Ngăn chặn suy giảm kinh tế, sớm cấu trúc lại nền kinh tế
TCCSĐT - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Võ Hồng Phúc đã nhận được 11 câu hỏi chất vấn tại hội trường; Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cùng tham gia trả lời câu hỏi của các đại biểu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về kết quả thực hiện gói kích cầu nhiều tỉ USD của Chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và biện pháp phòng ngừa lạm phát, giải pháp cấu trúc lại nền kinh tế trong thời gian tới, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết: Trước tình hình suy giảm kinh tế thế giới và trong nước cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 của Ðảng và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Gói kích cầu kinh tế chỉ là một trong những giải pháp nhằm các mục đích như: hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng, công nhân, lao động và các tầng lớp nhân dân; hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động... Giải pháp này bước đầu đạt hiệu quả, góp phần ngăn ngừa suy giảm kinh tế, được các chuyên gia kinh tế, nhà tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp đánh giá cao.
Về khả năng xảy ra lạm phát trong thời gian tới, khi một lượng lớn tiền được đưa ra để ngăn ngừa suy giảm kinh tế, mà một số đại biểu nêu lên, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật thông tin, bám sát tình hình để có biện pháp xử lý linh hoạt, không để xảy ra lạm phát.
Về giải pháp cấu trúc lại nền kinh tế của đất nước trong thời gian tới, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tập trung vào 8 vấn đề lớn là: cấu trúc lại mô hình phát triển kinh tế; cơ cấu ngành; cơ cấu doanh nghiệp; cơ cấu thị trường trong nước, quốc tế; cơ cấu lại thể chế kinh tế; cơ cấu lại nguồn nhân lực; cơ cấu vùng, miền và lãnh thổ; và cơ cấu lại đầu tư.
Trả lời chất vấn của các đại biểu về chính sách hỗ trợ di dân tự do, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phù hợp từng địa phương.
Về quy hoạch sân gôn, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trả lời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra quy hoạch và tiêu chí cho sân gôn, trong đó sân gôn 18 lỗ có tiêu chí là không được sử dụng quá 10 ha đất trồng lúa. Việc cấp giấy phép xây dựng sân gôn hiện do Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo quy hoạch chung của Chính phủ.
Theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu báo cáo thêm một số vấn đề liên quan đến kết quả thực hiện gói kích cầu, ngăn ngừa suy giảm kinh tế.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: Gói kích cầu gồm hai nội dung lớn: kích cầu trực tiếp chi bằng tiền; và kích cầu bằng một loạt cơ chế, chính sách được tính ra bằng tiền, ước khoảng 8 tỉ USD. Những giải pháp về ngăn chặn suy giảm kinh tế cũng là nhằm thúc đẩy sản xuất và bảo đảm cân đối về xuất, nhập khẩu.
Tất cả những giải pháp về tài chính đều được thực hiện trên một nguyên tắc là không làm tăng cung ứng tiền ra lưu thông. Những huy động vốn, tăng bội chi hoặc huy động thêm trái phiếu Chính phủ đều không dùng biện pháp in tiền để tăng chi ngân sách. Đây là một yếu tố rất quan trọng để chống lạm phát. Mặt khác, việc điều hành huy động vốn trên thị trường vốn phải phối, kết hợp giữa lãi suất của ngân hàng và lãi suất trái phiếu Chính phủ để thu hút tiền từ lưu thông và nhằm bảo đảm được cân đối cung - cầu về tiền và hàng.
Về vấn đề điều hành giá, mặc dù đã thống nhất nguyên tắc điều hành giá theo kinh tế thị trường, nhưng hiện nay vẫn còn có một số mặt hàng mà giá cả chưa thực hiện theo nguyên tắc thị trường như điện, xăng dầu. Tuy nhiên, giảcả của các mặt hàng này đã được điều hành quyết liệt; ở từng thời điểm đều có những giải pháp điều tiết thích hợp để không gây “sốc” đối với thị trường, không làm cho giá cả của thị trường tăng quá cao.
Chính vì thế, 5 tháng đầu năm nay, chỉ số giá của chúng ta là 2,12%. Trên cơ sở phân tích, cân đối tất cả các mặt như vậy, Chính phủ đã trình với Quốc hội năm nay cố gắng phấn đấu chỉ số giá tăng dưới 10% (trước đây là dưới 15%). Với những giải pháp đồng bộ như vậy, năm nay sẽ có thể kiềm chế được giá không tăng trên 10%.
Chính phủ cũng đang thực hiện giai đoạn 2 của gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ cho nông dân vay ưu đãi để mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu dùng...; phát hành trái phiếu Chính phủ, đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn của năm 2008, 2009, đồng thời tạm ứng 30% nguồn vốn của năm 2010 cho các công trình trọng điểm quốc gia, xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, trường học, bệnh viện..., góp phần ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trình bày thêm: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai chính sách tiền tệ từ thắt chặt để kiềm chế lạm phát của năm 2008 chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng, bước đầu đạt hiệu quả. Dự kiến, năm nay (2009) tăng trưởng tín dụng từ 21% đến 23 % (dư nợ này đến nay là 14.000 tỉ đồng; kế hoạch dự kiến là 70.000 tỉ đồng), bảo đảm được các mục tiêu ngăn ngừa suy giảm kinh tế, an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề ra nhiều biện pháp nhằm không để xảy ra lạm phát trong thời gian tới./.
Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 15  (16/06/2009)
Bắt giữ Lê Công Định-một hành động đúng đắn vì lợi ích đất nước  (16/06/2009)
Thông cáo số 21 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (15/06/2009)
Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (15/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên