Chính sách nhất quán của Việt Nam là đảm bảo quyền con người
Nhận lời mời của Chính phủ Việt Nam, bà Mắc-đa-le-na Se-pun-ve-đa, Chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc về nhân quyền và đói nghèo thăm Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 31-8-2010. Bà Mắc-đa-le-na Se-pun-ve-đa được bổ nhiệm từ năm 2008, với nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến mối quan hệ giữa công tác xóa đói, giảm nghèo với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, Chuyên gia độc lập tiến hành nhiều hoạt động, trong đó có việc nghiên cứu, đi thăm các nước để tìm hiểu các thông tin liên quan.
Ngày 26-8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp xã giao bà Mắc-đa-le-na Se-pun-ve-đa. Trong trao đổi, Phó Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là đảm bảo quyền con người. Đối với người dân Việt Nam đó chính là quyền được sống trong độc lập, tự do, tự quyết.
Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam cũng là nhằm đảm bảo các quyền này. Sau ngày độc lập, người dân Việt Nam mong muốn có cuộc sống tốt hơn về mọi mặt. Việt Nam quyết tâm tiếp tục đảm bảo ngày một tốt hơn các quyền con người thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp cụ thể, có cơ chế thực hiện phù hợp, tăng cường sự tham gia của người dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc Nhà nước thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo cũng nhằm mục đích trên. Việt Nam được cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nổi bật về xóa đói, giảm nghèo và đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm 1/2 tỷ lệ người nghèo, sớm 10 năm so với hạn đề ra.
Ngay từ năm 2002, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm một nửa, còn dưới 30% so với gần 60% năm 1993, và hiện nay là trên 10%. Các lãnh đạo Liên hợp quốc cho rằng Việt Nam có nhiều kinh nghiệm tốt để chia sẻ với các nước.
Phó Thủ tướng cho rằng, có nhiều bài học về thành công trên của Việt Nam, trong đó có quyết tâm, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, ý thức trách nhiệm trong thực hiện của chính quyền các cấp, có kế hoạch thực hiện cụ thể, phát huy sự tham gia của người dân, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.
Bà Mắc-đa-le-na Se-pun-ve-đa cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời bà vào thăm, đánh giá cao những thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong xoá đói, giảm nghèo, chia sẻ những đánh giá về các thách thức trong việc xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
Bà Chuyên gia đã trao đổi một số vấn đề Bà quan tâm trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy còn những thách thức trong thời gian tới, nhưng Chuyên gia cho rằng điều quan trọng là Việt Nam đã có quyết tâm và đã nhận thức rõ được các thách thức này./.
Ngoại giao Việt Nam - 65 năm đồng hành cùng đất nước  (27/08/2010)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội kiến với các lãnh đạo Cam-pu-chia  (27/08/2010)
Diễn đàn xây dựng cộng đồng tại Đông Á lần thứ 8  (27/08/2010)
Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới  (27/08/2010)
Khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng AMBDC ở Đà Nẵng  (27/08/2010)
Ngoại giao Việt Nam - 65 năm đồng hành cùng đất nước  (27/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay