Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại Lai Châu
Ngày 30-4, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Trung ương đã giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại tỉnh Lai Châu.
Đồng chí Nguyễn Khắc Chử, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban bầu cử tỉnh Lai Châu đã báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 của tỉnh Lai Châu. Mặc dù đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành quan tâm giúp đỡ, Lai Châu vẫn là một tỉnh đặc biệt khó khăn. Về triển khai công tác bầu cử, tỉnh Lai Châu đã thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử gồm 35 đồng chí. Đến nay, Lai Châu đã công bố danh sách chính thức gồm 10 đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội (trong đó có hai đại biểu Trung ương) và 76 đại biểu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. 100% số đơn vị bầu cử cấp huyện, cấp xã đã niêm yết danh sách người ứng cử. Danh sách, tiểu sử những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh đã được in ấn và cấp cho các xã niêm yết tại các tổ bầu cử... Do Ngân sách của tỉnh chủ yếu do Trung ương hỗ trợ nên việc cân đối ngân sách địa phương để bố trí bổ sung kinh phí phục vụ công tác bầu cử gặp rất nhiều khó khăn.
Đánh giá công tác chuẩn bị bầu cử ở Lai Châu, đồng chí Tòng Thị Phóng biểu dương tỉnh Lai Châu đã có sự chủ động, năng động và sáng tạo phù hợp với một địa bàn rộng, miền núi, biên giới còn khó khăn. Tỉnh đã nghiêm túc chuẩn bị báo cáo trước đoàn giám sát của Trung ương; đã phối hợp với các Bộ, Ngành, nhất là phối hợp chặt chẽ với Hội đồng bầu cử Trung ương, thực hiện đúng pháp luật, hướng dẫn của Hội đồng bầu cử Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Tuy nhiên, đồng chí Tòng Thị Phóng cũng đề nghị Lai Châu cần coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền miệng, bình đẳng giữa đại biểu Trung ương và địa phương; nâng cao hoạt động đảm bảo an ninh trật tự; coi trọng việc tập huấn, công tác giám sát ngay trong Ủy ban bầu cử và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; chăm lo đời sống của cử tri... Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng thông báo Lai Châu được cấp thêm hơn 3,5 tỉ đồng để khắc phục khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới, trong việc triển khai công tác bầu cử./.
Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác với ASEAN  (30/04/2011)
Ngoại giao khí đốt giữa Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan  (30/04/2011)
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học  (30/04/2011)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam dự Hội nghị ADSOM và ADSOM+ tại In-đô-nê-xi-a  (30/04/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ kỷ niệm 36 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh  (29/04/2011)
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4  (29/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay