Thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định tiến trình hợp tác ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khu vực.
Đó cũng là quan điểm chung của các bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 và Hội nghị Tham vấn không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) tổ chức tại Xin-ga-po, ngày 22-7.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3, các bộ trưởng đã kiểm điểm việc triển khai các quyết định của Hội nghị lần trước (tháng 11/2007), trong đó có Tuyên bố lần 2 về Hợp tác Đông Á và Kế hoạch công tác ASEAN+3 (10 nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) giai đoạn 2007-2017.
Các bộ trưởng đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quá trình hợp tác tài chính ASEAN+3, đặc biệt là lộ trình thực hiện sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu ASEAN+3 (ABMI) và đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai.
Các bộ trưởng tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác ASEAN+3, coi đây là công cụ chính hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồng Đông Á.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy triển khai hiệu quả Tuyên bố chung lần thứ 2 về Hợp tác Đông Á và Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu như phòng chống và cứu trợ nạn nhân thiên tai, an ninh lương thực, năng lượng, hợp tác tài chính, Quỹ hợp tác ASEAN+3...
Tại Hội nghị Tham vấn không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia EAS, các bộ trưởng nhận định, Cấp cao Đông Á đã khẳng định vai trò là diễn đàn thường niên quan trọng và kênh hợp tác hiệu quả để các nhà lãnh đạo tiến hành đối thoại về các vấn đề chính trị, kinh tế rộng lớn mang tầm chiến lược.
Các bộ trưởng ghi nhận những kết quả tích cực trong việc triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 3, kể cả nghiên cứu việc thành lập Đối tác kinh tế toàn diện ở Đông Á (CEPEA) và thành lập Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA).
Phát biểu tại các hội nghị trên, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định tiến trình ASEAN+3 sẽ tiếp tục là một trong những khuôn khổ hợp tác quan trọng trong khu vực, nền tảng cho mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các nước tham gia EAS cần đẩy mạnh hợp tác, tìm giải pháp hữu hiệu hơn để vượt qua khó khăn hiện nay nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực, phòng chống thiên tai và dịch bệnh, bảo vệ môi trường bền vững.
Phó Thủ tướng cũng thông báo những công việc Việt Nam đang tiến hành để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Đông Á lần thứ nhất và các hội nghị liên quan khác, dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 13/10, tại Hà Nội./.
Phó Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề AMM-41  (23/07/2008)
Một tờ báo mang tiếng nói của nhân dân và Đảng Cộng sản Đông Dương  (22/07/2008)
Không nên đổ xô đi mua ngoại tệ  (22/07/2008)
Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn ở Đồng Tháp  (22/07/2008)
Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn ở Đồng Tháp  (22/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên