Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các nghệ nhân, thợ giỏi dự Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023
TCCS - Ngày 9-11-2023, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt thân mật đoàn đại biểu là các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tiêu biểu toàn quốc được vinh danh trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Tại buổi gặp mặt, đại diện các nghệ nhân, thợ giỏi bày tỏ vinh dự được gặp mặt Chủ tịch nước, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Festival, qua đó bày tỏ nguyện vọng của mình trong quá trình lao động, sản xuất. Các ý kiến khẳng định, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã góp phần quan trọng để các làng nghề có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân làng nghề được nâng lên. Các làng nghề truyền thống của Việt Nam muốn tiếp tục phát triển thành công hơn nữa rất cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ các chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước, nhất là trong tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại; phát huy các sáng kiến trong lao động, sản xuất; hỗ trợ các nghệ nhân, thợ giỏi tận dụng các nguồn nguyên liệu ở địa phương để sản xuất các sản phẩm truyền thống; phát triển hơn nữa việc truyền nghề, dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, các làng nghề, sản phẩm nghề truyền thống có cơ hội rất lớn để vươn ra thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng gia đình nghệ nhân, thợ giỏi, tạo việc làm ổn định cho nhiều người.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, từ sự tinh xảo của đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, những vật liệu thân thiện, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của người Việt đã trở thành các sản phẩm nghệ thuật giá trị, chứa đựng những câu chuyện giàu cảm xúc, phản ánh vẻ đẹp trong lao động và cuộc sống của người Việt Nam. Mỗi sản phẩm của các nghệ nhân có cuộc đời, số phận, tình yêu cuộc sống, có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của lịch sử, hàm chứa sức sống văn hóa mãnh liệt. Đây là điều đặc biệt và đáng tự hào.
Chủ tịch nước cho biết, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của các nghệ nhân, thợ giỏi Việt Nam sáng tạo và làm ra luôn là món quà tinh tế trong hoạt động đối ngoại, gây ấn tượng với các nhà lãnh đạo và bạn bè quốc tế về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Chủ tịch nước đánh giá cao sự phát triển của làng nghề Việt những năm qua, mang lại nhiều việc làm cho người dân, nhất là người dân ở nông thôn, mọi lứa tuổi, qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt.
Chủ tịch nước cho rằng, những làng nghề ở Việt Nam không chỉ là nơi hoạt động sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà còn là không gian bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các vùng, miền, địa phương trong cả nước. Chủ tịch nước khẳng định, có được thành tựu to lớn đó, trước hết công lao thuộc về các nghệ nhân, thợ giỏi và nhân dân các làng nghề trong cả nước đã có những đóng góp, cống hiến quan trọng. Các nghệ nhân, thợ giỏi được coi là hồn cốt của làng nghề, báu vật sống của địa phương và quốc gia. Các nghệ nhân trong lĩnh vực khác nhau, nhưng đều đam mê, yêu nghề, sáng tạo, có bàn tay khéo léo và tâm hồn của người nghệ sĩ. Để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi là cả quá trình nỗ lực khổ luyện bền bỉ trong thực tiễn lao động và cả những giai đoạn thăng trầm trong nghề.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy, trong bối cảnh vừa qua, khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều lĩnh vực sản xuất khó khăn, ngành thủ công mỹ nghệ cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề, các nghệ nhân và làng nghề đã nỗ lực vượt qua. Chủ tịch nước đánh giá cao, biểu dương những cống hiến, đóng góp của các nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương, đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở Việt Nam. Đi liền với đó là hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân; hoàn thiện cơ chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất thủ công mỹ nghệ, phát triển làng nghề du lịch. Chủ tịch nước cũng đề nghị hoàn thiện bộ tiêu chí xét duyệt, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, cơ chế truyền nghề và hỗ trợ các nghệ nhân trong xây dựng thương hiệu và tiếp thị.
Chủ tịch nước mong muốn các nghệ nhân, thợ giỏi kiên trì con đường lao động nghệ thuật, tôn vinh hơn nữa văn hóa Việt, vừa bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề, vừa bồi dưỡng, phát triển lớp người kế cận, tính toán đến việc truyền nghề cho các thế hệ tiếp nối. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục xem xét, công nhận thêm các nghệ nhân, thợ giỏi đủ tiêu chuẩn phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay, mong muốn đời sống các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ngày càng được cải thiện để có thêm nhiều sản phẩm mới, làm rạng danh nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và góp phần đưa văn hóa Việt phổ biến rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt doanh nghiệp gia đình tiêu biểu  (04/11/2023)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo Bác  (03/11/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển