Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp khẩn cấp cho ý kiến về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 khác quy định của luật hiện hành
TCCS - Ngày 6-8-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Trước đó, ngày 5-8-2021, Thủ tướng Chính phủ ký Công văn số 1067/TTg-KGVX xin ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19. Ngày 6-8-2021, Chính phủ tiếp tục có tờ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ quyết định các giải pháp cấp bách khác quy định của luật.
Từ tối 5-8-2021 và chiều 6-8-2021, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì các cuộc họp với các ủy ban liên quan thảo luận về các nội dung trình của Chính phủ theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp này.
Tham dự cuộc họp khẩn cấp này có 17/18 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ đồng tình với các nội dung đề xuất của Chính phủ, đặc biệt là 4 nội dung mới khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo quy định của Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Cụ thể, cho phép các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an; ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19, đồng thời là giấy phép hoạt động và đề nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết năm 2022) và chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo kịch bản ứng phó dịch và điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương.
Giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tư theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch khác với quy định tại khoản 4 Điều 14 và khoản 3 Điều 147 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ giới hạn phạm vi ban hành thủ tục hành chính ở các nội dung được nêu trong dự thảo nghị quyết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với dự thảo Nghị quyết quy định: “Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đối với bệnh nhân mắc COVID-19 có các bệnh nền khác (như tiểu đường, tim mạch, thận...) thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với các bệnh này phải thực hiện theo quy định Luật Bảo hiểm y tế và các quy định của pháp luật khác có liên quan để bảo đảm khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giao thường trực hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân và báo cáo hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất để bảo đảm phù hợp với bối cảnh rất nhiều địa phương đang phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội. Song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra chặt chẽ của cấp ủy ở các địa phương trong quá trình thực hiện, tránh việc lạm dụng quy định này để quyết định các nội dung không thực sự cấp bách, không trực tiếp liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá việc Chính phủ xây dựng dự thảo nghị quyết đã triển khai thực hiện kịp thời Nghị quyết số 30 của Quốc hội, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương phía Nam và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.
“Trong dự thảo nghị quyết không nên sử dụng các từ ngữ không rõ về nội hàm như “sớm hơn”, “cao hơn”, tránh hiểu không thống nhất gây lúng túng cho địa phương trong áp dụng, thậm chí có thể tạo ra sự tùy tiện. Thực tiễn cho thấy, khung chính sách thì rất đúng, nhưng đôi khi địa phương lại thực hiện máy móc, địa phương này làm một đằng, địa phương kia làm một nẻo. Cuối cùng tắc về vấn đề lưu thông hàng hóa và vấn đề đi lại của người dân, nhất là "luồng xanh", "luồng đỏ". Thời gian tới, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản phân định rõ những nội dung thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ; xem xét phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nhất là trong tổ chức thực hiện. Những vấn đề liên quan đến khung, dứt khoát phải thống nhất. Trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, thì lãnh đạo, chỉ đạo một cách tập quyền là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong khâu tổ chức thực hiện, hoặc những vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, tránh chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tại cuộc họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với 4 nội dung trên trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ. Với các quy định khác trong dự thảo, Chính phủ chủ động triển khai trong thực tiễn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng tổ chức thực hiện các quy định mới, trong quá trình đó có đánh giá, tổng hợp, rút kinh nghiệm để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại các phiên họp, kỳ họp sắp tới./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt cán bộ y tế tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 cho các tỉnh, thành phố phía Nam  (05/08/2021)
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan dự sinh hoạt tại Chi bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh  (04/08/2021)
Hoạt động an toàn, hiệu quả, tích cực hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế  (04/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển