Quảng Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi số toàn diện
TCCS - Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử. Việc chuyển đổi số cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và cần sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh, đồng thời xây dựng, phát triển hạ tầng nhằm phục vụ hiệu quả việc chuyển đổi số toàn diện.
Theo tính toán, việc xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, tạo nền hành chính hiện đại với các thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến đến mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; văn bản điện tử có chữ ký số đã giúp giảm được trung bình hơn 40%, tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 70 tỷ đồng/năm. Đến nay, người dân, doanh nghiệp ngồi ở nhà cũng có thể thực hiện được các thủ tục hành chính đồng thời theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ. Đến nay, tỉnh đã tạo lập được kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc, 100% số cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến xã tham gia vào hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh; hơn 98% số văn bản hành chính được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh dưới dạng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số; 100% thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến xã được chuẩn hóa theo quy trình ISO.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 5-2-2022, về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch để đẩy mạnh việc chuyển đổi số toàn diện. Theo kế hoạch đề ra, Quảng Ninh sẽ tập trung thực hiện mục tiêu 100% số thủ tục hành chính ban hành mới đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% số cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất bảo đảm kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số; tối thiểu 50% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh; 100% người dân có định danh điện tử và mỗi gia đình đều có địa chỉ số. Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung lãnh đạo chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 30% GRDP của tỉnh, là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Từ năm 2022, Quảng Ninh bắt đầu triển khai việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết thủ tục hành chính các cấp. Phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành 8 cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng, gồm: đất đai; cán bộ, công chức, viên chức; y tế; giáo dục; quy hoạch; du lịch; đầu tư công; giao thông. Từ năm 2024, 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp được số hóa. Đến năm 2025, tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Theo tính toán của tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, tạo nền hành chính hiện đại với các thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến đến độ 3, 4 và dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; văn bản điện tử có chữ ký số... đã giúp giảm được trung bình hơn 40%, tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 70 tỷ đồng/năm. Đến nay, người dân, doanh nghiệp ngồi ở nhà cũng có thể thực hiện được các thủ tục hành chính đồng thời theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ. Từ nền tảng của chính quyền điện tử, năm 2016, Quảng Ninh đã phê duyệt và bắt tay vào triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh. Đến nay, những tiện ích nền tảng của thành phố thông minh đã thành hình và từng bước hoàn thiện. Thành quả bước đầu chính là việc xây dựng và vận hành mô hình Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Quảng Ninh từ tháng 8-2019.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Quảng Ninh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống dịch, như triển khai mã QR- Code, Sổ Sức khỏe điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)... Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Quảng Ninh còn rất nhiều việc phải làm. Bởi trên thực tế, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trên địa bản tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Cơ hội số vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả; kinh tế số chỉ chiếm tỷ trọng 3% GRDP của tỉnh. Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông có mặt còn bất cập, có sự thiếu đồng bộ. Các hệ thống thông tin vẫn thiếu dữ liệu, nền tảng dùng chung. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao. Việc ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút, đãi ngộ nhân lực công nghệ thông tin đang vướng mắc vì thiếu các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Đội ngũ doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông còn mỏng, nhất là thiếu các doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt. Kỹ năng số của một bộ phận cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế.
Thời gian tới, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục chủ động tham mưu, đề xuất cho tỉnh trong thực hiện đồng bộ các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số trên địa bàn; tích cực tham mưu triển khai có hiệu quả phần việc, nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, tập trung phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm như phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) của tỉnh Quảng Ninh đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông; nâng cấp hệ thống một cửa điện tử và cổng dịch vụ công của tỉnh, bảo đảm việc kết nối đồng bộ dữ liệu và thanh toán trực tuyến với cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai kho dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; cổng dữ liệu mở; nền tảng số hóa, thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Tập trung đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số, kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu bằng công cụ số, trước hết là đào tạo cán bộ nòng cốt chuyển đổi số để triển khai quá trình chuyển đổi số tại các đơn vị, địa phương. Tiếp tục phối hợp với đơn vị, địa phương liên quan xây dựng, phát triển hạ tầng nhằm phục vụ hiệu quả việc chuyển đổi số trên toàn tỉnh./.
Phong trào “Đoàn kết sáng tạo” ở tỉnh Quảng Ninh  (10/11/2022)
“Đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo ở huyện Hải Hà  (10/11/2022)
Ngành du lịch Quảng Ninh nỗ lực phát triển thương hiệu du lịch  (06/11/2022)
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Dìu  (05/11/2022)
Chuyển đổi số y tế ở tỉnh Quảng Ninh: Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu  (05/11/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam