Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
TCCS - Ngày 16-7-2023, tại thành phố Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm vụ năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; biểu dương, đánh giá cao những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua.
Sáu tháng đầu năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,51% so với cùng kỳ, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố.
Nổi bật trong bức tranh toàn cảnh, ngành du lịch Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc, lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt khách quốc tế tăng gần 27 lần so với năm 2022. Tổng thu từ du lịch ước đạt 3.600 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Tỉnh nằm trong nhóm 6 bộ, ngành và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14, ngày 27-4-2021, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, bộ máy của các cơ quan tổ chức, đơn vị, địa phương đã hoạt động ổn định, bảo đảm duy trì hoạt động hành chính tại các địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ. Hội đồng nhân dân thành phố sớm bàn, quyết định, triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; cụ thể hóa, thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng Thừa Thiên Huế là điểm đến an toàn, thân thiện, “xứ sở của hạnh phúc và tràn đầy năng lượng” vào năm 2050 theo hướng “di sản thì nghìn năm nhưng thành phố thì trẻ (thành phố trực thuộc Trung ương)”.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế vào năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng, một trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu. Đồng thời, tỉnh là trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Trên tinh thần đó, nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không còn xa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên Huế rà soát công tác xây dựng đề án, đồng thời với việc đưa huyện A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, của hội đồng nhân dân các cấp; đóng góp có hiệu quả đối với công tác lập pháp của Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, quan tâm những chương trình hoạt động của Quốc hội, nhất là chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2023 - 2024; tham gia hiệu quả, đóng góp tích cực, chất lượng tại các kỳ họp sắp tới của Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Thừa Thiên Huế cần thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá; xây dựng thế trận lòng dân thực sự vững chắc, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, không để bị động, bất ngờ.
Với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, sau khi nghe ý kiến của đại diện lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành tham gia đoàn công tác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội tổng hợp gửi tới các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới./.
Trung Duy (tổng hợp)
Bế mạc Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (14/07/2023)
Khai mạc Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (12/07/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam