Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
TCCS - Ngày 13-11-2023, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá công tác quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích cố đô Huế và xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia.
Cùng tham dự buổi làm việc có các đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đồng chí lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 7-7,5%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 874,2 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 46.000 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ. Tổng lượng khách ước đạt 2,6 triệu lượt khách, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 824 nghìn lượt, gấp 6 lần so với cùng kỳ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế; quảng bá, tuyên truyền di sản văn hóa Huế và Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10-12-2019, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Di sản văn hóa Huế là một hệ thống bao gồm cả quần thể di tích cố đô đồ sộ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là nơi có di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống di tích lịch sử cách mạng vô cùng quý giá với 5 di sản được UNESCO vinh danh.
Với những nỗ lực, quyết tâm trong thời gian qua, công tác tu bổ, trùng tu di tích cố đô Huế đã đạt được nhiều thành tựu thể hiện trên các mặt: Bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản.
Nhiều công trình khi tu bổ xong đã phát huy tốt hiệu quả kinh tế, xã hội. Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế, đồng thời, biến di sản thành lợi thế cho sự phát triển, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo được sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân Huế trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, di sản, sự quan tâm các tầng lớp xã hội và nhân dân cả nước đối với di sản văn hóa truyền thống. Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà di sản văn hóa Huế đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách.
Với tiềm năng và quỹ di sản văn hóa dồi dào được bảo tồn và phát huy tốt, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng và thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Khai thác du lịch, dịch vụ từ di sản đã đóng vai trò chủ đạo, doanh thu toàn xã hội từ du lịch, dịch vụ dựa trên nền tảng khai thác di sản văn hóa chiếm tỷ trọng cao. Việc khai thác và phát huy giá trị di sản còn tạo điều kiện cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và nghệ thuật truyền thống. Nhiều năm liền, Thừa Thiên Huế luôn được bình chọn là điểm đến thu hút, an toàn, thân thiện của du lịch Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cần cần tiếp tục học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10-12-2019, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Hoạt động bảo tồn và phát huy chính là để giữ gìn những vốn quý của cha ông, đồng thời thổi luồng sinh khí mới tiếp sức cho di sản tồn tại trong cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, tỉnh phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, năng lực tốt về quản lý, bảo tồn di sản văn hóa. Phân bổ hợp lý và quản lý tốt các nguồn lực đầu tư trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Để công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững đạt được hiệu quả, tỉnh cần huy động trí tuệ, công sức, sáng kiến của toàn xã hội từ nhiều phía: nhà quản lý, cộng đồng, các cơ quan truyền thông, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực di sản.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, di sản cố đô Huế, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đề xuất tháo gỡ về cơ chế, chính sách cho bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản, tăng cường và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng chí cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến hợp lý của tỉnh, của các chuyên gia, sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, từng bước tháo gỡ những vướng mắc.
Với những kết quả, bài học kinh nghiệm quan trọng đã đạt được trong thời gian qua; bằng quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo tỉnh, sự chung tay vào cuộc đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tin tưởng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục gặt hái những thành công quan trọng trong thời gian tới.
Sau buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; thăm triển lãm ảnh, hội chợ tại “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, diễn ra từ ngày 11-11 đến ngày 15-11-2023.
* Chiều cùng ngày, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Tại buổi làm việc, PGS, TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, đã báo cáo về công tác đào tạo báo chí, truyền thông tại Đại học Huế và quá trình hình thành, phát triển của Đại học Huế, thực hiện đề án xây dựng Đại học Huế thành đại học quốc gia theo Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10-12-2019, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận, đánh giá cao truyền thống vẻ vang và những thành tựu nổi bật của Đại học Huế trong hơn 66 năm qua. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý, Đại học Huế cần rà soát lại công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng báo chí; nghiên cứu thực tiễn, đổi mới giáo dục; lấy chất lượng đào tạo làm đầu; xây dựng báo chí đa phương tiện, truyền thông hiện đại; tăng cường hợp tác, đào tạo chất lượng cao. Cùng với đó, Đại học Huế tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ trí thức, xây dựng một số trung tâm chuyên sâu, đại học thông minh phát triển hạ tầng giáo dục; chú trọng đào tạo đội ngũ báo chí, truyền thông, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới... qua đó khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao ở khu vực miền Trung./.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế và một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới  (04/11/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế  (17/07/2023)
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với một số cơ quan báo chí chủ lực  (15/06/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển