Ngoại giao khí đốt giữa Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan
TCCSĐT - Trung Quốc vừa đạt được một thành công lớn trong chiến lược ngoại giao năng lượng là đạt được sự thỏa thuận với U-dơ-bê-ki-xtan tăng gấp đôi khối lượng khí đốt của U-dơ-bê-ki-xtan xuất khẩu sang Trung Quốc. Dư luận đánh giá, thành công này của Trung Quốc là một đòn tiến công vào thế độc quyền của Nga trong lĩnh vực khí đốt ở Trung Á.
U-dơ-bê-ki-xtan hiện đã cung cấp 10 tỉ mét khối khí đốt/năm sang thị trường Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt được khai trương vào năm 2009. Thỏa thuận này được đánh giá như là sự kiện kết thúc thế độc quyền của Nga trong hoạt động vận chuyển và xuất khẩu khí đốt từ khu vực này ra thị trường thế giới.
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc vừa qua, Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan, ông I-xlam Ca-ri-mốp, đồng ý sẽ xây dựng thêm một nhánh đường ống mới để xuất khẩu khí đốt nhiều hơn nữa sang Trung Quốc. Do đó, U-dơ-bê-ki-xtan sẽ nâng khối lượng khí đốt xuất sang thị trường đang đói năng lượng của Trung Quốc tới 25 tỷ m3/năm, chiếm hơn 1/3 tổng khối lượng khí đốt sản xuất hàng năm của Ta-sken.
Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào thị trường khí đốt ở Trung Á vào năm 2009, sau khi đã khai trương tuyến đường ống dẫn khí đốt dài 1.800 km từ Tuốc-mê-ni-xtan, đi qua U-dơ-bê-ki-xtan và Ca-dắc-xtan đến biên giới tây bắc của quốc gia này. Việc khai trương tuyến đường ống dẫn khí đốt đã phá vỡ thế độc quyền của Tập đoàn khí đốt “Gazprom” của Nga trước đây chuyên xuất khẩu khí đốt từ Trung Á. “Gazprom” đã từng xây dựng một tuyến đường dẫn khí đốt sang Trung Quốc, chiếm tỷ phần khá lớn thị trường năng lượng ở Trung Quốc.
Tiếp đến, Tập đoàn khí đốt của Nga "Gazprom" cũng đã từng đề xuất với Trung Quốc một khối lượng khí đốt không hạn chế mà quốc gia này đang rất cần để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và coi đó như một phần trong chiến lược của Mat-xcơ-va nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ khí đốt, ngoài thị trường châu Âu. Nhưng đến nay, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về giá khí đốt xuất khẩu từ khu vực Xi-bê-ri mà “Gazprom” dự kiến bắt đầu xuất khẩu vào năm 2015 sang thị trường Trung Quốc.
Tại hội nghị các nước BRICS ở Hải Nam Trung Quốc vừa qua, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đã tuyên bố rằng hiệp định về khí đốt là vấn đề kinh tế chủ yếu giữa Nga với Trung Quốc và sẽ được giải quyết vào giữa năm 2011. Hiện nay, Trung Quốc ngày càng cần nhiều khí thiên nhiên hóa lỏng cung cấp cho thị trường phía đông bởi ở đó tập trung những khu công nghiệp lớn nhất của quốc gia này. Trước mắt, Trung Quốc cần khối lượng đầu tư khổng lồ vào hạ tầng cơ sở và mạng lưới tiêu thụ trước khi có thể nhập khẩu khối lượng lớn khí đốt từ Nga và Trung Á.
Một vấn đề hiện nay mà Ta-sken chưa làm rõ là, liệu U-dơ-bê-ki-xtan vốn đang tiêu thụ phần lớn trong số khỏang 70 tỉ m3 khí đốt tự khai thác trong nước, làm sao có thể đáp ứng được yêu cầu của Nga và Trung Quốc? Vì thế, giới phân tích cho rằng, Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan I-xlam Ca-ri-mốp trong khi đề xuất với phía Trung Quốc sẽ xuất khẩu nhiều khí đốt hơn nữa sang Trung Quốc có thể chỉ là nhằm đáp ứng thiện chí của Trung Quốc sẵn sàng đầu tư 5 tỉ USD vào nền kinh tế nước này. Hoặc, bằng đề xuất đó với phía Trung Quốc, ông I-xlam Ca-ri-mốp đang muốn tranh thủ để nâng cao giá khí đốt của quốc gia này xuất khẩu ra thị trường bên ngoài./.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học  (30/04/2011)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam dự Hội nghị ADSOM và ADSOM+ tại In-đô-nê-xi-a  (30/04/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ kỷ niệm 36 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh  (29/04/2011)
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4  (29/04/2011)
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiểm tra công tác phòng chống HIV/ AIDS, ma tuý, mại dâm tại Cần Thơ  (29/04/2011)
Lạm phát cao, phát triển nóng đe dọa tăng trưởng của châu Á  (29/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay