn chứng minh đầy thuyết phục, không ít nơi, không ít người đi tìm, lý giải sự phát triển ở ngoài văn hóa. Hội thảo khoa học này chính là đi tìm trong văn hóa để chỉ ra nguồn lực, động lực cho sự phát triển của Quảng Ninh - một vùng đất đậm các giá trị văn hóa độc đáo và phong phú, tạo nên bản sắc riêng có, không lẫn vào đâu được trong nền văn hóa lâu đời, đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nơi hội tụ các giá trị văn hóa độc đáo, hiếm có và đỉnh cao tạo nên tiềm lực cho sự phát triển bền vững
Không nhằm mục đích thống kê hay miêu tả các di sản, sản phẩm văn hóa của Quảng Ninh qua hàng ngàn năm lịch sử vì việc làm đó vượt quá khả năng của người viết, vì vậy chỉ xin dừng lại ở một số giá trị văn hóa độc đáo nhất và là đỉnh cao tiêu biểu của văn hóa dân tộc và cố gắng tìm ra “sức mạnh”, sự tác động to lớn của nó đối với phát triển của Quảng Ninh những năm qua và thời gian tới.
Khi về thăm Quảng Ninh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Quảng Ninh là hình ảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ”. Trên một vùng đất không lớn nhưng Quảng Ninh có cả miền núi, trung du, đồng bằng và biển, đảo. Bốn dạng địa hình đa dạng của nước ta đã hội tụ trên mảnh đất này tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ ảo, vô vàn màu sắc. Quảng Ninh giữ trong lòng mình nhiều di sản độc nhất vô nhị,trở thànhđỉnh cao của văn hóa dân tộc. Với trải nghiệm và hiểu biết có hạn, có thể chưa đầy đủ, tôi nghĩ, đó là Vịnh Hạ Long, là Yên Tử, là Bạch Đằng giang và vùng than lớn nhất nước. Có lẽ cần phải khai thác, tìm hiểu sâu hơn, quảng bá có bài bản và rộng rãi hơn nữa giá trị vô cùng độc đáo của các di sản thiên nhiên, văn hóa này. Truyền thống và những dấu ấn văn hóa - lịch sử của quá khứ không còn để chỉ ngắm nhìn, thưởng ngoạn mà trở thành một bộ phậnkhông thể tách rời với hiện tại và tương lai, tạo nên sức mạnhnội sinhcủa con người Quảng Ninh và lan tỏa trong những người đến và yêu mến Quảng Ninh. Trong ý nghĩa đó, các giá trị văn hóa thực sự là động lực của sự phát triển bền vững.
Các nhà khoa học thường chỉ ra rằng, con người làm nên văn hóa và đến lượt mình, văn hóa nuôi dưỡng, xây đắp, “sản xuất” ra các phẩm chất, giá trị trong nhân cách con người. Điều đó thể hiện vô cùng sáng rõ trong lịch sử văn hóa Quảng Ninh.
Các nhà khảo cổ học đã xác định, cách đây khoảng 5.000 năm, từ chiếc nôi Hạ Long, người tiền sử Quảng Ninh đã mở rộng địa bàn cư trú ra toàn bộ bờ biển và mặt biển Quảng Ninh, từ Móng Cái phía Đông đến Yên Hưng - phía Tây (theo Thi Sảnh). Họ đã rời hang động, bắt đầu cuộc hành trình “chiếm lĩnh” vùng đất, vùng biển mới. Không biết từ bao giờ, nhiều hòn đảo trên Vịnh Hạ Long mang tên người, tên vật ngộ nghĩnh như Hòn ông Lã Vọng, hòn ông Sư, hòn Đại Bàng, hòn Gà Chọi..., đến mức nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm thấy trong đá có hồn người, tâm tình và khát vọng con người:
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá...
(Cành phong lan bể)
Từ khi phát hiện chiếc trống đồng Quảng Chính tại huyện Hải Hà - một nhạc khí tiêu biểu của thời Hùng Vương, các nhà sử học đã nghĩ đến dấu ấn vua Hùng ở Quảng Ninh. Phải chăng, từ thời ấy, Quảng Ninh đã là mảnh đất “địa linh” khi dấu chân vua Hùng đã để lại nơi đây?
Trên dòng sông Bạch Đằng hùng vĩ đã có tới ba lần nhấn chìm quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên. Đây là một di sản văn hóa vĩ đại, mà chắc rằng, chỉ có ở Quảng Ninh. Tên tuổi những người anh hùng dân tộc, những chiến binh tài ba, dũng cảm đã làm nên các chiến công đó, song nhân dân Quảng Ninh, với tình cảm vô cùng nhân hậu, không quên những người mẹ bình thường nhất đã góp phần làm nên các chiến công huyền thoại đó. Họ đã lập đền thờ để đời đời ghi nhớ công lao của bà bán nước đã cung cấp thông tin quan trọng cho Trần Hưng Đạo. Người phụ nữ nghèo đó đã được “phong” là Vua Bà và đền thờ “Vua Bà” là một di tích văn hóa - lịch sử hiếm có nằm trên khuôn viên gò đất tả ngạn sông Bạch Đằng cùng với đền thờ Trần Hưng Đạo. Yên Tử - niềm tự hào của vùng đất Quảng Ninh và của cả nước gắn liền với tên tuổi của một con người vĩ đại và vô cùng độc đáo - Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người đã sáng lập một trường phái riêng của Việt Nam “Trúc lâm Yên Tử” mà triết lý cốt lõi của nó là “Phật tức là ĐỜI và Thiền tại TÂM”.
Có thể khẳng định rằng, vùng đất thiêng này, từ ngàn xưa cho đến hôm nay đã sản sinh và nuôi dưỡng những con người ưu tú, làm rạng danh cho quê hương, cho cả đất nước Việt Nam như các nữ tướng Lê Chân, Vĩnh Huy thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng, rồi đến Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tảng và từ đầu thế kỷ XX, người dân Quảng Ninh tôn vinh những chiến sĩ cách mạng ưu tú của vùng mỏ như Ngô Huy Tăng, Vũ Văn Hiếu... Người dân Quảng Ninh đang sống hòa mình trong một truyền thống và lịch sử văn hóa độc đáo, kỳ diệu và “đứng trên vai” nhữngngười khổng lồ đã làm nên lịch sử và văn hóa của quê hương mình.
Vài suy nghĩ về con đường biến tiềm lực văn hóa thành sức mạnh nội sinh vì sự phát triển bền vững
Những năm gần đây, Quảng Ninh đang phát triển ngoạn mục trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu của cuộc sống, trong đó nổi bật là việc tỉnh đề ra những chủ trương,chính sáchphù hợp nhằm phát huy và khơi nguồn các giá trị văn hóa, con người. Để Quảng Ninh tiếp tục là địa phương đi đầu trong hướng đi đó, khuyến nghị vấn đề gì là khó, người viết tham luận chỉ nêu vài suy nghĩ nhỏ:
Một là, bằng nhiều phương thức, biện pháp khác nhau, làm cho các giá trị văn hóa Quảng Ninh thấm sâu hơn nữa vào đời sống, đặc biệt đối với các đơn vị, doanh nghiệpsản xuất, kinh doanh và du lịch, dịch vụ, hạn chế đến mức thấp nhất cách làm chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, đồng thời khuyến khích tạo ra những sản phẩm kinh tế có hàm lượng tri thức cao nhằm khẳng định dấu ấn riêng của “thương hiệu Quảng Ninh”, trong đó có ngành công nghiệp văn hóa.
Hai là, xây dựng chuẩn mực văn hóa người Quảng Ninh, kiên trì chỉ đạo và triển khai trong đời sống, trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ để tạo ra những thế hệ con ngườiQuảng Ninh mẫu mực về văn hóa, đẩy lùi, đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái tiêu cực đang diễn ra trong đời sống.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc, tri thức pháp luật… để khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu quê hương, nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật trong mỗi thanh niên Quảng Ninh, tăng sức đề kháng cho thế hệ trẻ trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội.
Ba là, giáo dục cho thanh niên và thế hệ trẻ Quảng Ninh nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh, bởi chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng thì mới giúp thanh niên có những hành động đúng trong việc đề ra chương trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, nó còn là cơ sở, động lực cho thanh niên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy các giá trị đặc sắc về văn hóa các dân tộc, văn hóa biển, đảo, văn hóa công nhân vùng mỏ, sự giao thoa của nền văn minh sông Hồng trong hình thành văn hóa và con người Quảng Ninh nhằm khắc sâu, nhân rộng những truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu để những giá trị đặc sắc đó trở thành nguồn lực, sức mạnh thúc đẩy sự phát triển./.
Phát huy tiềm năng và lợi thế, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu trở thành đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế  (30/09/2023)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất và người Quảng Ninh  (30/09/2023)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm